Nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh thực tiễn áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 29 - 30)

Pháp luật Việt Nam quy định về nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh nhằm xác định được công việc chủ yếu và chủ chốt khi ký kết hợp đồng giữa các bên, tránh những nội dung khó hiểu. Hợp đồng hợp tác kinh doanh có những nội dung chủ yếu sau:

1. Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án.

2. Mục tiêu và phạm vi kinh doanh.

3. Đóng góp của các bên hợp doanh, việc phân chia kết quả đầu tư, kinh doanh, tiến độ thực hiện hợp đồng.

4. Tiến độ thực hiện dự án. 5. Thời hạn hợp đồng.

6. Quyền, nghĩa vụ của các bên hợp doanh. 7. Các nguyên tắc tài chính.

8. Thể thức sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng. 9. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Ngoài các nội dung trên, các bên hợp doanh có quyền thỏa thuận những nội dung khác trong hợp đồng hợp tác kinh doanh nhưng không trái với quy định của pháp luật. ( Điều 29, Luật đầu tư năm 2014 ).

Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải do đại diện có thẩm quyền của các bên hợp doanh ký tắt vào từng trang và ký đầy đủ vào cuối hợp đồng. Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài có hiệu lực kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận

đầu tư theo quy định tại Điều 55- Nghị định 108/2006/NĐ- CP. Nhưng so với Điều 29 của Luật đầu tư 2014 mới thì quy định này không được ghi trong văn bản luật.

Quyền và nghĩa vụ của các bên do các bên thoả thuận. Trong thực tế các bên phân chia công việc cho nhau, mỗi bên có trách nhiệm thực hiện một công việc nhất định, ví dụ góp vốn, làm thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước, bố trí nhân sự, đào tạo nhân lực, chuẩn bị cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ…Tuy nhiên việc phân chia này nhiều khi còn mập mờ, không rõ ràng và còn mang tính thực hiện một hợp đồng chứ chưa mang tính thực hiện một hành vi kinh doanh.

Pháp luật Việt Nam đã bảo đảm cho các bên được tự do thoả thuận các điều khoản của hợp đồng hợp tác kinh doanh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các điều khoản đó không được trái với các qui định trong giấy phép đầu tư. Thực tế cho thấy rất nhiều trường hợp cơ quan cấp giấy phép đầu tư buộc các bên phải sửa lại một số điều khoản của hợp đồng. Những điều khoản nào của hợp đồng trái với giấy phép đầu tư thì vô hiệu.

Nội dung quan hệ đầu tư theo hợp đồng BCC bao gồm những thỏa thuận thể hiện tính “hợp tác kinh doanh”, gồm các thỏa thuận bỏ vốn để cùng tham gia hoạt động kinh doanh, phân chia lợi nhuận và chia sẻ rủi ro. Có thể nói đây chính là điểm đặc thù của hợp đồng BCC so với các hợp đồng khác trong thương mại (ở các hợp đồng khác, thời điểm chuyển giao rủi ro được các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định là cơ sở xác định rõ lợi nhuận hay rủi ro thuộc về một trong các bên của hợp đồng). Nhưng mặt khác, việc không thành lập pháp nhân cũng là hạn chế đối với hình thức đầu tư này.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh thực tiễn áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 29 - 30)