BẢNG 1: TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦUTƯ NƯỚC NGOÀI 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2009.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh thực tiễn áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 32 - 38)

ĐẦU NĂM 2009. TT Hình thức đầu tư Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD) Số lượt dự án tăng vốn Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD) Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD) 1 100% vốn nước ngoài 449 5,182.2 132 4,548.8 9,731.0 2 Liên doanh 118 1,590.8 32 269.6 1,860.4 3 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 6 398.4 2 2.4 400.8 4 Cổ phần 10 502.1 2 46.8 548.9 Tổng số 583 7,673.4 168 4,867.6 12,541.0

(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài).

Các công ty 100% vốn nước ngoài tăng khá nhanh trong năm 2009. Các công ty cổ phần và hợp đồng hợp tác kinh doanh có sự tăng nhẹ. Các công ty liên doanh giảm khá mạnh.

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, hiện nay các nhà đầu tư quốc tế đến từ 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam dưới 6 hình thức, gồm: 100% vốn nước ngoài, liên doanh, Hợp đồng BOT, BT, BTO; Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), Công ty cổ phần và Công ty mẹ con. Trong đó, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài tiếp tục chiếm ưu thế cả về số lượng dự án lẫn tổng vốn đầu tư đăng ký, vượt trội hơn hẳn các hình thức đầu tư còn lại.

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư- Trang thông tin đầu tư

nước ngoài).

Theo số liệu của bộ Kế hoạch và Đầu tư hình thức liên doanh đứng thứ hai với 2.912 dự án và 59,8 tỷ USD đăng ký (chiếm 17% tổng số dư án và 25% tổng vốn đầu tư đăng ký). Các hình thức tiếp theo lần lượt là: hình thức hình thức hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao (BT), hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, hình thức công ty cổ phần, hình thức công ty mẹ con.

Tỷ lệ rất nhỏ của hình thức đầu tư bằng hợp đồng hợp tác kinh doanh phản ánh một điều là các nhà đầu tư nước ngoài không mặn mà với hình thức này, hầu như họ chủ yếu đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh trong các lĩnh vực mà pháp luật buộc phải đầu tư bằng hình thức này. Tuy nhiên, hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng góp phần không nhỏ vào việc thu hút được một nguồn vốn đáng kể trong nền kinh tế nước ta. Vì vậy hình thức này cũng có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, trên một số mặt chủ yếu:

Thứ nhất, hợp đồng hợp tác kinh doanh đã bổ sung được một nguồn vốn đáng kể cho sự tăng trưởng kinh tế. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cho thấy, từ đầu năm 2014 đến ngày 15-12-2014, thành phố đã cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 414 dự án với tổng vốn đăng ký là 2,84 tỉ đô la Mỹ, tăng hơn 195% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, cùng thời gian đó, TPHCM có 133 doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động điều chỉnh tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm đạt hơn 371,2 triệu đô la Mỹ, bằng 53,51% tổng vốn đầu tư tăng thêm so với cùng kỳ năm 2013. Như vậy, tính từ đầu năm 2014 đến ngày 15-12, tính chung cấp mới và vốn đầu tư tăng thêm của doanh nghiệp FDI trên địa bàn TPHCM đạt 3,21 tỉ đô la Mỹ, tăng khoảng 94% tổng vốn đầu tư so với cùng kỳ năm 2013. Đây là mức tăng cao đáng kể trong bối cảnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cả nước nói chung trong năm qua bị bị giảm 6,5% so với năm trước đó (đạt khoảng 20,23 tỉ đô la Mỹ). Theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư, kết quả trên cao hơn 28% so với kế hoạch đề ra (kế hoạch là 2,5 tỉ đô la Mỹ). Điều này thể hiện niềm tin mạnh mẽ của nhà đầu tư vào môi trường đầu tư của thành phố bất chấp một số diễn biến bất lợi trong thời gian vừa qua.

Nguồn: http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn

Thứ hai, hợp đồng hợp tác kinh doanh đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực. Đến nay, khu vực đầu tư FDI đã thu hút khoảng 27 vạn lao động trực tiếp; nếu tính cả lao động gián tiếp (xây dựng, cung ứng dịch vụ...) ước tính lên tới 35 - 40 vạn người với mức lương bình quân trên 70USD/năm. Trong đó hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng góp một phần vào thu hút nguồn lao động, nó chiếm khoảng 2,5 - 3 vạn người lao động. Qua đó, người lao động Việt Nam có điều kiện được đào tạo nâng cao tay nghề, tiếp thu kỹ năng, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tác phong lao động công nghiệp...

Thứ ba, mở rộng hợp đồng hợp tác kinh doanh với nước ngoài theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Hiện có trên 20 nước và vùng lãnh thổ có dự án hợp doanh ở Việt Nam họ có tiềm lực mạnh về công nghệ và tài chính. Điều đó góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, tạo thuận lợi cho Việt Nam tham gia ASEAN, ký hiệp định chung với EU, bình thường hoá quan hệ với Mỹ, phá thế bao vây cấm vận và nâng cao vị thế của Việt Nam tại khu vực và trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực hợp đồng hợp tác kinh doanh với nước ngoài còn có những tồn tại làm hạn chế khả năng thu hút và sử dụng vốn như: Nhận thức về hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh còn chưa thống nhất. Trên nhiều vấn đề liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh còn có sự khác nhau về nhận thức, quan điểm như về hiệu quả của hợp đồng hợp tác kinh doanh, về lựa chọn cho phép các hình thức hợp tác, về quy mô phát triển các dự án... Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật, chính sách thiếu tính đồng bộ, chưa đủ mức cụ thể nên chưa đảm bảo tính rõ ràng và dự đoán trước được. Các văn bản pháp lý liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh còn ít, nhưng việc hệ thống hoá lại yếu kém. Ngoài ra tính ổn định của luật pháp, chính sách ở Việt Nam còn chưa cao; có những trường hợp thay đổi các phương án hợp tác của bên nước ngoài. Hơn nữa, trách nhiệm của các cán bộ trực tiếp quản lý hoạt động hợp doanh chưa được coi trọng, thủ tục hành chính chưa rõ ràng, đầy đủ. Các loại quy định của pháp luật cần có sự bổ sung, hoàn thiện. Cuối cùng, việc triển khai dự án còn gặp nhiều khó khăn, không đúng hạn, vi phạm pháp luật của Việt Nam.

Do những mặt hạn chế về trình độ nên các bên hợp doanh thường xảy ra tranh chấp lẫn nhau, điều khoản ghi trong hợp đồng bị vi phạm. Số lượng hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các đối tác Việt Nam với các đối tác nước ngoài còn rất ít. Đây là một thực tế đòi hỏi phải có những nghiên cứu chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện.

Cùng với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài thực hiện hợp tác với nhau bằng việc ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, công ty cổ phần hạ tầng viễn thông cũng

không ngừng đầu tư các dự án với các bên. Tại tháng 12/2011 và tiếp tục đến năm 2012 công ty ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh dự án tuyến cáp quang biển APG với Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel và Công ty Cổ phần viễn thông FPT để đưa tuyến cáp quang biển APG kết nối ra quốc tế. Họ tham gia hợp tác đầu tư với nhau hàng triệu USD xây dựng tuyến cáp quang biển APG, đây là một dự án viễn thông quan trọng của Chính phủ. Được coi là tuyến cáp lớn nhất châu Á, kết nối Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Nhật Bản….( Thông tin từ Bộ thông tin và truyền thông – trang web: mic.gov.vn).

Đây là một dự án quan trọng của Chính phủ và với quy mô vốn hàng triệu USD, như vậy cần phải do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận với các thủ tục cần thiết về Giấy chứng nhận kinh doanh và các giấy tờ liên quan. Không chỉ dừng ở đó còn thời gian chờ phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ cũng cần phải chờ đợi một thoeif gian do cân nhắc và suy nghĩ.

Ngoài ra CMC còn ký kết hợp đồng hợp tác với VCTC ngày 6/3/2013 hợp đồng hợp tác chiến lược và phát triển cung cấp dịch vụ Internet trên hạ tầng mạng truyền hình cáp. Việc này hội tụ truyền hình- viễn thong có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy các thế mạnh của mỗi bên, tận dụng hạ tầng sẵn có tạo ra việc đầu tư phát triển thuận lợi.

Hơn thế nữa CMC ký kết hợp đồng hợp tác song phương với Telin thuộc tập đoàn viễn thong Telkom- Công ty viễn thong Quốc tế nhằm mở rộng mạng dịch vụ. Hợp đồng

hợp tác của hai doanh nghiệp này được ký kết trong khuôn khổ diễn đàn Đầu tư, Du lịch và Thương mại Indonesia-Việt Nam. Như vậy hợp đồng hợp tác kinh doanh được thực

hiện rất hiệu quả tại công ty CMC, nói chính thức là công ty CMC không ngừng thực hiện đầutư theo hợp đồng BCC. Ở đây thể hiện rõ các mặt hiệu quả mà hợp đồng hợp tác kinh doanh đem lại cho công ty về chủ thể là công ty CMC với các công ty Viettle, VCTC, cả công ty Telin ở nước ngoài với quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau cũng nhưng điều kiện thế mạnh của các bên đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển.

Tuy nhiên với thủ tục cấp giấy phép còn mất nhiều thời gian. Cùng với đó là sự phân biệt giữa công ty trong nước và ngoài nước, khi ký kết với công ty Viettel và FPT, VCTC thì các thủ tục và pháp luật không can thiệp sâu được tự do thỏa thuận, nhưng còn với sự hợp tác cùng Telin thì các điều khoản có sự bổ sung hơn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh thực tiễn áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 32 - 38)