Quan điểm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh thực tiễn áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 38 - 42)

Từ kết quả nghiên cứu của những chương trước cho thấy nguyên nhân vì sao tình trạng số lượng hợp đồng hợp tác kinh doanh quá ít:

Thứ nhất, có sự cạnh tranh thu hút vốn đầu tư quốc tế, thủ tục cấp giấy phép đầu tư rườm rà, chính sách pháp luật không rõ ràng, chi phí đầu tư cao...

Thứ hai, nguyên nhân chủ yếu nằm trong nội dung của pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh: pháp luật không rõ ràng, không đầy đủ, thiếu chặt chẽ. Nhà làm luật chủ yếu sử dụng các quy phạm của luật hợp đồng để điều chỉnh quan hệ tổ chức kinh doanh này, làm cho pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh thiếu đi những nội dung mà đáng lẽ nó phải có. Nhà làm luật chưa thực sự tìm hiểu xem các nhà đầu tư nước ngoài muốn gì khi đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

Do đó một đòi hỏi cấp bách là phải hoàn thiện pháp luật sao cho hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài hơn. Vấn đề về các ưu đãi thuế mà nước ta áp dụng cho một hình thức đầu tư các nhà đầu tư chưa chú trọng mà họ quan tâm chủ yếu đến pháp luật qui định về hình thức đầu tư đó như thế nào, có chặt chẽ, đầy đủ, rõ ràng không, có bảo vệ được quyền lợi của họ không...

Việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh nên tiến hành theo những quan điểm sau đây:

Pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh phải bảo đảm tính minh bạch: Hiện nay,

Nhà nước ta đã chú trọng hơn đến công tác tuyên truyền và phổ biến và giáo dục pháp luật tại nhiều cơ quan, doanh nghiệp để họ có điều kiện tìm hiểu. Tuy nhiên, Nhà nước cũng cần đầu tư phát triển các phương tiện truyền thông như trang Web miễn phí bằng tiếng Việt và tiếng Anh về các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam để các nhà đầu tư nước ngoài có thể truy cập, tìm hiểu và nắm bắt được các quy định đó. Đồng thời, Nhà

nước cần phải tiến hành rà soát lại toàn bộ hệ thống pháp luật của Việt Nam để tìm ra và loại bỏ những quy định pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn nhau.

Pháp luật phải bảo đảm sự bình đẳng giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước: Nhà đầu tư nước ngoài sẽ e ngại khi hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam nếu

như có sự phân biệt đối xử. Nếu pháp luật ưu tiên nhà đầu tư trong nước hơn thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ không muốn đầu tư khi lợi ích của họ lại thấp hơn lợi ích mà nhà đầu tư trong nước được hưởng. Nhưng nếu sự ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài cao hơn nhà đầu tư trong nước thì sẽ không tin tưởng vào sự ổn định của pháp luật. Vì vậy để bảo đảm được sự bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thì cần phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật theo một số phương hướng như : Các điều kiện ưu đãi đều được áp dụng chung cho các nhà đầu tư ; Quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước của nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước là như nhau; Nhà đầu tư nước ngoài không phải chịu các mức giá, phí cao hơn nhà đầu tư trong nước...

Theo như hướng phát triển của Luật đầu tư 2014 đã sửa đổi bổ sung phù hợp với một số điểm mới như sau:

Thứ nhất, bãi bỏ qui định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong nước: Theo Điều 45 Luật đầu tư năm 2005 dự án đầu tư trong nước có qui mô vốn từ mười lăm tỷ trở lên hoặc dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì phải xin giấy chứng nhận đầu tư. Nhưng nay theo Luật đầu tư 2014 thì dự án của nhà đầu tư trong nước sẽ không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Do đó nhà đầu tư chỉ cần hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) là được và đủ. Như vậy bớt đi thủ tục rườm rà cho các nhà đầu tư trong nước khi hợp tác thực hiện đầu tư các dự án.

Hơn nữa, theo Luật đầu tư 2005 thì một trở ngại đối với nhà đầu tư là sự xung đột qui định giữa Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp. Theo qui định của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2005 trong trường hợp thực hiện dự án đầu tư gắn với việc thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư bao gồm cả nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký

doanh nghiệp. Khi đó, giấy chứng nhận đầu tư cũng đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Còn với quy đinh của Luật đầu tư 2014 mới đã tách bạch giữa nội dung đăng ký dự án đầu tư là cấp theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư doanh nghiệp sẽ đăng ký kinh doanh (đăng ký giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) theo qui định của Luật Doanh nghiệp điều chỉnh. Tạo sự rõ ràng, minh bạch tránh những xung đột gặp phải khi thực hiện giữa quy định tại Luật đầu tư với Luật doanh nghiệp.

Thứ hai, thu hẹp phạm vi áp dụng cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Theo Luật Đầu tư 2005 tất cả các dự án có vốn nước ngoài không xác định tỷ lệ của nhà đầu tư nước ngoài (dù nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 1% vốn điều lệ) của doanh nghiệp vẫn phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Nay theo Luật đầu tư 2014 qui định đối với các dự án nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn 51% vốn điều lệ mới phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án của nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các dự án có vốn FDI còn lại (có nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài nắm giữ dưới 51% vốn điều lệ) thì sẽ được đối xử như dự án đầu tư trong nước và không cần phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đây thực sự là một bước mở rất lớn của Luật đầu tư 2014 nhằm góp phần thu hút, khuyến khích đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.

Và đặc biệt, thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cũng đã được quy đinh rút ngắn đi: Theo qui định của Luật Đầu tư 2014, thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư; còn đối với các dự án khác là 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp phép nhận đủ hồ sơ. Điều 40, thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh là 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp phép nhận đủ hồ sơ. Có thể nói, thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được Luật Đầu tư 2014 rút ngắn đáng kể so với Luật Đầu tư 2005. Đây cũng là qui định góp phần

cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, phù hợp với thông lệ quốc tế và quốc gia của các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam.

Thứ ba, qui định về tư cách của nhà đầu tư nước ngoài cũng đã được quy định sửa đổi: Nhà đầu tư nước ngoài được xác đinh theo Luật đầu tư 2014 lại chọn phương án trung dung. Luật chia nhà đầu tư nước ngoài thành ba nhóm: Nhóm một: nhà đầu tư có quốc tịch nước ngoài; Nhóm 2: doanh nghiệp Việt Nam có 51% vốn nước ngoài; và nhóm 3 doanh nghiệp Việt Nam có dưới 51% vốn nước ngoài. Nhóm 1 và nhóm 2 bị áp dụng các điều kiện như nhà đầu tư nước ngoài (từ ngành nghề đầu tư đến thủ tục đầu tư, chính sách đầu tư…). Tuy nhiên, đối với nhóm 3 được áp dụng các thủ tục và điều kiện như doanh nghiệp trong nước. Một vấn đề này sinh đó là giữa một doanh nghiệp có vốn nước ngoài chiếm 51% vốn điều lệ với một doanh nghiệp có vốn nước ngoài chiếm 50.9% vốn điều lệ sẽ lại bị áp dụng hai cơ chế, thủ tục đầu tư khác nhau.

Tuy nhiên vẫn tồn tại một số bất cập đáng kể mà chưa được giải quyết phù hợp khi thực hiện đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Nhà đầu tư là một doanh nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN thực hiện BCC với việc xác định bên nào là bên Việt Nam và bên nước ngoài như thế nào thì lại có những cơ chế khác nhau.

Đầu tư theo hợp đồng BCC sẽ khó thu hút đầu tư đối với những lĩnh vực còn khó khăn và cần phát triển lâu dài, chỉ thực hiện được đối với một số lĩnh vực dễ sinh lợi và sinh lợi nhanh. Mà tiêu chí xác định lĩnh vực, ngành nghề, dự án ưu đãi đầu tư chưa được quy định cụ thể, gây khó khăn trong quá trình áp dụng. Chẳng hạn, việc áp dụng ưu đãi đối với dự án sử dụng nhiều lao động còn gặp rất nhiều vướng mắc do chưa có tiêu chí rõ ràng xác định thế nào là sử dụng lao động thường xuyên, thời điểm và thời gian sử dụng lao động của dự án. Tương tự như vậy, dự án xây dựng khu du lịch sinh thái thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư, nhưng không có văn bản pháp luật nào xác định rõ khái niệm khu du lịch sinh thái nên không có cơ sở để xác định dự án được hưởng ưu đãi đầu tư.

Trong hợp doanh quan hệ sử hữu là điều rất cần thiết để xác định, cần phải quy định chặt chẽ về tài sản góp, tài sản phát sinh... để phân chia lợi nhuận sau này tránh những tranh chấp xảy ra.

Đặc biệt là vấn đề giải quyết tranh chấp, pháp luật chưa có các quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên và bên thứ ba khi một bên giao kết hợp đồng với bên thứ ba trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh thực tiễn áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w