QUẢN LÝ HỢPĐỒNG VAY 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN
2.3. CÁC CÔNG CỤ MÔ HÌNH HểA
Trong giai đoạn này có sử dụng một số công cụ cho việc mô hình hóa và xây dựng tài liệu cho hệ thống. Đó là sơ đồ luồng thống tin (IFD), sơ đồ chức năng (BFD) và sơ đồ luồng dữ liệu (DFD).
• Sơ đồ luồng thông tin (IFD) thường sử dụng những ký pháp sau:
- Xử lý
Thủ công Thao tác người- máy Tin học hoá hoàn toàn - Kho lưu trữ dữ liệu
Thủ công Tin học hoá
- Dòng thông tin - Điều khiển
• Sơ đồ chức năng BFD
Chức năng nghiệp vụ được hiểu là tập hợp các công việc mà tổ chức cần thực hiện trong hoạt động của nó. Khái niệm chức năng là khái niệm logic, tức là chỉ nói đến tên công việc cần làm và mối quan hệ phân mức giữa chúng mà không chỉ ra công việc được làm như thế nào, bằng cách nào, ở đâu, khi nào và ai làm.
Hai kớ phỏp sử dụng trong mô hình là
3.1 a) Chức năng 3.1 b) liên kết Tên chức
Hình chữ nhật có tên chức năng ở bên trong để mô tả một chức năng (hình 3.1a) Đường thẳng gấp khúc hình cây dùng để nối một chức năng ở mức trên và các chức năng ở mức dưới được trực tiếp phân chia (phân rã) từ chức năng đó.
Mô hình phõn rã chức năng được xõy dựng dần cùng với quá trình khảo sát tổ chức từ trên xuống giúp cho việc nắm hiểu tổ chức và định hướng cho hoạt động khảo sát tiếp theo và là một cơ sở để cấu trúc hệ thống chương trình sau này. Nó cho thấy vị trí của mỗi công việc trong toàn hệ thống, tránh sự trùng lặp, giúp phát hiện các chức năng cũn thiếu, phạm vị các chức năng cần nghiên cứu hày miền cần nghiên cứu.
Nguyên tắc phõn rã các chức năng:
-Mỗi chức năng được phõn rã phải là một bộ phận thực sự tham gia thực hiện chức năng đã phõn rã ra nó (tớnh thực chất)
-Việc thực hiện tất cả các chức năng ở mức dưới trực tiếp phải đảm bảo thực hiện được chức năng ở mức trên đã phõn rã ra chúng (tớnh đầy đủ)
Quá trình phõn rã dần được tiếp tục cho đến khi ta nhận được một biểu đồ với các chức năng ở mức cuối mà ta nắm được nội dung thực hiện nó.
• Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD)
Sơ đồ luồng dữ liệu dùng để mô tả cũng chính hệ thống thông tin như sơ đồ IFD nhưng trên góc độ trừu tượng. Trên sơ đồ chỉ bao gồm các luồng dữ liệu, các xử lý, nguồn và đích nhưng không hề quan tâm tới nơi, thời điểm và đối tượng chịu trách nhiệm xử lý. Sơ đồ luồng dữ liệu chỉ mô tả đơn thuần hệ thống thông tin làm gì và để làm gì.
Bốn ký pháp cơ bản: thực thể, tiến trình, kho dữ liệu và dòng dữ liệu Tên người/ bộ phận
phát/ nhận thông tin Nguồn hoặc đích
Tên dòng dữ liệu Dòng dữ liệu
Tên tiến trình xử lý
Các mức của DFD:
- Sơ đồ ngữ cảnh: Thể hiện rất khái quát nội dung chính của hệ thống thông tin. Sơ đồ này không đi vào chi tiết, mô tả sao cho chỉ cần một lần nhìn là nhận ra nội dung chính của hệ thống. Để cho sơ đồ ngữ cảnh sáng sủa, dễ nhìn có thể bỏ qua các kho dữ liệu; các xử lý cập nhật. Sơ đồ khung cảnh còn được gọi là sơ đồ mức 0.
- Phân rã sơ đồ
Để mô tả chi tiết hơn người ta dùng kỹ thuật phân rã sơ đồ. Bắt đầu từ sơ đồ ngữ cảnh, người ta phân rã thành sơ đồ mức 0, tiếp sau là mức 1,...
* Một số quy ước và quy tắc liên quan tới DFD
- Mỗi luồng dữ liệu phải có một tên trừ luồng giữa xử lý và kho dữ liệu. - Dữ liệu chứa trên hai vật mang khác nhau nhưng luôn luôn đi cùng nhau thì có thể tạo ra chỉ một luồng duy nhất.
- Xử lý luông phải được đánh mã số.
- Vẽ lại các kho dữ liệu để các luồng dữ liệu không cắt nhau. - Tên cho các xử lý phải là một động từ.
- Xử lý buộc phải thực hiện một biến đổi dữ liệu. Luồng vào phảI khác luồng ra từ một xử lý.
Đối với việc phân rã DFD
- Thông thường một xử lý mà lụgic xử lý của nó được trình bày bằng ngôn ngữ có cấu trúc chỉ chiếm một trang giấy thỡ khụng phân rã tiếp.
- Cố gắng chỉ để tối đa 7 xử lý trên một trang DFD.
- Tất cả các xử lý trên một DFD phải thuộc cùng một mức phân rã.
- Xử lý không phân rã tiếp thêm thì được gọi là xử lý nguyên thuỷ. Mỗi xử lý nguyên thuỷ phải có một phích xử lý lụgic trong từ điển hệ thống.