NỘI DUNG CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ TẠO LẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU 1 Xác định mục đích của cơ sở dữ liệu

Một phần của tài liệu Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý hợp đồng cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải (Trang 39 - 44)

QUẢN LÝ HỢPĐỒNG VAY 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN

2.3.2. NỘI DUNG CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ TẠO LẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU 1 Xác định mục đích của cơ sở dữ liệu

Là cán bộ thiết kế một cơ sở dữ liệu bạn phải biết rõ cơ sở dữ liệu này sẽ được dùng để làm gì. Muốn vậy phải hỏi những người dùng cơ sở dữ liệu trong tương lai họ cần trớch rỳt những dữ liệu nào dưới dạng những báo cáo như thế nào và sử dụng những dữ liệu ấy vào việc gì. Phải xác định rõ ràng chính xác và đầy đủ, nếu không cơ sở dữ liệu có nguy cơ trở nên vô dụng.

2.3.2.2. Phác hoạ mô hình dữ liệu

a) Xác định các thực thể và thuộc tính của mỗi thực thể

Cơ sở dữ liệu cần chứa những thực thể nào? Mỗi thực thể cần gì để đáp ứng mục đích đề ra, nói cách khác xem cơ sở dữ liệu cần chứa những bảng nào và mỗi bảng cần chứa những cột nào.

Nguyên lý chọn bảng và các cột trong bảng.

- Giảm thiểu sự trùng lặp: mỗi bảng không nên chứa những dữ liệu trùng lặp và các bảng khác nhau cũng không nên chứa những dữ liệu như nhau.

- Tránh dư thừa.

- Mỗi bảng chỉ nên chứa một dữ liệu cần thiết về một thực thể

- Không nên đưa vào bảng những cột có thể tính toán được từ những cột khác.

- Tăng cường tính độc lập giữa các bảng, phân chia dữ liệu vào các bảng sao cho có thể biên tập dữ liệu trong bảng này có thể độc lập với các bảng khác. Chẳng hạn, họ tên, số diện thoại, địa chỉ của một khách hàng ở trong một bảng khác với các bảng chứa các đơn đặt hàng của khách hàng ấy . Như vậy ta có thể xoá những đơn đặt hàng của khách hàng mà vẫn duy trì được dữ liệu về khách hàng.

- Dữ liệu nguyên tố: nghĩa là mỗi cột chỉ nên chứa những dữ liệu nguyên tố tức là không (hay ít khi) phải chia nhỏ hơn nữa.

b) Xác định những mối quan hệ giữa các thực thể.

- Tìm ra các mối quan hệ giữa các thực thể có thể kết hợp thực thể giữa các trường khác nhằm có thể trả lời nhằm đáp ứng một cách nhanh chóng và đầy

đủ nhu cầu của người dùng. Chẳng hạn phải tập hợp tất cả các dữ liệu liên quan đến một khách hàng từ nhiều bảng khác nhau.

2.3.2.3. Duyệt lại mô hình dữ liệu .

Duyệt lại và phát hiện những khiếm khuyết của mô hình dữ liệu để sửa chữa kịp thời ngay từ lúc thiết kế.

2.3.2.4. Tạo lập cơ sở dữ liệu .

Sau khi duyệt và sửa chữa đầy đủ thì ta tiến hành chuyển đổi hay phiên dịch mô hình thành cơ sở dữ liệu, tạo các bảng dữ liệu và ghi nhận mối quan hệ giữa các bảng.

- Điền dữ liệu vào các bảng

- Tạo các đối tượng khác của cơ sở dữ liệu như: + Câu hỏi tra cứu

+ Các bảng báo cáo + Lệnh gộp

+ Giao diện.

2.3.3. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU LễGIC ĐI TỪ CÁC THÔNG TIN ĐẦU RA Xác định các tệp cơ sở dữ liệu trên cơ sở các thông tin đầu ra của hệ thống là phương pháp cổ điển và cơ bản của việc thiết kế cơ sở dữ liệu. Các bước chi tiết khi thiết kế cơ sở dữ liệu đi từ các thông tin ra:

Bước 1: Xỏc định các đầu ra

- Liệt kê toàn bộ các thông tin đầu ra.

- Nội dung, khối lượng, tần suất và nơi nhận của chúng

Bước 2: Xỏc định các tệp cần thiết cung cấp đủ dữ liệu cho việc tạo ra từng đầu

ra

• Liệt kê các phần tử thông tin trên đầu ra. Đánh dấu các thuộc tính lặp là những thuộc tính có thể nhận nhiều giá trị dữ liệu. Đánh dấu các thuộc tính thứ sinh là những thuộc tính được tính toán ra hoặc suy ra từ các thuộc tính khác.

Gạch chõn cỏc thuộc tính khóa cho thông tin đầu ra. Loại bỏ các thuộc tính thứ sinh khỏi danh sách chỉ để lại các thuộc tính cơ sở. Xem xét loại bỏ những thuộc tính không có ý nghĩa trong quản lý.

• Thực hiện chuẩn hóa mức 1 (1.NF)

- Chuẩn hóa mức 1 qui định rằng trong mỗi danh sách không đựoc phép chứa những thuộc tính lặp. Nếu có các thuộc tính lặp thì phải tỏch cỏc thuộc tính lặp đó ra thành các danh sách con, có một ý nghĩa dưới góc độ quản lý

- Gắn thêm cho nó một tờn, tỡm cho nó một thuộc tính định danh riêng và thêm thuộc tính định danh của danh sách gốc

• Thực hiện chuẩn hóa mức 2 (2.NF)

- Chuẩn hóa mức 2 qui định rằng trong một danh sách mỗi thuộc tính phải phụ thuộc hàm vào toàn bộ khóa chứ không chỉ phụ thuộc vào một phần của khóa. Nếu có sự phụ thuộc như vậy thì phải tách những thuộc tính phụ thuộc hàm vào bộ phận của khóa thành một danh sách con mới.

- Lấy bộ phận khúa đú làm khóa cho danh sách mới. Đặt cho danh sách mới này một tên riêng cho phù hợp với nội dung của các thuộc tính trong danh sách. • Chuẩn hóa mức 3 (3.NF)

- Chuẩn hóa mức 3 qui định rằng trong một danh sách không được phép có sự phụ thuộc bắc cầu giữa các thuộc tính. Nếu thuộc tính Z phụ thuộc hàm vào thuộc tính Y và Y phụ thuộc hàm vào X thì phải tỏch chỳng vào 2 danh sách chứa quan hệ Z, Y và danh sách chứa quan hệ Y với X

- Xác định khóa và tên cho mỗi danh sách mới

• Mô tả các tệp. Biểu diễn các tệp theo ngôn ngữ của cơ sở dữ liệu về tệp.

Bước 3: Tớch hợp các tệp để chỉ tạo ra một cơ sở dữ liệu

- Từ mỗi đầu ra theo cách thực hiện của bước 2 sẽ tạo ra rất nhiều danh sách và mỗi danh sách là liên quan tới một đối tượng quản lý, có sự tồn tại riêng tương đối độc lập. Những danh sách nào cùng mô tả về một thực thể thì phải tích hợp

lại, nghĩa là tạo thành một danh sách chung bằng các tập hợp tất cả các thuộc tính chung và riêng của những danh sách đó.

Bước 4: Xác định khối lượng dữ liệu cho từng tệp và toàn bộ sơ đồ

- Xỏc định số lượng các bản ghi cho từng tệp

- Xác định độ dài cho một thuộc tính. Tính độ dài cho bản ghi

Bước 5: Xác định liên hệ lụgic giữa các tệp và thiết lập sơ đồ cấu trúc dữ liệu Xác định mối liên hệ giữa các tệp, biểu diễn chúng bằng các mũi tên hai chiều, nếu có quan hệ một - nhiều thì vẽ hai mũi tên về hướng đó.

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNGTIN QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG VAY

Một phần của tài liệu Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý hợp đồng cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w