Điều kiện khí hậu thời tiết của tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thời vụ ghép thích hợp cho giống bưởi Sa Điền (Trung Quốc), tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 36 - 38)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện khí hậu thời tiết của tỉnh Thái Nguyên

Điều kiện khí hậu ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây bưởi. Khí hậu thuận lợi giúp cây bưởi sinh trưởng tốt, ra nhiều đợt lộc, bộ rễ hoạt động mạnh. Khi khí hậu bất lợi cây bưởi sẽ sinh trưởng kém. Nhiệt độ quá thấp khiến lộc dù đã nhú mầm nhưng vẫn không thể phát triển được, dẫn đến bị thâm đen. Do đó làm chậm chễ sự phát triển của bộ tán trong thời kì kiến thiết. Nhiệt độ quá cao lam đất khô cứng, rễ phát triển kém, không cung cấp đủ nước cho cây dẫn đến hiện tượng cây chết già, nếu trong điều kiện thiếu nước trầm trọng lâu ngày cây sẽ chết.

Việt Nam là nước nhiệt đới nóng ẩm rất thuận lợi cho cây có múi phát triển, các loại cây có múi được trồng rất nhiều nơi. Ở phía bắc, cam quýt được phân bố nhiều ở Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Giang... với các giống cam quýt nổi tiếng như: cam sành Hàm Yên, bưởi Đoan Hùng, cam Sành Bắc Quang... Ở miền Trung, cam quýt được trồng nhiều ở Hà Tĩnh, Huế,... với các thương hiệu nổi tiếng từ lâu như: cam Xã Đoài, bưởi Thanh Trà,... còn ở miền Nam được trồng nhiều một số giống cam quýt như: bưởi Năm Roi, giống cam Dây, quýt Đường...

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du phía bắc nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 29,40C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 14,20C) là 15,20C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đồng đều cho các tháng trong năm.

Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Lượng mưa trung

bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Bng 4.1: Khí hu thi tiết ca tnh Thái Nguyên t tháng 8/2013 đến tháng 4/2014 Tháng/ năm

Nhiệt độ không khí (0C) Lượng

mưa (mm) Độẩm (%) Số giờ nắng (giờ) Trung bình Cao nhất Thấp nhất Trung bình Thấp nhất 8/2013 28,3 36,4 23,3 405,7 85 50 140 9/2013 26,4 35,1 20,7 352,2 85 39 116 10/2013 24,6 33,7 16,7 83 78 39 147 11/2013 22,2 31,2 15,7 44,8 76 43 98 12/2013 15 25,6 6,1 32,2 75 34 186 1/2014 16,6 25,8 6,3 3,7 73 18 137 2/2014 16,6 27,6 8,4 29,7 82 40 262 3/2014 19,4 30,6 13,0 85,9 91 66 96 4/2014 24,7 32,5 19,4 139,3 89 57 13

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên)[10]

Qua bảng 4.1. diễn biến thời tiết trên ta thấy:

Nhiệt độ bình quân qua các tháng dao động từ 150C đến 28,50C, nhiệt độ trung bình cao như vậy rất phù hợp cho cây bưởi sinh trưởng và phát triển. Về ẩm độ không khí thì nhìn chung giữa các tháng cũng không có sự biến đổi đáng kể. Tháng 1/2014 có ẩm độ thấp nhất là 73%, tháng có ẩm độ cao nhất là tháng 3/2014 đạt 91%, còn các tháng khác dao động từ 75- 89% thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của các loại cây ăn quả có múi trong đó có cây bưởi.

Lượng mưa trung bình của các tháng tương đối cao tháng 4/2014 là 139,3mm, tháng 8/2013 có lượng mưa trung bình cao nhất là 405,7mm, lượng mưa này rất thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây ăn quả

có múi. Còn các tháng còn lại lượng mưa trung bình từ 3,7 – 85,9mm những tháng này hơi thiếu nước làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây vì vậy phải tưới nước bổ sung cho cây trồng.

Về số giờ nắng, sự chênh lệch giờ nắng giữa các tháng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây bưởi. tháng 2/2014 có số giờ nắng cao nhất là 262 giờ/tháng, tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 4/2014 có số giờ nắng là 13 giờ/tháng.

Do điều kiện thời tiết khí hậu rất quan trọng đối với sự phát triển của cây bưởi. vì vậy cần phải có một chếđộ chăm sóc và quản lý hợp lý giúp cho cây phát triển tốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thời vụ ghép thích hợp cho giống bưởi Sa Điền (Trung Quốc), tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)