Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến tăng trưởng chiều cao cây ghép

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thời vụ ghép thích hợp cho giống bưởi Sa Điền (Trung Quốc), tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 41 - 42)

Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sức sinh trưởng của cây. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng chiều cao cây của giống phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Đối với cây ghép sức tăng trưởng chiều cao cây còn phản ánh sự phù hợp giữa cây gốc ghép và cành hoặc mắt ghép.

Trong quá trình theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao của cây ghép (7 ngày một lần) chúng tôi có bảng kết quả 4.4.

Bng 4.4: Động thái tăng trưởng chiu cao cây ghép ca các công thc thí nghim

(Đơn vị: cm)

Công thức Sau nảy mầm...ngày

7 14 21 28 35 42 49 56 63 Ghép ngày 20/8/2013 1,81 7,08 12 15,04 18,01 20,48 20,48 - - Ghép ngày 20/9/2013 (ĐC) 2,23 6,33 10,67 14,02 16,89 19,29 19,41 - - Ghép ngày 20/10/2013 1,93 4,65 7,20 9,08 10,55 12,25 12,93 13,13 - Ghép ngày 20/11/2013 0,98 3,21 5,29 7,09 8,86 10,29 10,86 10,97 11,01 CV(%) 5,9% LSD05 1,76

Hình 4.1: Biểu đồđộng thái tăng trưởng chiều cao công thức thí nghiệm Số liệu bảng 4.4 và hình 4.1 động thái tăng trưởng chiều cao các công thức thí nghiệm cho thấy: tất cả các côg thức thí nghiệm đều tăng nhanh về chiều cao từ sau khi bất mầm đến sau đó 21 ngày, riêng công thức ghép ngày 20/8/2013 tăng nhanh nhất (từ bật mầm đến 28 ngày). Sau khi bật mầm 28 ngày thì chậm dần đến ngày 49 gần như là ngừng tăng. Các công thức còn lại thì tăng chậm hơn nhưng kéo dài thời gian tăng trưởng đến 56 – 63 ngày. Tăng chậm nhất là công thức ghép ngày 20/11/2013 có chiều cao cuối cùng thấp nhất. Điều này cho thấy sự chênh lệch giữa các công thức là không đáng kể. Kết quả xử lý thống kê cũng cho thấy sự sai khác trên là không có ý nghĩa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thời vụ ghép thích hợp cho giống bưởi Sa Điền (Trung Quốc), tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)