Theo phương pháp của viện Bảo vệ thực vật quan sát bằng mắt thường trên toàn bộ thí nghiệm (thời điểm xuất hiện, thời điểm gây hại mạnh nhất, chủng loại, mức độ hại) loại sâu và bệnh hại chính
* Đối với côn trùng gây hại:
- Côn trùng miệng chích hút: sâu vẽ bùa, rệp sáp, nhện đỏ...đều được đánh giá chung theo mức độ bị hại sau
Cấp 1: nhẹ (xuất hiện rải rác)
Cấp 2: trung bình (dưới 1/3 lộc cây bị hại) Cấp 3: nặng (>1/3 lộc cây bị hại)
- Muội (Canodium citri Berk.et Desn):
Cấp 1: vết bệnh đến 10% diện tích lá Cấp 3: >10-20% diện tích lá cây bị bệnh Cấp 5: >20-30% diện tích lá cây bị bệnh Cấp 7: >30-40% diện tích lá cây bị bệnh Cấp 9: >40% diện tích lá cây bị bệnh * Đối với bệnh hại:
Cấp 1: Vết bệnh đến 5% diện tích lá Cấp 3: >5-10% diện tích lá có vết bệnh Cấp 5: >10-15% diện tích lá có vết bệnh Cấp 7: >15-20% diện tích lá có vết bệnh Cấp 9: >20% diện tích lá có vết bệnh 3.3.3. Tổng hợp số liệu và xử lý số liệu
- Tổng hợp số liệu trên phần mềm Microsoft Excel. - Xử lý số liệu trên phầm mềm Excel và IRRISTAT 5.0
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện khí hậu thời tiết của tỉnh Thái Nguyên
Điều kiện khí hậu ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây bưởi. Khí hậu thuận lợi giúp cây bưởi sinh trưởng tốt, ra nhiều đợt lộc, bộ rễ hoạt động mạnh. Khi khí hậu bất lợi cây bưởi sẽ sinh trưởng kém. Nhiệt độ quá thấp khiến lộc dù đã nhú mầm nhưng vẫn không thể phát triển được, dẫn đến bị thâm đen. Do đó làm chậm chễ sự phát triển của bộ tán trong thời kì kiến thiết. Nhiệt độ quá cao lam đất khô cứng, rễ phát triển kém, không cung cấp đủ nước cho cây dẫn đến hiện tượng cây chết già, nếu trong điều kiện thiếu nước trầm trọng lâu ngày cây sẽ chết.
Việt Nam là nước nhiệt đới nóng ẩm rất thuận lợi cho cây có múi phát triển, các loại cây có múi được trồng rất nhiều nơi. Ở phía bắc, cam quýt được phân bố nhiều ở Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Giang... với các giống cam quýt nổi tiếng như: cam sành Hàm Yên, bưởi Đoan Hùng, cam Sành Bắc Quang... Ở miền Trung, cam quýt được trồng nhiều ở Hà Tĩnh, Huế,... với các thương hiệu nổi tiếng từ lâu như: cam Xã Đoài, bưởi Thanh Trà,... còn ở miền Nam được trồng nhiều một số giống cam quýt như: bưởi Năm Roi, giống cam Dây, quýt Đường...
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du phía bắc nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 29,40C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 14,20C) là 15,20C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đồng đều cho các tháng trong năm.
Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Lượng mưa trung
bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Bảng 4.1: Khí hậu thời tiết của tỉnh Thái Nguyên từ tháng 8/2013 đến tháng 4/2014 Tháng/ năm
Nhiệt độ không khí (0C) Lượng
mưa (mm) Độẩm (%) Số giờ nắng (giờ) Trung bình Cao nhất Thấp nhất Trung bình Thấp nhất 8/2013 28,3 36,4 23,3 405,7 85 50 140 9/2013 26,4 35,1 20,7 352,2 85 39 116 10/2013 24,6 33,7 16,7 83 78 39 147 11/2013 22,2 31,2 15,7 44,8 76 43 98 12/2013 15 25,6 6,1 32,2 75 34 186 1/2014 16,6 25,8 6,3 3,7 73 18 137 2/2014 16,6 27,6 8,4 29,7 82 40 262 3/2014 19,4 30,6 13,0 85,9 91 66 96 4/2014 24,7 32,5 19,4 139,3 89 57 13
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên)[10]
Qua bảng 4.1. diễn biến thời tiết trên ta thấy:
Nhiệt độ bình quân qua các tháng dao động từ 150C đến 28,50C, nhiệt độ trung bình cao như vậy rất phù hợp cho cây bưởi sinh trưởng và phát triển. Về ẩm độ không khí thì nhìn chung giữa các tháng cũng không có sự biến đổi đáng kể. Tháng 1/2014 có ẩm độ thấp nhất là 73%, tháng có ẩm độ cao nhất là tháng 3/2014 đạt 91%, còn các tháng khác dao động từ 75- 89% thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của các loại cây ăn quả có múi trong đó có cây bưởi.
Lượng mưa trung bình của các tháng tương đối cao tháng 4/2014 là 139,3mm, tháng 8/2013 có lượng mưa trung bình cao nhất là 405,7mm, lượng mưa này rất thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây ăn quả
có múi. Còn các tháng còn lại lượng mưa trung bình từ 3,7 – 85,9mm những tháng này hơi thiếu nước làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây vì vậy phải tưới nước bổ sung cho cây trồng.
Về số giờ nắng, sự chênh lệch giờ nắng giữa các tháng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây bưởi. tháng 2/2014 có số giờ nắng cao nhất là 262 giờ/tháng, tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 4/2014 có số giờ nắng là 13 giờ/tháng.
Do điều kiện thời tiết khí hậu rất quan trọng đối với sự phát triển của cây bưởi. vì vậy cần phải có một chếđộ chăm sóc và quản lý hợp lý giúp cho cây phát triển tốt.
4.2. Kết quả nghiên cứu thời vụ ghép thích hợp cho giống bưởi Sa Điền (Trung Quốc) (Trung Quốc)
Giống là tiền đề tạo năng suất cao, nhân giống là một khâu kỹ thuật quan trọng trong thâm canh cây ăn quả. Cây bưởi Sa Điền có triển vọng cần được nhân ra bằng phương pháp ghép phù hợp để phục vụ cho sản xuất và nghiên cứu khoa học trong vùng. Chất lượng cây giống phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sức tiếp hợp sinh học của tổ hợp ghép, thời vụ ghép, phương pháp ghép, điều kiện ngoại cảnh …
Khả năng tiếp hợp của cây ghép được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: thời gian nảy mầm sau ghép, tỷ lệ nảy mầm, sức sinh trưởng của mầm ghép và tỷ lệ cây xuất vườn.
4.2.1. Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến thời gian nảy mầm của cây ghép
Thời gian nảy mầm của cây ghép phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật ghép và sự phù hợp giữa gốc ghép và cành ghép hoặc mắt ghép. Nghiên cứu về thời gian nảy mầm của các công thức thí nghiệm chúng tôi có bảng số liệu 4.2.
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến thời gian nảy mầm của cây ghép (Đơn vị : ngày) Công thức Từ khi ghép ….. số cây nảy mầm 10% 50% 80% Ghép ngày 20/8/2013 27 40 50 Ghép ngày 20/9/2013(ĐC) 30 42 55 Ghép ngày 20/10/2013 34 45 60 Ghép ngày 20/11/2013 40 48 65
Qua bảng 4.2 cho thấy: các công thức ghép ở các thời vụ khác nhau thì thời gian nảy mầm cũng khác nhau. Cụ thể là công thức ghép ngày 20/8/2013 nảy mầm sớm nhất là 27 ngày, sau đó đến công thức đối chứng ghép ngày 20/9/2013 là 30 ngày, công thức ghép ngày 20/10/2013 và 20/11/2013 lâu nảy mầm hơn là 34 ngày và 40 ngày.
Tương tự công thức ghép ngày 20/8/2013 cũng kết thúc nảy mầm sớm nhất(50 ngày), các công thức khác kết thúc nảy mầm sau ghép từ 55 – 65 ngày. Tóm lại: công thức ghép ngày 20/8/2013 và công thức đối chứng ghép ngày 20/9/2013 sau khi ghép nảy mầm sớm nhất và kết thúc nhanh nhất. Vì nhiệt độ trung bình ở những tháng đó dao động từ 26,4 – 28,30C, thích hợp với yêu cầu của bưởi trong điều kiện nghiên cứu, tháng 10 và tháng 11 nhiệt độ trung bình dao động từ 22,2 – 24,60C.
4.2.2. Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ sống của cây ghép cây ghép
Tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ sống là một trong những chỉ tiêu quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, nó phản ánh khả năng thích nghi của cây với điều kiện môi trường sống; đối với cây ghép nó
còn là biểu hiện sự thành công của kỹ thuật ghép và sự tương thích giữa gốc ghép và cành hoặc mắt ghép. Khi theo dõi về tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ sống của các công thức thí nghiệm chúng tôi có được kết quả thể hiện qua bảng 4.3. Bảng 4.3: Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ sống của cây ghép Công thức Số cây ghép (cây) Số cây nảy mầm (cây) Tỷ lệ nảy mầm (%) Số cây sống (cây) Tỷ lệ sống (%) Ghép ngày 20/8/2013 30 28 93,33 24 85,71 Ghép ngày 20/9/2013(ĐC) 30 25 83,33 20 80,00 Ghép ngày 20/10/2013 30 24 80,00 20 83,33 Ghép ngày 20/11/2013 30 20 66,66 16 80,00 CV (%) 17,0% 5,6% LSD.05 2,74 0,74
Tỷ lệ nảy mầm nói lên khả năng hoà hợp giữa mắt ghép và gốc ghép, tỷ lệ nảy mầm của mắt ghép bưởi Sa Điền trên gốc bưởi chua Tân Cương qua các thời vụ khác nhau qua bảng ta thấy: các công thức khác nhau đều cho tỷ lệ bật mầm là 50%trở lên. Trong đó công thức ghép ngày 20/8/2013 cho tỷ lệ bật mầm cao nhất (93,33%),cao hơn công thức đối chứng ghép ngày 20/9/2013. Các công thức còn lại tỷ lệ nảy mầm dao động từ 66,66 – 80% số liệu này so với công thức đối chứng chênh lệch không đáng kể.
Tỷ lệ sống của mắt ghép sau ghép là một chỉ tiêu quan trọng để nghiên cứu được thời vụ ghép thích hợp cho giống bưởi Sa Điền.
Các loại gốc ghép khác nhau cho tỉ lệ sống khác nhau. Tỉ lệ sống của mắt ghép phụ thuộc vào: khả năng tiếp hợp giữa mắt ghép và gốc ghép, kĩ thuật ghép, điều kiện ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, điều kiện dinh dưỡng, sâu bệnh hại...
Số liệu trên bảng 4.3 cho thấy: tất cả các công thức đều cho tỷ lệ sống trên 80%, công thức ghép ngày 20/8/2013 có tỷ lệ sống cao nhất (85,71%), các công thức còn lại đều cho tỷ lệ sống trên 80%. Tỷ lệ sống của các công thức tham gia thí nghiệm đều thấp hơn công thức đối chứng.
4.2.3. Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến tăng trưởng chiều cao cây ghép
Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sức sinh trưởng của cây. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng chiều cao cây của giống phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Đối với cây ghép sức tăng trưởng chiều cao cây còn phản ánh sự phù hợp giữa cây gốc ghép và cành hoặc mắt ghép.
Trong quá trình theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao của cây ghép (7 ngày một lần) chúng tôi có bảng kết quả 4.4.
Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều cao cây ghép của các công thức thí nghiệm
(Đơn vị: cm)
Công thức Sau nảy mầm...ngày
7 14 21 28 35 42 49 56 63 Ghép ngày 20/8/2013 1,81 7,08 12 15,04 18,01 20,48 20,48 - - Ghép ngày 20/9/2013 (ĐC) 2,23 6,33 10,67 14,02 16,89 19,29 19,41 - - Ghép ngày 20/10/2013 1,93 4,65 7,20 9,08 10,55 12,25 12,93 13,13 - Ghép ngày 20/11/2013 0,98 3,21 5,29 7,09 8,86 10,29 10,86 10,97 11,01 CV(%) 5,9% LSD05 1,76
Hình 4.1: Biểu đồđộng thái tăng trưởng chiều cao công thức thí nghiệm Số liệu bảng 4.4 và hình 4.1 động thái tăng trưởng chiều cao các công thức thí nghiệm cho thấy: tất cả các côg thức thí nghiệm đều tăng nhanh về chiều cao từ sau khi bất mầm đến sau đó 21 ngày, riêng công thức ghép ngày 20/8/2013 tăng nhanh nhất (từ bật mầm đến 28 ngày). Sau khi bật mầm 28 ngày thì chậm dần đến ngày 49 gần như là ngừng tăng. Các công thức còn lại thì tăng chậm hơn nhưng kéo dài thời gian tăng trưởng đến 56 – 63 ngày. Tăng chậm nhất là công thức ghép ngày 20/11/2013 có chiều cao cuối cùng thấp nhất. Điều này cho thấy sự chênh lệch giữa các công thức là không đáng kể. Kết quả xử lý thống kê cũng cho thấy sự sai khác trên là không có ý nghĩa.
4.2.4. Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến động thái ra lá của cây ghép
Lá là cơ quan quang hợp, hô hấp và tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ nuôi cây. Động thái ra lá phản khả năng sinh trưởng của cây ở từng thời
kỳ, cây ra lá nhiều, ra nhanh và chuyển lục sớm là biểu hiện sức sinh trưởng của cây tốt.
Bảng 4.5: Động thái ra lá của các công thức thí nghiệm
(Đơn vị: lá)
Công thức Sau nảy mầm...ngày
7 14 21 28 35 42 49 56 63 Ghép ngày 20/8/2013 1,92 4,21 6,63 8,96 11,21 12,79 13,04 - - Ghép ngày 20/9/2013 (ĐC) 1,71 4,10 6,78 9,02 10,85 12,67 13,12 - - Ghép ngày 20/10/2013 1,44 3,82 6,38 8,15 9,55 10,44 10,83 - - Ghép ngày 20/11/2013 1,06 2,16 4,18 5,79 7,39 8,54 9,34 9,83 10,22 CV 7,9% LSD05 1,87
Qua bảng 4.5 và hình 4.2 cho thấy sau 7 ngày bật mầm đến 28 ngày ở tất cả các công thức số lá tăng nhanh, từ 28 đến 56 ngày thì số lá ra chậm, đến 63 ngày thì số lá ổn định. Số lá cuối cùng của mầm ghép ở các công thức dao động từ 10,22 đến 13,22 lá. Điều này cho thấy sự chênh lệch giữa các công thức là không đáng kể. kết quả xử lí thống kê cũng cho thấy sự sai khác trên là không có ý nghĩa.
4.2.5. Đặc điểm cây xuất vườn và tỉ lệ xuất vườn
Kết quả tỷ lệ cây xuất vườn là điều mong đợi của các nhà sản xuất giống. Nếu khả năng tiếp hợp tốt thì tỷ lệ xuất vườn sẽ cao và hiệu quả kinh tế lớn. Theo dõi về chỉ tiêu này chúng tôi có được số liệu thể hiện qua bảng 4.6.
Bảng 4.6: Tỷ lệ xuất vườn của các công thức thí nghiệm
Công thức Thời gian xuất vườn (ngày) Đường kính gốc (cm) chiều cao cây (cm) Đường kính tán (cm) Số cây xuất vườn (cây) Tỉ lệ Xuất vườn (%) Ghép ngày 20/8/2013 143 1,2 35 35 24 85,71 Ghép ngày 20/9/2013 (ĐC) 156 0,98 29 30 15 75 Ghép ngày 20/10/2013 158 0,85 25 25 15 75 Ghép ngày 20/11/2013 165 0,57 20,4 19,5 12 60
Khi theo dõi ảnh hưởng của các loại gốc ghép đến tỉ lệ xuất vườn của bưởi Sa Điền cho ta thấy tất cả các công thức đều cho tỷ lệ là trên 50%. Trông đó cao nhất là công thức ghép ngày 20/8/2013 là 85,71%, tiếp đến là
công thức ghép ngày 20/9/2014 và 20/10/2013 là 75%, thấp nhất là công thức ghép ngày 20/11/2013 cho tỷ lệ là 60%.
Đường kính tán của công thức ghép ngày 20/8/2013 có đường kính rộng nhất là 35cm cao hơn công thức đối chứng(ghép ngày 20/11/2013), các công thức còn lại đều cao hơn so với công thức đối chứng.
Chiều cao cây công thức ghép ngày 20/8/2013 là cao nhất 35cm cao hơn so với công thức đối chứng, các công thức còn lại cũng cao hơn công thức đối chứng.
Đường kính gốc ghép của các công thức thì: công thức ghép ngày 20/8/2013 có đường kính gốc ghép cao nhất là 1,2cm cao hơn công thức đối chứng, các công thức còn lại cũng đều cao hơn công thứ đối chứng.
4.2.6. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các tổ hợp ghép
Thái Nguyên vốn nằm trong điều kiện nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều nên rất thuận lợi cho sâu bệnh hại phát sinh, phát triển. Đối với tất cả các loại cây trồng nói chung và đối với cây có múi nói riêng sâu bệnh hại gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sinh trưởng, phát triển của cây.
Trong các loài cây ăn quả thì cây có múi là một trong những loài cây bị sâu bệnh hại nhiều nhất. Mức độ gây hại đối với từng vùng, từng dòng