Xác định các phương thức thanh toán phù hợp cho hoạt động M&A và áp dụng các công cụ kỹ thuật để giảm thiểu rủi ro

Một phần của tài liệu Mua bán sáp nhập doanh nghiệp ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 45)

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG M&A

3.4.2.3.Xác định các phương thức thanh toán phù hợp cho hoạt động M&A và áp dụng các công cụ kỹ thuật để giảm thiểu rủi ro

M&A và áp dụng các công cụ kỹ thuật để giảm thiểu rủi ro

Khi thực hiện mua lại, chỉ nên chi trả bằng cổ phiếu trong điều kiện cần thiết. Tiền mặt bao giờ cũng có tính thanh khoản cao nhất, nhưng không phải lúc

nào công ty đi mua cũng có đủ tiền mặt để thực hiện chi trả cho hoạt động M&A, chính vì vậy nhiều thương vụ buộc lòng phải sử dụng cổ phiếu để chi trả, khi đó chắc chắn công ty đi mua phải đưa ra nhiều ưu đãi hơn cho công ty mục tiêu, do đó tổng chi phí thực hiện M&A khi thanh toán bằng cổ phiếu sẽ phải cao hơn so với khi thực hiện chi trả bằng tiền mặt. Ngoài ra, việc chi trả bằng cổ phiếu còn là một tín hiệu làm giảm giá cổ phiếu của công ty đi mua bởi vì việc thông báo thực hiện M&A bằng chi trả bằng cổ phiếu giống như một thông báo phát hành thêm cổ phiếu để thực hiện một sự án kinh doanh, điều này có thể được xem như một tín hiệu rằng cổ phiếu công ty đang được định giá cao, sự điều chỉnh giá cổ phiếu đi xuống là tất nhiên, vì vậy cuối cùng khiến công ty đi mua phải chi trả nhiều cổ phiếu hơn.

Cần phải thận trọng khi sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động M&A. Sử

dụng nợ để mua lại không những làm gia tăng tính thanh khoản cho hoạt động M&A mà còn giúp công ty đi mua không phải thực hiện hoán đổi cổ phiếu nên chi phí thực hiện M&A sẽ nhỏ hơn. Tuy nhiên, người thực hiện cần phải cân nhắc kỹ càng bởi vì sử dụng nợ sẽ làm gia tăng rủi ro tài chính, do đó trong trường hợp vay nợ công ty cần đưa ra một kế hoạch trả nợ rõ ràng.

Một phần của tài liệu Mua bán sáp nhập doanh nghiệp ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 45)