Những khó khăn của hoạt động M&A tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Mua bán sáp nhập doanh nghiệp ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 35)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

2.3.2.Những khó khăn của hoạt động M&A tại Việt Nam

• Khung pháp lý về hoạt động M&A chưa hoàn thiện

Những văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động M&A chỉ mới dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động M&A. Những khó khăn và trở ngại từ hệ thống pháp lý bao gồm:

- Các văn bản luật pháp liên quan đến hoạt động M&A còn nằm rải rác, thêm nữa mới chỉ quy định một cách chung chung, thiếu chi tiết khiến cho các doanh nghiệp tham gia M&A gặp khó khăn trong hoạt động, cơ quan nhà nước khó khăn trong việc kiểm soát.

- Thiếu tính rõ ràng trong luật sở hữu, bao gồm việc đưa ra các mức độ và quyền sở hữu cho cá nhà đầu tư nước ngoài theo cam kết với WTO.

- Các công ty nước ngoài không thể thành lập công ty mẹ đầu tư tại Việt Nam. - Các vấn đề xung quanh việc hoàn tất mua bán tài sản.

- Các văn kiện mới chính thức về nguồn vốn, cơ cấu doanh nghiệp được pháp luật cho phép nhưng các cơ quan có thẩm quyền có thể chưa quen áp dụng.

- Chưa có các quy định về quản lý và bảo mật thông tin.

- Các vấn đề xung quanh việc sửa đổi giấy phép, các yêu cầu hành chính khác làm chậm tiến trình hoàn tất các giao dịch.

Chính vì thế bên bán luôn có xu hướng đưa ra những thông tin có lợi cho doanh nghiệp mình, còn những thông tin thực sự cần thiết thì bên mua chưa được thông tin. Bên cạnh đó những thông tin đưa ra lại chưa được kiểm chứng độ tin cậy, chính vì vậy đã tạo ra một rào cản làm hoạt động M&A vẫn còn chưa thực sự sôi động.

• Mức độ am hiểu thị trường của bên mua và bên bán chưa cao

Hiện tại có rất nhiều công ty tại Việt Nam có nhu cầu thực hiện M&A, nhưng do mức độ am hiểu thị trường cũng như trình độ kiến thức còn yếu kém nên việc tiếp xúc và tiến hành hoạt động M&A gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy mà đa phần các thương vụ M&A tại Việt Nam đều có sự tham gia của một bên là nước ngoài, chính điều này làm khả năng các doanh nghiệp Việt Nam rơi vào những cái bẫy của những công ty nước ngoài là rất lớn, giống như trường hợp của công ty nước giải khát Chương Dương hoặc là của kem đánh răng Dạ Lan.

• Các tổ chức trung gian hoạt động chưa mạnh

Ở các quốc gia phát triển các tổ chức trung gian đóng vai trò là người tạo lập thị trường, tổ chức trung gian làm cầu nối giữa người bán và người mua, nơi cung cấp đầy đủ các dịch vụ và thông tin phục vụ hoạt động M&A. Đối với Việt Nam, hiện nay có khá nhiều các công ty chứng khoán, ngân hàng, tư vấn tài chính, kiểm toán tham gia vào làm trung gian, môi giới cho các bên trong hoạt động M&A, tuy nhiên do có những hạn chế về hệ thống luật, nguồn nhân sự, trình độ công nghệ, cơ sở dữ liệu và thông tin mà những tổ chức này hoạt động rất kém chuyên nghiệp, chưa thể hiện được vai trò tạo lập thị trường, hoạt động mua bán vẫn diễn ra với hình thức thuận mua vừa bán.

Trong những khó khăn mà các tổ chức trung gian đang gánh phải thì thiếu nguồn nhân sự chuyên môn là yếu tố khó khăn hàng đầu. Thị trường M&A Việt Nam chỉ mới hoạt động sôi nổi từ năm 2005, những nhân viên trong lĩnh vực này

còn non nớt về kinh nghiệm, vả lại tại Việt Nam chưa có một chương trình nào đào tạo hay cung cấp kiến thức bài bản cho lĩnh vực này, đa phần là tự phát.

Một phần của tài liệu Mua bán sáp nhập doanh nghiệp ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 35)