Cần phải nhận biết và đánh giá được một thương vụ M&A thất bại thể hiện ở những khía cạnh nào

Một phần của tài liệu Mua bán sáp nhập doanh nghiệp ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 43)

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG M&A

3.4.1.Cần phải nhận biết và đánh giá được một thương vụ M&A thất bại thể hiện ở những khía cạnh nào

thể hiện ở những khía cạnh nào

Để các thương vụ M&A không bị sa lầy vào những thất bại chúng ta phải nhận biết và đánh giá kịp thời kết quả của hoạt động M&A dựa trên việc đánh giá những vấn đề sau:

Phải đánh giá được giá trị thị trường của cổ phiếu công ty đi mua là tăng hay giảm bao nhiêu sau khi thực hiện M&A. Sự tăng giảm giá cố phiếu của

một công ty phải được so sánh với giá cổ phiếu của những công ty có đặc điểm kinh doanh giống nhau, hoặc là so sánh với một danh mục các chứng khoán nào đó được lấy làm chuẩn.

Phải đánh giá được mức độ ổn định tài chính của một công ty sau khi thực hiện M&A. Bởi vì mục đích của hoạt động M&A là tạo ra sức mạnh tài chính

cho công ty thực hiện, nên để đánh giá thương vụ M&A có thành công hay không phải đánh giá được mức độ ổn định tài chính của nó như thế nào thông qua xem xét các chỉ số tài chính như: tỷ số nợ có gia tăng hay không; các tỷ số sinh lợi có giảm hay không, hoặc là khả năng chịu đựng rủi ro như thế nào, có bị yếu đi không.

Phải đánh giá được vị thế chiến lược của công ty trên thị trường có bị suy yếu hay không. Mục đích của việc đánh giá này là xem thử công ty có đạt

được những mục đích chiến lược đã đề ra hay không. Để thực hiện đánh giá vị thế chiến lược của công ty trên thị trường, chúng ta phải chú ý đến những vấn đề sau: các dòng sản phẩm có bị bỏ rơi hay không; những khu vực, thị trường có bị thu hẹp hay không; các chương trình nghiên cứu phát triển có ít lại không.

Phải xem xét cơ cấu tổ chức của công ty có bị yếu đi hay không. Phải thường xuyên đánh giá cơ cấu tổ chức của công ty sau khi thương vụ M&A được thông qua. Để đánh giá cơ cấu tổ chức chúng ta nên đi xem xét hiêu quả của các chính sách quản lý nhân sự, sự dụng nhân tài hoặc là mức độ hòa hợp văn hóa giữa công ty đi mua và công ty mục tiêu.

Phải đánh giá được danh tiếng của công ty sau khi thực hiện M&A trở nên mạnh hơn hay suy yếu đi. Để đánh giá một thương vụ M&A có đang có

những dấu hiệu thất bại hay không chúng ta phải xem xét những vấn đề sau: ảnh hưởng của việc thay đổi tên công ty, sức mạnh của thương hiệu, tình cảm của nhà đầu tư, danh tiếng công ty trên báo đài.

Phải đánh giá được mức độ nghiêm trọng trong những trường hợp công ty đã vi phạm những vấn đề về đạo đức và luật pháp. Trong một số trường hợp

công ty đi mua đã tìm cách trốn tránh pháp luật, hoặc vi phạm những chuẩn mực về đạo đức để đạt được thành công, do đó phải thường xuyên xem xét những hậu quả của những vấn đề này ở mức độ nào để tìm cách đối phó kịp thời.

Một phần của tài liệu Mua bán sáp nhập doanh nghiệp ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 43)