Vĩnh Phúc Ở Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng, tình trạng ngược đãi phụ nữ và trẻ em nữ trong gia đình không phải là vấn đề mới xuất hiện. Đen nay tình trạng này chưa được xóa bỏ mà còn có xu hướng tăng. Mặc dù đã có sự ngăn chặn khá cương quyết của pháp luật, chính quyền và các đoàn thể nhưng thực tế thì cộng đồng dân cư không phải cặp vợ chồng nào sống cũng hoàn toàn hạnh phúc. Bạo lực gia đình khi thì lén lút, lúc thì công khai đã và đang phá vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình nhất là những cặp vợ chồng trẻ. Vì vậy việc đấu tranh nhằm ngăn chặn tiến tới xóa bỏ
hoàn toàn các hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ là điều cấn thiết.
Nghiên cứu hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ, các nhà khoa học chỉ ra có các hình thức bạo lực sau:
- Thứ nhất: Bạo lực về thể chất là các hành vi đánh đập, tát, dùng vũ lực, tạt axít, hành hạ chửi rủa hay hắt hủi người phụ nữ khi họ không sinh được con trai, người chồng đòi lấy vợ hai, cố ý xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của các thành viên trong gia đình...
Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, qua điều tra thu thập thống kê của các huyện, thành thị báo cáo. Từ năm 2008 đến tháng 6 năm 2011 toàn tỉnh có 3298 vụ án về ly hôn được ghi nhận thì có tới hơn 40% tổng số vụ liên quan đến bạo lực gia đình. Có 666 vụ liên quan đến bạo lực về thể xác như đánh đập, hành hạ...bị xử lí hành chính và phải ra tòa ly hôn; có 8 vụ nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng bị truy tố trách nhiệm hình sự. . So sánh cho thấy vấn đề ly hôn liên quan đến bạo lực gia đình ngày càng gia tăng (năm 2008: 764 vụ; năm 2009: 891 vụ; năm 2010: 979 vụ; 6 tháng đầu năm 2011: 682 vụ).
Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, qua điều tra thu thập thống kê của các huyện, thànhthị báo cáo. Từ 2009 đến nay Vĩnh Phúc có 2099 (tính đến tháng 6 năm 2013) liên quan đến bạo lực gia đình. Trong đó có 1241 vụ bạo lực về thể xác như đánh đập, hành hạ...; 672 vụ bạo lực về tinh thần như chửi bới, lăng mạ...; 36 vụ bạo lực về tình dục như cưỡng ép quan hệ tình dục...; 150 vụ bạo lực về kinh tế...
Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa tỉnh, trong 5 năm (2008 - 6/2013) toàn tỉnh có 2099 vụ bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình. Trong đó có 1241 vụ bạo lực thân thể đối với phụ nữ. Cụ thể con số đó như sau: STT Tông sô vụ bạo lực gia đình Hình thức bạo lực
Tổng số
Năm 200 9 Nă m 201 0 Năm 201 1 Năm 201 2 6 tháng đầu năm 2013 Thâ n Thể Tinh thần Tinh dục Kinh tế 1. Vĩnh Tường 22 29 28 27 31 102 35 0 0 16 2. Yên Lạc 29 35 50 87 69 162 64 7 37 32 3 Tam Dương 54 56 48 92 21 115 135 2 19 3 4 Tam Đảo 76 88 132 102 64 384 66 7 5 5 5 Lập Thạch 30 12 37 33 30 69 55 0 18 17 6 Sông Lô 26 26 30 33 13 65 53 0 10 13 7 Bình Xuyên 24 17 38 121 47 197 115 8 27 13 8 Vĩnh Yên 4 7 10 20 3 15 22 3 4 10 9 Phúc Yên 11 6 24 120 137 132 127 9 30 2 Tông sô 276 276 497 635 415 124 1 672 36 150 111 Nguyên nhân chủ yếu là do nghiện rượu bia, ma túy, cờ bạc, do ghen
tuông tình ái, do thiếu việc làm, gia trưởng áp đặt, bất bình đẳng giới, mâu thuẫn xung đột giữa các thành viên trong gia đình như: chì triết, chửi rủa, cô lập, xua đuổi, thậm chí là đánh đập lẫn nhau... mà dẫn tới ly hôn.
Vĩnh Phúc với đặc thù là vùng đất vốn thuần nông, mấy năm trở lại đây mới bắt đầu phát triển công nghiệp, do đó những ảnh hưởng của truyền thống xưa, những tập tục lạc hậu vẫn còn tồn tại trong tư tưởng mỗi con người Vĩnh Phúc. Việc nhận thức về bạo lực gia đình còn chưa đúng đắn, với họ thì khái niệm bạo lực gia đình vẫn là một khái niệm mới và được ít người quan tâm, biết đến. Nạn nhân của bạo lực gia đình chủ yếu là phụ nữ, còn những người nam giới thì có xu hướng phủ nhận tình trạng này tại địa phương hay tại gia đình họ. Nguy hiểm hơn đa số nạn nhân của bạo lực gia đình lại im lặng không lên tiếng và âm thầm
chịu đựng. Chỉ khi nào nghiêm trọng đến tính mạng thì chị em mới nói ra nỗi khố nhục mà mình phải chịu, chang hạn như: vào ngày 25/3/2012 trường hợp bà Nguyễn Thị Tung (73 tuổi) ở thông An Khang (xã Yên Thạch, Sông Lô, Vĩnh Phúc) bị con trai bạo hành mới bị phát giác. Đã từng có một vợ và ba con nhưng do tính vũ phu, tàn bạo mà Nguyễn Văn Xuân (sinh năm 1966 con trai bà Tung) đã phá vỡ hạnh phúc của gia đình mình khiến vợ bỏ về nhà mẹ đẻ, còn bản thân thì trở về sống “tầm gửi“ mẹ già. Một lần sau khi đi uống rượu về Xuân phát hiện lồng chim 4 con thì xổng mất 3, sẵn có ma men trong máu Xuân ra sức chửi bới và lao vào đánh bà Tung. Khi được hàng xóm phát hiện và can ngăn thì Xuân vẫn cứng đầu: “Không phận sự của các người. Hôm nay, tôi phải cho bà ấy đòn quyết định Đã nhiều lần bà Tung định làm đon lên cơ quan chức nhờ can thiệp, giải quyết nhưng nghĩ thương con bà lại thôi.
Tối ngày 23/6/2012 vừa qua, tại huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc lại thêm một vụ án mạng đau lòng: Cháu nội dùng đòn gánh đánh chết bà nội. Vì biết bà nội khuyên bạn gái không nên yêu và lấy mình, Tứ (tên người cháu) đã tuyên bố rằng: “Tao sẽ đánh chết bà vì nói xấu tao“ trong lúc say. Nói là làm, Tứ về nhà tìm đòn gánh rồi đánh mạnh vào vùng đầu bà nội, khiến bà gục ngã tại chỗ. Chưa dừng lại ở đó, hắn còn đánh liên tiếp vào vùng ngực, đánh gãy tay cụ, chỉ đến khi mọi người phát hiện và đưa cụ đi cấp cứu. Nhưng, do tuổi cao sức yếu không chịu đựng được trận đòn roi tàn bạo của đứa cháu nội, bà cụ đã tủ’ vong trên đường đến bệnh viện.
Nghiêm trọng hơn là vụ bạo hành kinh hoàng mà chị Lê Thị Lý ở phường Hùng Vương, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc phải gánh chịu. Vụ việc bị phát hiện đã khiến dư luận không khỏi phẫn nộ, bàng hoàng và bức xúc với hành vi vũ phu của Nguyễn Tiến Thịnh (chồng chị Lý). Do hoàn cảnh khó khăn chị Lý phải sang Angola làm ăn và đầu năm 2011 thì trở về nước và phát hiện chồng mình và một người bạn học cũ tên An có quan hệ tình cảm. Vì bức xúc trước chuyện
chướng tai gai mắt này mà chị Lý và bạn của mình đã có những hành động „“dằn mặt,, tình địch. Sau đó, vì cho rằng chị Lý đã làm mất sĩ diện của chồng, nên Thịnh đã chút “cơn mưa đòn“ lên người vợ. Cay đắng hon sự việc này lại diễn ra ngay trước mắt đứa con gái 4 tuổi của chị Lý. Đen ngày 16/11/2011 Thịnh đã khai nhận toàn bộ vụ đánh vợ dã man và một số hành vi nhẫn tâm khác vào đêm ngày 19 và 20/10 để dẫn đến thương tích 17% của vợ là Lê Thị Lý.
Đó là những vụ bạo lực gia đình nghiêm trọng được pháp luật can thiệp, còn những vụ bạo lực nhìn thấy được như thâm tím mặt mày, tát, đấm,... thì cơ quan chính quyền tuy biết nhưng không làm gì được vì nhận thức của nhũng nạn nhân này là chưa hiểu được những hành vi đó là bạo lực và chưa thấy hết được hậu quả của nó, họ coi đó là việc bình thường nên gây khó khăn cho việc đấu tranh, ngăn chặn bạo lực trong gia đình nhất là bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ.
- Thứ hai, Bạo lực tinh thần/ tình cảm: là nhũng hành vi xúc phạm tâm lí, tình cảm, tinh thần người khác, được biểu hiện dưới các dạng: nhìn bên ngoài rất khó phát hiện làm cho phụ nữ khổ sở về tâm lí, tinh thần, hay đay nghiến, chì chiết do phụ nữ không làm ra tiền, phải phụ thuộc vào chồng; phụ nữ bị bắt phải làm việc lấy tiền cho chồng đánh bạc; lúc vợ có lỗi lầm thì chửi đánh vợ, gia đình vợ hoặc di vợ sức khỏe yếu không đáp ứng được nhu cầu tình dục của chồng...
- Thứ ba, bạo lực tình dục: là các hành vi gây tốn thương về tình dục đối với phụ nữ và trẻ em nữ. Bao gồm các hành vi như: cưỡng ép quan hệ tình dục, quấy rối tình dục, mua bán phụ ữn và trẻ em,... Loại bạo lực này còn tiềm ẩn ở Vĩnh Phúc, đó là sự ép buộc vợ quan hệ tình dục ngoài ý muốn. Nó gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với phụ nữ. Tuy nhiên, dạng bạo lực này không mấy ai biết, quan tâm và chú ý đến vì nó đã được bọc trong một lớp vỏ chắc chắn đó là: “quan hệ tình cảm“ giữa hai vợ chồng. Thêm vào đó đây lại là một vấn đề tế hị nên chị em thường giấu giếm
không nói cho ai biết. Chính vì điều này đã làm cho bạo lực về tình dục ngày một phát triển và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với phụ nữ. Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, qua điều tra thu thập thống kê của các huyện, thành thị báo cáo. Từ 2009 đến nay Vĩnh Phúc có 2099 (tính đến tháng 6 năm 2013) liên quan đến bạo lực gia đình. Trong đó có 1241 vụ bạo lực về thể xác như đánh đập, hành hạ...; 672 vụ bạo lực về tinh thần như chửi bới, lăng mạ...; 36 vụ bạo lực về tình dục như cưỡng ép quan hệ tình dục...; 150 vụ bạo lực về kinh tế...
Thứ tư, Bạo lực kinh tế: là các hành động hoặc quyết tâm thực hiện các hành động để phụ nữ phải phụ thuộc về tài chính, bao gồm: chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có các hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của các thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên...
Ngoài ra, Vĩnh Phúc còn rất nhiều dạng bạo lực khác làm tổn thương đến người phụ nữ như: Bạo lực thế hệ, bạo lực giới,... Theo số liệu thống kê của Công an, Tòa án nhân dân tỉnh, 6 tháng đầu năm 2011 cho thấy toàn tỉnh có
682 vụ ly hôn trong đó có trên 48% số vụ trong đó có liên quan đến bạo lực. Trước đây, đa phần mọi người đều cho rằng: phục vụ vô điều kiện cho nam giới là “chức năng“, là “nhiệm vụ“, là “sự hi sinh“, nhường nhịn của những người phụ nữ trong gia đình. Điều này bắt nguồn từ kết quả của chế độ phụ quyền tồn tại hàng nghìn năm, tư tưởng phong kiến ăn sâu vào tâm lí nhũng người phụ nữ... Một số phụ nữ còn cho rằng: “phụ nữ nên nhẫn nhục chịu đựng chồng, thậm chí còn phải chấp nhận bị bạo lực nếu cảm thấy mình có lỗi, không nên kêu ca phần nàn, không nhờ đến bất cứ một sự can thiệp của người nhà cũng như các tổ chức xã hội“.
Bạo lực gia đình xảy ra nhiều ở độ tuổi 30 - 40 và dưới nhiều mức độ khác nhau. Nhiều cặp vợ chồng đã kết hôn tiết lộ họ đã từng trải qua một trong những hình thức bạo lực gia đình như bị đánh, mắng, nhục mạ... Trong đó hình thức bạo lực tinh thần chiếm tỉ lệ khá cao 61,3%...
liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc)
Từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, trong từng điều kiện cụ thể, cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng nam nữ được tiến hành mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực: pháp luật, gia đình, xã hội... Điều này đã làm thay đổi căn bản quyền lợi cũng như vị trí của người phụ nữ so với trước đây. Song cuộc đấu tranh
nào cũng phải trải qua nhiều khó khăn, phức tạp. Hơn nữa khi Vĩnh Phúc vốn chịu ảnh hưởng nặng nề của những tàn dư, hủ tục phong kiến còn tồn tại hàng nghìn năm lịch sử. Vì thế Vĩnh Phúc vẫn còn tồn tại tư tưởng “trọng nam khinh nữ“, chính tư tưởng này đã tạo ra một loại bạo lực ghê gớm đối với phụ nữ. Nó đã khiến cho họ (những người phụ nữ cam chịu, những người còn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng phong kiến lạc hậu) không bị đánh đập nhưng cũng bị đày đọa về thể xác, tinh thần, không bị mắng chửi thì cũng phải lao động một cách cực nhọc, vất vả và phải phục tùng như một nô lệ.
Ngày nay, trong khi nhiều người chồng đã biết yêu thương, chia sẻ với vợ gánh nặng gia đình thì vẫn còn không ít người chồng thờ ơ, không quan tâm hoặc chút hết gánh nặng gia đình lên đầu vợ: từ việc lao động kiếm sống cho gia đình đến việc quản lí tài sản, thu vén nhà cửa, chợ búa, cơm nước, giặt giũ, chăm sóc và nuôi dạy con cái... trong khi người chồng thì chơi bời, lêu lổng, đánh bạc... Bảng: Ket quả khảo sát các hình thức bạo lực gia đình
Hình thức BLGĐ Tỷ lệ %
Bạo lực thân thê: đánh đập, đâm, đá, hành hạ,... 19,5 Bạo lực tinh thân: chửi măng, nhiêc móc, câm đoán quan hệ với
mọi người xung quanh...
61,3
Bạo lực tình dục: cưỡng ép quan hệ tình dục, cưỡng ép vợ đẻ thêm con,...
19,67
Bạo lực kinh tê: chông kiêm soát vợ vê thu nhập, kiêm soát kinh tế gia đình,...
24,67 (Kết quả khảo sát các hình thức bạo lực gia đình của Hội
Điều đáng nói đến ở đây là ở nhiều làng xã kiểu chồng như vậy vẫn nhận được sự ủng hộ của một số thành viên trong gia đình, trong đó có cả phụ nữ.
Hiện nay, nhiều ông chồng đã biết tự giác chia sẻ công việc cùng với vợ, hay thuê người giúp việc... để vợ có thời gian nghỉ ngơi và tiếp thu văn hóa. Tuy nhiên, người phụ nữ vẫn là người đóng vai trò chính, vẫn tốn nhiều thời gian và công sức cho việc chăm lo gia đình hay kiếm sống. Nhiều chị em còn phải vất vả hơn khi gặp phải các ông bó, bà mẹ chồng khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng nặng nề tư tưởng phong kiến. Họ thường nuông chiều con trai, cháu trai và coi con dâu như „“người ở không công“. Họ quan niệm rằng: mọi công việc là nàng dâu phải quán xuyến, gánh vác.
Thực trạng bạo lực là rất nguy hiểm vì nó đã vắt kiệt tâm hồn, sức lực, trí tuệ của người phụ nữ. Sẽ mãi đấy người phụ nữ vào sự cashc biệt với nam giới trong lao động, hưởng thụ và ngày càng trở nên sâu sắc thêm trong trình độ văn hóa. Còn đàn ông, họ ngày càng quen hưởng thụ và nuôi dưỡng tính ích kỉ của họ và làm cho văn hóa, đời sống gia đình của họ ngày càng đi xuống, tiềm ấn nhiều nguy cơ của tệ nạn xã hội.
2.2.2.Hậu quả của tình trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ Vĩnh Phúc
Tệ bạo lực đã làm tổn thương nặng nề cho đời sống tình cảm, tinh thần, nhận thức của phụ nữ, ảnh hưởng nghiệm trọng đến công việc làm ăn, nuôi dạy con cái, năng lực sáng tạo, sự hưởng thụ vật chất và văn hóa của chị em phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
Bạo lực gia đình đang là vấn đề xã hội phức tạp, nó có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng mà trước hết là vi phạm quyền con người, danh dự, nhân phấm và tính mạng của mỗi cá nhân; là nguy cơ gây tan vỡ, làm suy giảm sự bền vững của gia đình hạnh phúc, tác động xấu đến tư tưởng của thế hệ trẻ... Ngoài những hậu quả về xã hội, đạo đức và sự bền vững của gia đình; bạo lực gia đình còn gây