Giáo dục công dân trong nhận thức về bạo lực gia đình.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ tỉnh vĩnh phúc từ 2008 đến nay (Trang 48)

• O o •• • 9

Một trong những nguyên nhân chủ yếu cản trở việc thực hiện công cuộc giải phóng phụ nữ, chống hành vi bạo lực trong gia đình là nguyên nhân nhận thức. Ngay cả các cấp ủy Đảng nhận thức về vấn đề này còn đơn giản, phiến diện, chưa đầy đủ, thiếu quan tâm, coi đó là công việc nội bộ của từng gia đình. Điều này trở thành lực cản việc thực hiện bình đắng giới trong gia đình ở Vĩnh Phúc hiện nay.

Chúng ta đều biết rằng việc làm chuyển biến nhận thức, hành vi thái độ ứng xử với phụ nữ trong gia đình là rất khó vì tư tưởng “trọng nam khinh nữ“ có từ thời phong kiến là thói quen được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong các gia đình ở Việt Nam nói chung và ở Vĩnh Phúc nói riêng. Nhiều người, đã chấp nhận một trật tự bất bình thường trong chính gia đình của mình. Nhiệm vụ của chúng ta là phải thay đối nhận thức của nam giới với nữ giới về quan hệ giới, phải chỉ cho mọi người thấy được nguồn gốc của bạo lực đối với phụ nữ để từ đó thay đổi nhận thức của họ, dẫn đến thay đổi hành vi. Muốn thực hiện được điều này cần phải đấy mạnh công tác tuyên truyền, đặc biệt phải làm sao cho nhận thức đó chuyển thành hành vi, thái độ về bình đẳng đối với phụ nữ.

Tất cả mọi người nam cũng như nữ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt của Đảng, chính quyền, đoàn thể ở các địa phương nhất là đối tượng cá biệt, những người có hành vi coi thường và ngược đãi phụ nữ.

Đe thay đổi nhận thức sai của người chồng, mỗi phụ nữ phải đấu tranh chống lại những phong tục tập quán lạc hậu, áp bức, coi thường, trói buộc bản

thân mình. Những nhận thức sai lầm chỉ làm cho người phụ nữ lệ thuộc vào chồng. Phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc chỉ có thể giải phóng hoàn toàn khi gia đình, đất nước tiến vững bước xây dựng nều kinh tế ốn định, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho toàn xã hội. Với những điều kiện đó, phụ nữ Vĩnh Phúc mới có đủ phẩm chất, năng lực bản lĩnh để thực hiện vai trò của mình một cách xuất sắc.

Giáo dục công dân về phòng chống bạo lực gia đình trong trường học - nhất là trường phổ thông. Điều này có một vị trí quan trọng trong toàn bộ giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình bằng con đường giáo dục. Neu làm tốt vấn đề này ngay trong trường phổ thông sẽ gốp phần xây dựng một xã hội không có bạo lực. Đe làm được điều này cần khắc phục quan niệm cho rằng “Giáo dục công dân“ là môn học phụ, không phải là môn thi tốt nghiệp nên thiếu động lực dạy - học; các nội dung liên quan trực tiếp đến phòng, chống bạo lực gia đình chưa được đưa vào sách giáo khoa giáo dục công dân; đội ngũ giáo viên dạy học giáo dục công dân hầu như còn thiếu tính chuyên nghiệp...

Giáo dục công dân về phòng, chống bạo lực gia đình trong các đoàn thể mang tính trực diện khác với giáo dục công dân về phòng, chống bạo lực gia đình trong các trường học chủ yếu là giáo dục từ xa. Tuy nhiên nó vẫn là trực điện phòng chứ không phải là trực diện chống, vì vậy vẫn còn nặng về phần vận động, thuyết phục.

Giáo dục công dân về phòng, chống bạo lực gia đình trong cộng đồng đại gia đình tuy phạm vi hẹp nhưng lại có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả phòng chống. Không phải gia đình nào cũng có thể giáo dục công dân về phòng, chống bạo lực gia đình trong cộng đồng của mình. Đe làm tốt được việc này đòi hỏi đại gia đình phải có nề nếp gia phong, thuận hoà, trên kính dưới nhường, gọi dạ bảo vâng...

Giáo dục công dân về phòng, chống bạo lực gia đình trong cộng đồng khu dân cư tuy không có những ràng buộc về huyết thống nhưng họ vẫn có chất keo gắn bó là niềm tự hào về truyền thông lịch sử cua địa phương.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ tỉnh vĩnh phúc từ 2008 đến nay (Trang 48)