Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật, và tuyên truyền pháp luật

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ tỉnh vĩnh phúc từ 2008 đến nay (Trang 51)

luật, và tuyên truyền pháp luật

Việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động về phòng, chống bạo lực gia đình là hết sức cần thiết và quan trọng. Góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cũng như thái độ ứng xử của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng dân cư và cơ quan Nhà nước.

Các cấp ngành cần tạo điều kiện và khuyến khích các hoạt động giáo dục (hao gồm việc cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật về hôn nhân, gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình) từ vấn đề gia đình ở cơ sở cho các thành viên trong cộng đồng để phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình cũng như hướng dẫn kĩ năng ứng xử trong gia đình; kĩ năng ứng xử khi có mâu thuẫn xích mích giữa các thành viên trong gia đình.

Thành lập các tố hoà giải chuyên giải quyết mâu thuẫn , tranh chấp quyền cũng như lợi ích của các thành viên trong gia đình theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các ban ngành đoàn thể, các cấp chính quyền cần tạo điều kiện để hỗ trợ để các tổ hoà giải ở cơ sở hoạt động có hiệu quả.

Nội dung tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình cần được lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục

quốc dân. cần đưa nội dung tuyên truyền này vào các buổi sinh hoạt của các tổ chức Đoàn, Hội nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân, nhất là phụ nữ trong vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình.

Đối với việc phòng, chống bạo lực gia đình cần phân biệt đối tượng nữ, tuyên truyền cho họ biết, hiểu để tự bảo vệ mình; đối với những người có hiện tượng bị bạo lực gia đình, cần thông báo, tư vấn để chính quyền , đoàn thể và các tổ hoà giải cơ sở có thể can thiệp nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi sử dụng bạo lực gia đình.

Muốn việc phòng, chống bạo lực gia đình được điễn ra suôn sẻ thì cần hoàn thiện chế tài xử lí, có xử lí và xử lí nghiêm các đối tượng có hành vi bạo lực gia đình và nhận thức của con người cũng là một nhân tố quan trọng để luật đi vào thực thi sứ mệnh của nó trên thực tế.

Bên cạnh đó, người thực thi pháp luật tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn người dân đưa luật này đi sâu vào cuộc sống.

Cùng với đó, chính quyền các cấp các ngành và Đoàn thể nhất là Hội Phụ nữ thường xuyên phát động sâu rộng phong trào với chủ đề Vì một mái ấm gia đình nói không với bạo lực“, cần tăng cường biện pháp giám sát thực thi pháp luật và xử lí nghiêm minh các hành vi bạo lực gia đình, nâng cao nhận thức và hiệu quả hoạt động của tổ hoà giải ở cơ sở, tạo một môi trường tuyên truyền, cụ thế hoá luật tại các cơ sở.

Hiếp pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ tỉnh vĩnh phúc từ 2008 đến nay (Trang 51)