Giải pháp về xây dựng môi trường văn hoá.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ tỉnh vĩnh phúc từ 2008 đến nay (Trang 50 - 51)

Môi trường văn háo là công cụ khá hữu hiệu đế xem xét điều kiện bên ngoài làm nên sự hình thành hay tha hoá nhân cách, sự phát triển hay thụt lùi của cá nhân, sự phát triển hay lạc hậu của nhóm hay cộng đòng xã hội.Do đó, xây dựng môi trường văn hoá chính là một trong những biện pháp trọng tâm trong công tác phòng, chống bạo lực phụ nữ trong gia đình; thực hiện đúng nguyên tắc chỉ đạo về phòng, chống bạo lực trong gia đình.

Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) đặt ra mục tiêu của việc xây dựng môi trường văn hoá là: “Tạo ra ở các đơn vị cơ sở (gia đình, làng, xã, phường, khu tập thế, cơ quan, xí nghiệp, nông trường, lâm trường, trường học, đơn vị bộ đội...), các vùng dân cư (đô thị, nông thôn, miền núi...) đời sống văn hoá lành mạnh, đáp ứng nhu cầu văn hoá đa dạng và không ngừng tăng lên của các tầng lớp nhân dân“.

Việc xây dựng môi trường văn hóa tạo ra ảnh hưởng lớn tới những chuẩn mực của các gia đình, mỗi cá nhân và cộng đồng; đồng thời, mỗi cá nhân, mỗi gia đình văn hóa và cộng đồng văn hóa đều có đủ năng lực và trách nhiệm trong việc giải quyết được các mâu thuẫn xã hội; sử dụng việc tự giác thực hiện các tiêu chuẩn văn hóa như một sự tác động tích cực đối với các thành viên theo hướng phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của gia đình. Ben vững gia đình không chỉ phụ thuộc vào các mối quan hệ tình cảm khác nhau mà còn phải dựa vào việc giải quyết được các mâu thuẫn, các hành vi vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội hay nạn bạo lực gia đình... khi mà nó phát sinh trong mỗi gia đình. Bạo lực gia đình hiện là một vấn nạn xã hội, nó phản ánh lối sống thiếu trách nhiệm, việc ứng xử

thiếu văn hóa trong gia đình, phản ánh sự suy thoái về đạo đức của một hay một vài cá nhân, thành viên trong gia đình.

Như vậy, sức mạnh trong việc xây dựng môi trường văn hóa ở cơ sở tuy chỉ được thực hiện trên phạm vi hẹp song nócó vai trò rất lớn; có sự tham gia tổ chức thực hiện cũng như giám sát của quần chúng nhân dân; đem lại hiệu quả thiết thực trong sự vận động, giáo dục tuyên truyền, cảm hóa mỗi cá nhân, mỗi gia đình sống trong tổ dân phố, khu dân cư.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ tỉnh vĩnh phúc từ 2008 đến nay (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w