Tăng cường vai trò lãnh đạo của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thế, đặc biệt là Hội liên hiệp phụ nữ và Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ tỉnh vĩnh phúc từ 2008 đến nay (Trang 52 - 54)

đoàn thế, đặc biệt là Hội liên hiệp phụ nữ và Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ

Muốn biến quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về bình đắng giới thành hiện thực thì trước hết phải thông qua vai trò của các tố chức Đảng, chính quyền và đoàn thể, cụ thể:

Các cấp ủy Đảng: cần phải có biện pháp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục đế nâng cao hơn sự hiếu biết và ý thức trách nhiệm về bình đẳng giới trong gia đình...

Các cấp chính quyền: cần xây dựng chương trình nghiên cứu và phố biến kịp thời pháp luật, chính sách có liên quan đến phụ nữ. Bên cạnh đó, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội phối hợp với hội phụ nữ tổ chức bồi dưỡng, tuyên truyền, động viên các tầng lớp phụ nữ thực hiện các phong trào hoạt động yêu nước, chăm lo đời sống giải quyết và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người phụ nữ. Các cấp, các ngành phải tạo điều kiện và khuyến khích các hoạt động giáo dục, tù’ vấn đề gia đình ở cơ sở cho các thành viên trong cộng đồng để phòng ngừa bạo lực trong gia đình.

Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc: là tổ chức chính trị xã hội có mục đích là chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người phụ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ được bình đẳng, được phát triển.

Giai đoạn 2008-2010 được sự quan tâm của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch trực tiếp là Vụ gia đình, đã lựa chọn 5 xã của huyện Yên Lạc để xây dựng thí điểm mô hình câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững và nhóm phòng, chống bạo lực gia đình. Cùng thời gian đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh xây dựng và chỉ đạo thêm 8 mô hình tại các xã được lựa chọn xây dựng làng văn hóa trọng điểm và những nơi có đồng bào dân tộc sinh sống. Năm 2011 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục chỉ đạo nhân rộng mô hình ở 17 xã xây dựng nông thôn mới của tỉnh; hiện nay toàn tỉnh có tổng số 30 mô hình điểm về PCBLGĐ.

- Mỗi Câu lạc bộ có 25 - 30 thành viên, được duy trì sinh hoạt theo định kỳ 3 tháng một lần. Ban chủ nhiệm đồng thời là thành viên nhóm Phòng, chống bạo lực gia đình, nhóm có trách nhiệm xây dựng quy chế hoạt

động, duy trì hoạt động hàng quý và phát hiện, xử lý, can thiệp, hòa giải kịp thời các vấn đề xung đột, mâu thuẫn trong gia đình.

- Các nội dung sinh hoạt CLB: Tập trung vào 14 nhóm vấn đề theo hướng dẫn của TƯ như: Truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, giáo dục ứng xử tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình, kiến thức gia đình, kỹ năng giữ gìn hạnh phúc gia đình, giới thiệu các văn bản pháp luật, chính sách mới của đảng nhà nước đặc biệt là văn bản liên quan đến gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, hôn nhân gia đình, trẻ em...phong tục tập quán của dân tộc của quê hương, chăm sóc sức khoẻ người già, phụ nữ, trẻ em các vấn đề mang tính thời sự chính trị của TƯ địa phương...

Đe thực hiện tốt các nhiệm vụ trên các cấp, các ngành phải coi đây là công việc thường xuyên, liên tục, không giao hoán trách nhiệm cho một tổ chức hay cá nhân nào. Có như vậy công tác phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ mới hoàn thành thắng lợi, như lời dạy của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Toàn xã hội chẫm lo cho phụ nữ, chắc chắn sức sáng tạo của hàng chục triệu phụ nữ lao động và tấm lòng nhân hậu của hàng triệu bà mẹ sẽ càng đóng góp cho xã hội

được nhiều hơn [8; 191 ]

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ tỉnh vĩnh phúc từ 2008 đến nay (Trang 52 - 54)