Sự nẩy mầm của hạt giống:

Một phần của tài liệu Giáo trình nông học đại cương (Trang 108 - 111)

Sự nẩy mầm của một hạt giống b ình thường, khoẻ mạnh và trưởng thành bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường như sau:

Đủ nước- độ ẩm đồng ruộng (field capacity) là mức độ tối ưu đối với hạt

giống để nẩy mầm, mặc dù một số loại giống có thể nẩy mầm ngay cả ở gần độ ẩm cây héo (permanent wilting).

Nhiệt độ ấm - nhiệt độ tối ưu cho đa số hạt giống cây trồng nẩy mầm nằm giữa 15 - 300 C.

Thoáng khí đa số hạt cây trồng nẩy mầm tốt d ưới điều kiện nồng độ khí O2 và CO2 bình thường (tương ứng với 20% và 0,03%).

pH với đa số cây trồng, pH thuận lợi cho hạt nẩy mầm trong khoảng 4.0 - 7.6.

Phương pháp gieo trồng, mật dộ, khoảng cách 1 Các phương pháp gieo trồng

(1). Gieo thẳng ngoài đồng.

Sạ vãi: sạ lúa, sạ đậu xanh trên ruộng sau khi thu hoạch lúa ( nh ư ở An

Giang).

Gieo đều trên hàng, sau khi cây m ọc sẽ tỉa bớt cây yếu để chừa

lại số

cây đúng mật độ yêu cầu.

Gieo theo hốc trên hàng, với khoảng cách giữa các hốc đ ã quy định, sau khi cây mọc sẽ tỉa bớt chừa lại 1-3 cây sinh trưởng tốt nhất ( như trồng đậu, bắp..)

Chọc lỗ bỏ hạt ( trên đất chưa cày), như cách “làm r ẫy” của đồng bào dân tộc vùng cao.

(2).Cấy

Hạt được gieo trong hộp ươm giống (bằng gỗ hoặc nhựa), liếp ươm, hoặc ruộng mạ, được chăm sóc tốt khi đạt tiêu chuẩn thì đem nhổ trồng ra diện rộng ( thường ở dạng rễ trần). Thí dụ nh ư đối với lúa nước, thuốc lá, các loại rau như bắp cải, hành, cải bông, cải xanh, cà chua, cà tím, ớt ngọt, ớt … (3). Trồng cây con:

Thường được áp dụng cho cây đa ni ên, cây ăn quả. Cây con được nuôi trong vườn ươm, được chon lọc, có thể tiến hành ghép để tạo năng suất cao, khi đạt tiêu chuẩn mới đem ra trồng trong hố đã đào sẵn. Cây con có thể được trồng dạng rễ trần ( gọi l à stump), hoặc trong bầu đất. Thí dụ nh ư đối với dừa (ươm quả), cao su (cây ghép dạng stump hoặc bầu).

Các ưu khuyết điểm của phương pháp trồng cây phải qua giai đoạn v ườn ươm:

Tránh lãng phí hạt giống, nhất là đối với các loại hạt kích th ước rất nhỏ hoặc có giá trị cao, cũng như hạt chậm nẩy mầm.

Cây con được chăm sóc kỹ hơn trong môi trường tập trung (đầu tư lao động, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…) do đó thuận lợi h ơn cho sự sinh trưởng ban đầu của nó so với gieo thẳng hạt ra ruộng.

Có điều kiện để chọn lọc đ ược những cây đạt tiêu chuẩn và đồng đều khi đem trồng.

Khi cây con trồng ra đất thì đã tương đối lớn, nên có khả năng sinh trưởng phát triển cũng như thích nghi với điều kiện ngoại cảnh bất lợi hơn (cạnh tranh với cỏ dại, chịu hạn,…).

Tiết kiệm được thời gian cây trồng trên vườn sản xuất, do đó cho phép tăng vụ (như đối với lúa cây, rau, thuốc lá).

địa điểm, phí và phương tiện vận chuyển cây con là các vấn đề cần phải tính toán khi dự kiến xây dựng vườn ươm.

Một phần của tài liệu Giáo trình nông học đại cương (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)