Sự thích nghi của cây trồng

Một phần của tài liệu Giáo trình nông học đại cương (Trang 82 - 84)

Qua quá trình tiến hoá và sự cải tạo của con người, các loài cây trồng đã đạt được cơ chế thích nghi với các điều kiện khí hậu, đất v à sinh học cụ thể

Điều kiện ngập nước suốt chu kỳ sinh trưởng

Các loài thích nghi là lúa và khoai môn. Chúng đư ợc trồng ở vùng đồng bằng ngập nước hoặc các bãi ven sông. Cây đay có thể chịu đựng ngập nước trong một thời gian. Cây cao l ương có thể chịu được ngập trong thời

gian ng ắn.

Nhưng cây bắp thì mẫn cảm với bị ngập, dù chỉ trong 36 giờ. Chôm chôm và sầu riêng thì rất mẫn cảm với ngập nước.

Nhiệt độ lạnh

Ở các vùng có độ cao lớn (nhiệt độ giảm đi 0,6oC mỗi khi độ cao so với mực nước biển tăng lên 100 m). Các loài thích nghi là:

Rau cải: khoai tây, bắp cải, đậu Hà Lan… Cây ăn trái: vải, nhãn, nho, táo…

Cây dừa không thể ra hoa và kết quả ở cao độ quá 600 m.

Vùng ven biển và có triều lên xuống.

Cây dừa tỏ ra thích nghi tốt.

Điều kiện dưới bóng râm

Gừng, tiêu, chôm chôm, cacao, cà phê, chu ối, … có thể trồng dưới các

cây khác (như dừa).

Đất chua (pH thấp, 4 - 5).

Các cây chống chịu đất chua bao gồm cao su, dứa, khoai mì, khoai lang, cỏ stylo (Stylosanthes humilis), một số giống lúa chịu phèn.

Đất có sa cấu nhẹ (nhiều cát)

Các cây có củ, cây họ đậu, và bắp tỏ ra thích nghi

Đất nghèo dinh dưỡng và có nhiều đá.

Các loài chống chịu được là cây điều, cao lương, dứa, khoai lang, đậu trắng, đậu xanh, cỏ Napier và cỏ voi (làm thức ăn gia súc)

Chế độ quang kỳ

Đậu nành, cây bố, một số giống lúa mẫn cảm với chế độ quang kỳ v à chỉ ra hoa khi ngày ngắn hơn 12 giờ.

Đất mặn

Một số giống lúa chịu mặn và dừa có thể thích nghi được.

Một phần của tài liệu Giáo trình nông học đại cương (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)