Phân tích tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng tại ngân hàng Sacombank. (Trang 77 - 92)

Dư nợ là kết quả để đánh giá sự tăng trưởng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Qua 3 năm dư nợ cho vay tăng vì Chi nhánh tiến hành đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng nhiều hình thức cho vay tiêu dùng, phục vụđời sống, bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh…đối với nhiều cá thể.

Tổng dư nợ cho vay tăng qua các năm, trong đó cho vay ngắn và trung hạn

đều tăng. Năm 2005, tổng dư nợ là 538.878 triệu đồng, năm 2006 là 673.838 triệu

đồng, tăng 25,04% so năm 2005, sang năm 2007 thì dư nợ 840.412 triệu đồng, tăng 166.574 triệu tương đương 24,72% so năm 2006. Kết quả dư nợ trong thời gian qua của Ngân hàng là rất lớn so với các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn thành phố. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế phát triển, các chủ thể trong nền kinh tế kinh doanh có hiệu quả, nên nhu cầu vốn cho sản xuất tăng, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng. Sau 5 năm Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, kinh tế bắt đầu tăng tốc và đạt mức tăng trưởng mạnh. Do Cần Thơđược sự quan tâm đầu tư của Trương ương, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được

đầu tư phát triển như: hệ thống giao thông đường thuỷ - bộ - hàng không ngừng

được cải thiện tốt, cơ sở hạ tầng được chỉnh trang nâng cấp… tạo điều kiện tốt nhất để đẩy mạnh phát triển kinh tế. Tạo tâm lý an tâm cho nhà đầu tư và các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh tập trung làm ăn và kết quảđạt được là: nhiều cá nhân, doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới thành lập. Và các NHTM mọc lên nhanh chóng trên địa bàn Cần Thơ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.

Nhìn chung, hoạt động tín dụng của Chi nhánh vẫn tiếp tục phát triển với dư

nợ ngày càng tăng. Để có được kết quả này thì ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Giám Đốc, các trưởng phòng, phải kể đến sự nổ lực của các nhân viên tín dụng. Ngoài ra thái độ phục vụ và hình ảnh về nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo nguồn vốn cũng như sử dụng vốn của Ngân hàng. Từđó, nâng cao uy tín của Chi nhánh đối với khách hàng, cũng cố chắc và mở rộng địa bàn hoạt động tín dụng của Chi nhánh.

a. Dư n theo thi hn.

- Dư nợ ngắn hạn: năm 2005 đạt mức dư nợ là 260.069 triệu đồng; năm 2006 là 348.576 triệu đồng tăng 88.507 triệu đồng tương đương tăng 34,03%. Sang năm 2007 mức dư nợ đạt 458.343 triệu đồng tăng 109.767 triệu đồng tương

đương tăng 31,49% so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong 2 năm nay tình hình sản xuất kinh doanh trong Thành phố sôi động, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng, khách hàng có đủ điều kiện để Ngân hàng cho vay nên đã

được đáp ứng. Dư nợ ngắn hạn trong 3 năm qua chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng nhà, tiêu dùng, công thương nghiệp. Các doanh nghiệp tại Thành phố Cần Thơ không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất, mở rộng quy mô để

có được vị trí vững chắc cho mình trên thị trường trong điều kiện nền kinh tế hội và cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, để có được như vậy thì cần phải có vốn và các ngân hàng chính là nơi đáp ứng nhu cầu về vốn cho họ.

Ngoài ra, đểđạt mức dư nợ cao qua 3 năm vừa qua là do sự cố gắng của tất cả

Thơ đến với khách hàng. Nhu cầu về vốn đối với sản xuất kinh doanh không ngừng tăng lên, nền kinh tế TP.Cần Thơ phát triển không ngừng hoà nhịp với quá trình CNH - HĐH của đất nước.

- Trong thực tiễn quan hệ tín dụng được hình thành hết sức đa dạng và có đủ

tất cả các chủ thể tham gia. Quan hệ tín dụng thực chất là quan hệ vay - trả. Nhiều khi việc trả nợ cho ngân hàng không được thực hiện, dần món vay từ bình thường chuyển biến theo các mức độ sau: nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Từ đó, nợ xấu được hình thành và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tình hình nợ xấu ngắn hạn như

sau:

+ Nợ nhóm 3 có chiều hướng tăng qua các năm, cụ thể năm 2006 là 2766 triệu đồng tăng 385 triệu đồng so với năm 2005, sang năm 2007 là 3340 triệu đồng tăng 574 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân nợ nhóm 3 tăng lên là do, các năm qua mặc dù kinh tế phát triển nhưng thị trường có nhiều biến động giá các yếu tố đầu vào tăng cao, giá xăng dầu tăng liên tục, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của người dân, công việc làm

ăn kém hiệu quả, mất nguồn thu nhập, mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng… phần lớn các trường hợp này rơi vào các hộ sản xuất nông nghiệp, kinh doanh nhỏ lẻ

chủ yếu vay vốn ngắn hạn để sản xuất tuy Chi nhánh đã hỗ trợ và tư vấn hướng làm ăn cấp thêm vốn khắc phục hậu quả nhưng vẫn hoạt động kém hiệu quả tiếp tục thua lỗ, nên làm tăng nợ quá hạn của Chi nhánh. Mức dư nợ cao nhưng quản lý chưa tốt quá trình cấp phát tín dụng nên cũng góp phần là tăng nợ nghi ngờ, Chi nhánh cần quản lý quá trình cấp phát vốn, rà soát có chọn lọc khách hàng để hạn chế tối đa nợ quá hạn, bên cạnh đó cần kiểm soát chặt chẽ và xử lý kịp thời các khoản nợ nhóm 3 nhằm giảm thiểu rủi ro thất thoát vốn của Chi nhánh.

+ Cùng với sự tăng trưởng của tín dụng thì tình hình nợ xấu (ngắn hạn) của Chi nhánh cũng có sự chuyển biến theo chiều hướng tốt. Nợ nhóm 4, 5 đầy nợ

nhóm nợ có mức rủi ro cao nếu không xử lý tốt khả năng mất mát tín dụng là rất lớn. Hai nhóm nợ này được Chi nhánh rất quan tâm, có sự kiểm soát chặt chẽ và

áp dụng xử lý bằng nhiều biện pháp hữu hiệu nên đã giảm qua 3 năm, đây là dấu hiệu tốt cho thấy sự nổ lực của Ngân hàng trong công tác thu nợ và xử lý nợ quá hạn. Nợ xấu tăng là do dịch cúm gia cầm, sâu bệnh trên cây trồng khiến nông dân thu được lợi nhuận nhưng không đủ tiền trả nợ, dẫn bến nợ quá hạn. Những năm qua Chi nhánh đã hạn chế cho vay các đối tượng nuôi trồng nên đã làm giảm nợ

xấu xuống.

Bảng 4.7: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN QUA CÁC NĂM

Đvt: triệu đồng 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 ST (%) ST (%) - Dư nợ ngắn hạn 260.069 348.576 458.343 88.507 34,03 109.767 31,49 + Nợ nhóm 3 2381 2766 3340 385 16,17 574 20,75 + Nợ nhóm 4 1167 1423 711 256 21,94 -712 -50,04 + Nợ nhóm 5 1277 509 487 -768 -60,14 -22 -4,32 Tổng nợ xấu 4.825 4.698 4.538 -127 -2,63 -160 -3,41 - Dư nợ trung & dài hạn 278.809 325.262 382.069 46.453 16,66 56.807 17,46 + Nợ nhóm 3 871 1797 2099 926 106,31 302 16,81 + Nợ nhóm 4 427 925 447 498 116,63 -478 -51,68 + Nợ nhóm 5 467 331 306 -136 -29,12 -25 -7,55 Tổng nợ xấu 1.765 3.053 2.852 1.288 72,97 -201 -6,58

(Ngun: Phòng kế toán & Ngân qu)

- Dư nợ trung - dài hạn: tình hình dư nợ trung và dài hạn qua các năm của chi nhánh cụ thể là năm 2005 là 278.809 triệu đồng; năm 2006 dư nợ đạt 325.262 triệu đồng tăng 46.453 triệu đồng tương đương tăng 16,66% so với năm 2005; sang năm 2007 mức dư nợ này tiếp tục tăng 17,46% tương đương tăng 56.807 triệu đồng. Các khoản cho vay trung và dài hạn có đặc điểm là không thể thu hồi nợ hết ngay trong năm mà chỉ thu một phần. Dư nợ này tại chi nhánh trong thời

gian qua chủ yếu tập trung ở ngành công nghiệp, xây dựng, tiêu dùng. Mức dư nợ

vay trung và dài hạn của Ngân hàng cao, chứng tỏ quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng được mở rộng trong thời gian qua, với nhiều hình thức huy động đa dạng, với một nguồn vốn mạnh. Dư nợ tín dụng trung và dài hạn cao sẽ đem đến nguồn thu nhập cao cho chi nhánh vì lãi suất cho vay đối với đối tượng này là rất cao, tuy nhiên ứng với mức lãi suất cao như thế thì mức độ rủi ro đối với Ngân hàng là rất cao. Nếu dư nợ này chiếm tỷ trọng thấp sẽ giảm bớt được rủi ro. Bởi vì, thời hạn cho vay dài sẽ chịu sự tác động của nhiều yếu tố như lạm phát, tình hình kinh tế - chính trị thay đổi, thiên tai… làm ảnh hưởng đến số tiền cho vay. Ngân hàng nên duy trì một cơ cấu dư nợ hợp lý, dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm khoảng 60% - 70% để cân đối lợi nhuận và rủi ro.

- Cho vay trung và dài hạn mang lại nguồn thu nhập lớn cho Ngân hàng tuy nhiên đây là khoản cho vay chứa đựng rất nhiều rủi ro. Tình hình nợ xấu trung và dài hạn như sau: năm 2006 là 3.053 triệu đồng tăng 1.288 triệu đồng so với năm 2005, tỷ lệ tăng là 72,97%; năm 2007 là 2.852 triệu đồng giảm 201 triệu đồng so với năm 2006, ứng với tỷ lệ giảm là 6,58%. Kinh tế hội nhập đã tạo vận hội phát triển, tuy nhiên cũng đặt ra rất nhiều thách thức mà không phải doanh nghiệp nào cũng vượt qua được, đã có một số doanh nghiệp thất bại do hoạt động yếu kém dẫn đến phá sản mất khả nâng thanh toán cho Ngân hàng. Nuôi trồng thuỷ sản của người dân chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh làm vật nuôi chết hàng loạt, chi phí đầu vào như: thức ăn, con giống, thuốc men tăng cao, giá sản phẩm đầu ra thì có tăng nhưng không nhiều so với chi phí đầu vào dẫn đến thua lỗ. Chi nhánh cần bám sát các khách hàng này đểđôn đốc thu hồi nợ. Dư nợ tín dụng cao, nợ xấu thì tăng nhẹ cho thấy Chi nhánh cần quân tâm và quản lý tốt hơn nữa công tác cho vay, thẩm định, thu hồi nợ đối với tín dụng trung và dài hạn.

b. Dư n theo đối tượng:

Doanh nghiệp quốc doanh:

- Dư nợ doanh nghiệp Nhà nước lần lượt giảm tỷ trọng qua các năm. Năm 2005, số dư nợ doanh nghiệp nhà nước là 21.725 triệu đồng chiếm 4,03% tổng

doanh số dư nợ thì năm 2006 số dư nợ là 25.031 triệu đồng chiếm tỷ trọng 3,71% tổng dư nợ. Việc chuyển đổi cơ cấu tín dụng cho thấy Chi nhánh hạn chế tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước do đây là thành phần kinh tế sử dụng vốn vay không hiệu quả, có nhiều rủi ro, thay vào đó hiện tại các doanh nghiệp Nhà nước đang nhanh chóng được cổ phần hoá để hội nhập với nền kinh tế thị

trường có định hướng của nước ta, phần lớn họ tập trung đầu tư, kiện toàn cơ cấu tổ chức và các quy định, chưa thật sự tập trung vào hoạt động kinh doanh. Một mặt Ngân hàng tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác có hiệu quả hơn phát triển, mặt khác nhằm phân tán mức độ rủi ro trong tín dụng của Chi nhánh.

Bảng 4.8: DƯ NỢ THEO ĐỐI TƯỢNG QUA CÁC NĂM

Đvt: triệu đồng 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 ST (%) ST (%) - DN NN 21.725 25.031 23.744 3.306 15,22 -1.287 -5,14 + Nợ nhóm 3 137 191 220 54 39.42 29 15.18 + Nợ nhóm 4 67 98 47 31 46.27 -51 -52.04 + Nợ nhóm 5 74 35 32 -39 -52.70 -3 -8.57 Tổng nợ xấu 278 324 299 46 16,55 -25 -7,72 - DN tư nhân 36.400 55.739 83.727 19.339 53,13 27.988 50,21 + Nợ nhóm 3 222 387 473 165 74.32 86 22.22 + Nợ nhóm 4 109 199 101 90 82.57 -98 -49.25 + Nợ nhóm 5 119 71 69 -48 -40.34 -2 -2.82 Tổng nợ xấu 450 657 643 207 46,00 -14 -2,13 - Cá thể 480.753 593.068 732.941 112.315 23,36 139.873 23,58 + Nợ nhóm 3 2893 3985 4746 1092 37.75 761 19.10 + Nợ nhóm 4 1418 2051 1010 633 44.64 -1041 -50.76 + Nợ nhóm 5 1551 734 692 -817 -52.68 -42 -5.72 Tổng nợ xấu 5862 6770 6448 908 15,49 -322 -4,76

- Nợ xấu đối với đối tượng này cụ thể như sau: năm 2005 là 278 triệu đồng; năm 2006 là 324 triệu đồng tăng 46 triệu đồng so với năm 2005, với tốc độ tăng là 16,55%; đến năm 2007 giảm xuống còn 299 triệu đồng giảm 25 triệu đồng ứng với tỷ lệ giảm là 7,72% so với năm 2006. Tín dụng của Ngân hàng khó phát triển trong lĩnh vực kinh tế Nhà nước vì các đối tượng này thương hoạt động kém hiệu quả, dư nợ ở đối tượng này thấp do Chính sách của Chi nhánh là hạn chế cho vay

đối với các doanh nghiệp quốc doanh, cho vay có chọn lọc các doanh nghiệp có uy tín, hoạt động có hiệu quả, và có quan hệ giao dịch thường xuyên với Ngân hàng từ trước tới nay. Dư nợ trong quốc doanh không cao nhưng nợ xấu lại chiếm tỷ lệ

cao trong dư nợ, điều này đã làm giảm chất lượng hoạt động tín dụng, nguy cơ

mất mát vốn cao. Tuy nhiên, giá trị nợ xấu ở lĩnh vực này thấp cho thấy Chi nhánh

đã hướng kinh doanh tín dụng hợp lý.

Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc dân:

Chi nhánh đã cơ cấu lại tình hình dư nợ và đã đạt được những thành quả rất khả quan trong 3 năm qua. Cụ thể, trong 3 năm doanh số dư nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn tăng cao, năm 2006 tăng 131.654 triệu đồng tương đương với 25,46% so với năm 2005; năm 2007 đạt 816.668 triệu đồng tăng 167.861 triệu

đồng so với năm 2006, với tỷ lệ tăng là 25,87%. Trong đó, dư nợ của các doanh nghiệp tư nhân tăng cao nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ so với các cá thể nhỏ lẽ.

• Đối với doanh nghiệp tư nhân:

- Dư nợ năm 2006 của đối tượng này là 55.739 triệu đồng tăng 19.339 triệu

đồng so với năm 2005, tỷ lệ tăng là 53,13%; đến năm 2007 đạt 83.727 triệu đồng tăng 27.988 triệu với tỷ lệ tăng tương ứng là 50,21% so với năm 2006. Nguyên nhân là 3 năm qua các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, linh hoạt với thị trường và các doanh nghiệp đang chuyển hướng hoạt động kinh doanh theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế bằng việc đổi mới dây chuyền công nghệ và mở rộng hoạt

động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động và tạo ra nhiều sản phẩm hơn. Nắm bắt được vận hội đó Chi nhánh đã tập trung mở rộng tín dụng đối với

loại hình doanh nghiệp tư nhân và đạt được kết quả tích cực. Các doanh nghiệp tư

nhân kinh doanh có hiệu quả nên khả năng trả nợ và vay vốn thêm làm tăng doanh số cho vay, tác động đến tăng dư nợ của các doanh nghiệp tại Chi nhánh.

- Tình hình nợ xấu của đối tượng này qua 3 năm có sự biến động lên xuống qua các năm. Năm 2006, nợ xấu là 657 triệu đồng tăng 207 triệu đồng tương ướng với tốc độ tăng là 46% so với năm 2005. Nguyên nhân là do trong năm tình hình kinh tế TP.Cần Thơ có nhiều biến động như: dịch bệnh, thiên tai, giá cả hàng hoá tăng… gây bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, một số doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả do phản ứng chậm trước những biến động của thị trường. Đến năm 2007, nợ xấu giảm còn 643 triệu đồng giảm 14 triệu đồng so với năm 2006 với tốc

độ giảm là 2,13%. Kinh tế TP.Cần Thơ trong năm 2007 có nhiều chuyển biến tích

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng tại ngân hàng Sacombank. (Trang 77 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)