Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Cần Thơ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng tại ngân hàng Sacombank. (Trang 43 - 58)

3.5.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Cần Thơ qua 3 năm. Cần Thơ qua 3 năm.

3.5.4.1. Chỉ tiêu lợi nhuận trên thu nhập.

Chỉ số này cho biết một đồng thu nhập bỏ ra sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đồng thời đánh giá hiệu quả quản lý thu nhập của ngân hàng. Chỉ số này qua 3 năm không cao nhưng có chiều hướng giao động tăng giảm không lớn hay có thể nói cách khác được duy trì ổn định: 1 đồng thu nhập tạo ra 0,1069 đồng lợi nhuận năm 2005; 0,1041 đồng lợi nhuận năm 2006 và 0,1046 đồng lợi nhuận vào năm 2007. Nó chứng tỏ chi nhánh đã có những biện pháp tích cực trong việc tăng thu nhập của mình, bên cạnh đẩy mạnh tăng thu nhập thì chi phí cũng tăng theo. Tuy nhiên, chi nhánh cần phải đa dạng hoá các sản phẩm đầu tư của mình hơn nữa, đồng thời xây dựng chiến lượt huy động vốn và cho vay tốt hơn nữa, để có

thể cạnh tranh và tạo uy tín vững chắc trên thị trường kinh doanh tiền tệở địa bàn TP.Cần Thơ. Chỉ số này tương đối ổn định là do lợi nhuận gia tăng nhưng không cao và chi phí cũng gia tăng đáng kể cùng với sự gia tăng cao của thu nhập. Lợi nhuận năm 2006 chỉ tăng 29,99% so với năm 2005 trong khi thu nhập tăng đến 32,87%; năm 2007 thu nhập tăng 22,05% thì lợi nhuận tăng 22,79% so với năm 2006.

Bảng 3.2: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SACOMBANK CẦN THƠ QUA 3 NĂM

Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Tài sản Triệu đồng 565.602 705.739 871.074 24,78 23,43 Thu nhập Triệu đồng 64.388 85.910 105.020 33,43 22,24 Chi phí Triệu đồng 54.427 72.231 87.888 32,71 21,68 LN (ròng) Triệu đồng 6.880 8.943 10.981 29,99 22,79 LN/TN % 10,69 10,41 10,46 - - LN/TS % 1,22 1,27 1,26 - - TN/TS % 11,38 12,17 12,06 - - CP/TN % 84,53 84,08 83,69 - - CP/TS % 9,62 10,23 10,09 - -

3.5.4.2. Chỉ tiêu lợi nhuận trên tài sản.

Chỉ số này giúp ta thấy được khả năng ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản. Nó giúp cho người phân tích xác định hiệu quả kinh doanh của một

đồng tài sản. Chỉ số này của ngân hàng qua 3 năm có chiều hướng tăng và ổn định. Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản qua các năm là 1,69% vào năm 2005; 1,76% vào năm 2006 và 1,75% vào năm 2007. Tỷ số lợi nhuận trên tài sản ở mỗi năm là chấp nhận được . Sở dĩ, tỷ số này tăng và ổn định là do sự gia tăng của lợi nhuận liên

tục qua 3 năm và chi phí bỏ ra qua 3 năm để có được lợi nhuận cũng gia tăng: năm 2006 lợi nhuận tăng 29,99% và chi phí tăng 32,71% so với năm 2005, năm 2007 tăng 22,79% và mức tăng của chi phí là 21,68% so với năm 2006. Tài sản của ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động của ngân hàng là tốt, tuy nhiên thì cơ cấu tài sản cần hợp lý hơn so với tỷ lệ các khoản mục khác. Có như vậy Ngân hàng sẽ linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước sự biến động của nền kinh tế. Chỉ số này của Ngân hàng là không cao vì vậy

đi liền với nó là độ rủi ro không cao. Vì vậy, chỉ số này của ngân hàng ổn định và không quá lớn nên không đáng lo ngại nhưng cần điều chỉnh lại cho hợp lý để

mang lại hiệu quả kinh doanh tốt.

3.5.4.3. Chỉ tiêu thu nhập trên tài sản.

Chỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng. Chỉ tiêu này có xu hướng giao động lên xuống nhưng chênh lệch giữa các năm là không lớn: từ

11,38% năm 2005 lên 12,17% vào năm 2006 và giảm nhẹ còn 12,06%. Nguyên nhân của sự giao động này do sự gia tăng của tài sản bỏ ra để mang về nguồn thu nhập cao cho chi nhánh qua 3 năm: năm 2006 thu nhập tăng 33,43% so với năm 2005; đến năm 2007 thì tăng 22,24% so với năm 2006. Điều này cho thấy công tác tín dụng cho vay và thu nợ của chi nhánh là tốt. Chỉ số này nhìn chung tăng chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư hợp lý. Tuy nhiên, chi nhánh cần quan tâm

đến hiệu quả của nó để tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của ngân hàng. 3.5.4.4. Chỉ tiêu chi phí trên thu nhập.

Chỉ tiêu này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Đây cũng là chỉ sốđo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Chỉ số này qua 3 năm có chiều hướng giảm, năm 2005 chỉ số này là 84,53%, năm 2006 là 84,04 và năm 2007 là 83,69%. Điều này thể hiện hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả nhưng chưa cao chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có của mình. Chỉ số này giảm không nhiều giữa các năm, điều này cho thấy thu nhập và chi phí có do tốc độ tăng tương đối với nhau: năm 2006 thu nhập tăng 33,34% còn chi phí tăng 32,71% so với năm 2005; năm 2007 thu nhập tăng 22,24%, chi phí tăng

21,68% so với năm 2006. Tuy nhiên, chỉ số này khá gần với 1, nó cho thấy trong quản lý chi phí chưa hợp lý và chưa đạt hiệu qua cao. Ngân hàng cần có sự thay

đổi cơ cấu chi phí cho hợp lý để làm tăng lợi nhuận, tạo lợi thế cạnh tranh cho Ngân hàng trên thị trường. Chi nhánh có thể cắt giảm các khoản chi phí như: khoản chi nội bộ, chi tiếp khách, tránh lãng phí văn phòng phẩm, điện, điện thoại…

3.5.4.5. Chỉ tiêu chi phí trên tài sản.

Đây là chỉ số xác định chi phí phải bỏ ra cho việc sử dụng tài sản để đầu tư. Chỉ số này bình quân tăng qua 3 năm: năm 2005 chi phí trên tài sản là 9,62%, năm 2006 là 10,23% và năm 2007 là 10,09%. Chỉ số này tăng là do chi phí của ngân hàng gia tăng và gia tăng tài sản. Cụ thể vào năm 2006, tốc độ gia tăng chi phí là 32,71% và tốc độ gia tăng tài sản là 24,77% so với năm 2005 và năm 2007 tỷ lệ

gia tăng chi phí là 21,68%, tỷ lệ gia tăng tài sản 23,43% so với năm 2006. Điều đó chứng tỏ ngân hàng cần quản lý và điều chỉnh chi phí của mình cho hiệu quả hơn.

Điều này cho thấy một đồng tài sản của Ngân hàng tạo ra thu nhập cao nhưng đòi hỏi về mặt chi phí cũng cao và mức độ rủi ro cần được quan tâm. Ngân hàng nên có những thay đổi thích hợp để có cơ cấu thu nhập và chi phí thích hợp để có thể

nâng cao lợi nhuận ngân hàng trong tương lai.

3.6. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN.

Ngoài vốn điều chuyển từ hội sở thì nguồn vốn huy động chiếm vị trí quan trọng quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của NH. Vốn huy động được chi nhánh huy động từ nhiều nguồn khác nhau như: tiền nhàn rỗi của cá nhân, gia

đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ…. đặc biệt là trong điều kiện phát triển kinh nhanh như hiện nay.

Vốn huy động được càng lớn thì giúp chi nhánh chủđộng cho vay và tạo ra lợi nhuận cho mình. Ở Cân Thơ, trong những năm vừa qua đã chứng kiến cuộc chạy đua huy động vốn giữa các NHTM với nhau diễn ra quyết liệt, vừa cạnh tranh bằng chính sách chăm sóc khách hàng và các dịch vụ tiện ích gia tăng, vừa cạnh tranh lãi suất và các chương trình khuyến mãi. Ngoài ra thì thị trường chứng

khoản sôi động và trở nên phổ biến đối với người dân và các doanh nghiệp, dẫn

đến xuất hiện nhiều công ty đầu tư tài chính là những kênh huy động vốn cạnh tranh với hệ thống NHTM.

Tổng huy động vốn của Ngân hàng trong năm tăng so với các năm trước với tốc độ tăng bình quân là 37,24%. Vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư năm 2007 đạt 403.326 triệu đồng tăng 108.825 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng tăng 36,95% chiếm tỷ trọng 93,48%/tổng huy động và 46,30%/tổng tài sản. Năm 2006, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và trong dân cưđạt 294.501 triệu

đồng tăng 2.296 triệu đồng so với năm 2005, với tốc độ tăng là 0,97%. Tình hình huy động vốn đạt tăng trưởng rất cao, nhất là năm 2007 tăng khoảng 38 lần so với năm 2006 (0,97%). Sự dịch chuyển cơ cấu vốn theo đối tượng khách hàng nhỏ lẻ

cho thấy việc mở rộng mạng lưới, mở rộng địa bàn hoạt động, cùng với hệ thống cơ sở vật chất khang trang bề thế đã phát huy rất tốt tác dụng, đây là một lợi thế

của chi nhánh trong điều kiện hội nhập mạnh mẽ như hiện nay.

Bảng 3.3: CƠ CẤU NGUỒN VỐN

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 I. Vốn huy động: 229.098 312.501 431.469 II. Vốn điều chuyển. 266.504 393.238 439.605 Tổng nguồn vốn 565.602 705.739 871.074

0.000 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 2005 2006 2007 Vốn điều chuyển. Vốn huy động:

Biểu đồ 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN SACOMBANK CẦN THƠ QUA 3 NĂM

Nguồn vốn huy động được có sự tăng trưởng đột biến là do chi nhanh đẩy mạnh quảng bá thương hiệu đi cùng với công tác huy động vốn, đa dạng hoá nghiệp vụ huy động vốn, nhiều chương trình quảng cáo, tiếp thị và khuyến mãi lớn, với mức lãi suất linh hoạt hấp dẫn đã góp phần rất lớn vào kết quả huy động vốn.

Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng đã tiến hành đổi mới công tác phục vụ, tạo ấn tượng thật tốt khi khách hàng đến gửi tiền. Các tiện ích mà Ngân hàng cung cấp cho khách hàng ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng nên số lượng khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng ngày càng nhiều. Chính vì vậy mà vốn huy động tại chi nhánh tăng rất nhanh.

Bảng 3.4: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN QUA CÁC NĂM Đvt: triệu đồng 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 ST (%) ST (%) - TG tổ chức KT 135.647 134.469 193.819 -1.178 -0,87 59.350 44,14 + Không kỳ hạn 131.783 125.969 179.082 -5.814 -4,41 53.113 42,16 + Có kỳ hạn 3.864 8.500 14.737 4.636 119,98 6.237 73,38 - TG tiết kiệm 156.558 160.032 209.507 3.474 2,22 49.475 30,92 + Không kỳ hạn 9.644 4.250 11.418 -5.394 -55,93 7.168 168,66 + Có kỳ hạn 146.914 155.782 198.089 8.868 6,04 42.307 27,16 - TG TCTD khác 6.893 18.000 28.143 11.107 161,13 10.143 56,35 Tổng cộng 299.098 312.501 431.469 83.408 36,00 118.968 38,07

(Ngun: Phòng kế toán & Ngân qu)

Ngun vn huy động được ca chi nhánh gm các khon tin gi sau đây:

3.6.1. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế.

Tình hình huy động vốn biến động và tăng không ngừng. Nguồn vốn tăng là do những năm gần đây các doanh nghiệp là ăn có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao cho bản thân các doanh nghiệp, vì vậy lượng tiền nhàn rỗi cũng tăng cao. Trong khi, các doanh nghiệp đã quen dần các hoạt động giao dịch buôn bán thông qua ngân hàng, vì vậy mà lượng khách hàng đến với Ngân hàng ngày càng tăng cao. Các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng chủ yếu là khoản tiền không kỳ hạn nhằm để thanh toán cho các đối tác làm ăn.

Năm 2005, vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 135.647 triệu đồng, qua năm năm 2006 đạt 134.469 triệu đồng giảm 1.178 triệu đồng so với năm 2005, với mức giảm tương ứng là 0,87%. Nguyên nhân là do, thời tiết, dịch bệnh, giá cả

không ổn định bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản…ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của phần lớn người dân. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nguồn thu nhập giảm do lượng hàng hoá tiêu thụ chậm nên lượng tiền gửi vào ngân hàng không lớn. Đến năm 2007 đạt 193.819 triệu đồng tăng

59.350 triệu đồng hay tăng 44,14%. Nguyên nhân, sau khi gia nhập WTO nền kinh tế đất nước phát triển tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp TP. Cần Thơ tăng cường các hoạt động xuất - nhập khẩu với nhiều hợp đồng kinh tế được ký kết, cho nên tiền gửi vào ngân hàng để được thanh toán gia tăng đáng kể. Sản xuất nông nghiệp vượt qua nhiều khó khăn, thách thức về thiên tai, tiếp tục phát triển; nông dân yên tâm sản xuất, cải thiện đời sống.

- Đối với tiền gửi không kỳ hạn: kết quả hoạt động qua 3 năm như sau, năm 2005 đạt 131.783 triệu đồng, qua năm 2006 đạt 125.696 triệu đồng giảm 1.178 triệu đồng so với năm 2005. Đến năm 2007 đạt 193.819 triệu đồng tăng 59.350 triệu đồng so với năm 2006. Như đã biết lượng tiền gửi không kỳ hạn vào chi nhánh một phần phụ thuộc vào lượng hàng hoá tiêu thụ của các doanh nghiệp, trong năm 2007 kinh tế TP. Cần Thơ phát triển nhanh, thu nhập của người dân dần

được cải thiện lượng hàng bán ra của doanh nghiệp tăng vọt nên lượng tiền gửi này đỗ vào Ngân hàng cũng tăng lên.

- Đối với tiền gửi có kỳ hạn: kết quả huy động được như sau, năm 2005 đạt con số 3.864 triệu đồng, qua năm 2006 đạt 8.500 triệu đồng tăng 4.636 triệu đồng so với năm 2005, đến năm 2007 số tiền huy động được 14.737 triệu đồng tăng 6.237 triệu đồng so với năm 2006. Khoản tiền huy động có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế liên tục tăng qua các năm. Nguyên nhân là các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và quy mô được mở rộng. Trong thời kỳ hội nhập, có rất nhiều doanh nghiệp mới được thành lập nắm được vận hội đó Sacombank Cần Thơđã có chiến lượt marketing đến tận các khách hàng. Ngoài ra, chi nhánh còn có chính sách ưu

đãi đến tận nơi thu tiền đối với các khách hàng lớn và có giao dịch thường xuyên với Ngân hàng. Năm 2007, chi nhánh Cần Thơ đưa ra sản phẩm huy động tiền gửi có kỳ hạn ngắn hạn 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần đối với các doanh nghiệp có số tiền nhàn rỗi ngắn hạn lớn, chính vì vậy mà tiền gửi tăng lên nhanh chóng.

3.6.2. Tiền gửi tiết kiệm.

Trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì tiền gửi tiết kiệm chiếm phần lớn. Trong những năm gần đây Ngân hàng khuyến khích khách hàng gửi tiền tiết kiệm

với nhiều hình thức như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm dự

thưởng…

Tình hình tiền gửi tiết kiệm qua 3 năm như sau: năm 2005 đạt 156.558 triệu

đồng, sang năm 2006 đạt 160.032 triệu đồng tăng 3.474 triệu đồng so với năm 2005 với tỉ lệ tương ứng là 2,22%; đến năm 2007 thì tiền gửi tiết kiệm là 209.507 triệu đồng tăng 49.475 triệu đồng, với tốc độ tăng là 30,92%. Đây là bước nhảy vọt khá mạnh trong công tác huy động vốn, từ khoản tiền gửi tiết kiệm đó trong năm chi nhánh đã đưa ra hàng loạt chính sách khuyến mãi dành cho khách hàng như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm đảm bảo vàng, đặc biệt là sản phẩm tiết kiệm tích lũy theo số tiền góp hàng kỳ phù hợp với thu nhập của mỗi cá nhân.

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm vị trí cao và được khách hàng ưa chuộng do lãi suất cao và khá ổn định, mặt khác khách hàng thường không sử dụng các khoản tiền này ngay mà đó thường là những khoản thu nhập dôi ra gửi vào Ngân hàng với mục đích thu được lợi nhuận sau một khoản thời gian nhưng đây là những sản phẩm truyền thống của các NHTM.

Tiền gửi tiết kiệm tăng nhanh, nguyên nhân là do sản phẩm tiết kiệm của chi nhánh đa dạng với nhiều kỳ hạn so với các NHTM khác trên địa bàn thành phố và lãi suất thay đổi theo lãi suất thị trường rất có lợi cho khách hàng. Hiện nay chi nhánh Cần Thơ đang áp dụng chính sách lãi suất năng động cho khách hàng khi muốn rút tiền trước thời hạn. Khi rút tiền trước thời hạn thì khách hàng không phải chịu mức lãi suất không kỳ hạn như trước đây với khoản tiền gửi lãnh lãi trước hạn mà lãnh lãi suất theo kỳ hạn đã thực gửi. Nhờ vậy mà thu hút rất nhiều khách

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng tại ngân hàng Sacombank. (Trang 43 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)