Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng tại ngân hàng Sacombank. (Trang 29)

2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu.

Cần Thơ có hai khu công nghiệp tập trung: Trà Nóc, Phú Hưng. Và 2 trung tâm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Thốt Nốt, Cái Sơn - Hàng Bàng đang hoạt

động phát triển, tạo công ăn và việc làm cho hàng ngàn lao động trong vùng và địa phương. Do đó, nhu cầu về vốn của các cá thể - doanh nghiệp để phục vụ nhu cầu

đời sống, mở rộng sản xuất kinh doanh là rất lớn. Hiểu rõ vấn đề này, rất nhiều phòng giao dịch và chi nhánh của các ngân hàng đã mọc lên gần khu công nghiệp Trà Nóc để cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu về vốn và góp phần phát triển kinh tế ở địa phương. Để làm rõ điều này em đã chọn chi nhánh Sacombank Cần Thơ

làm đối tượng vùng nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu.

- Thu thập những số liệu trực tiếp có liên quan đến đề tài thông qua việc thực tập thực tế tại ngân hàng.

- Thu thập số liệu từ các báo cáo và những tài liệu của ngân hàng.

- Thông qua sách, báo, tạp chí, internet, đặc biệt là các án phẩm về sản phẩm của ngân hàng do phòng doanh nghiệp cung cấp.

- Trao đổi, nghiên cứu và tham khảo ý kiến với các anh, chị, cô, chú trong cơ

quan thực tập, và thảo luận các vấn đề về đề tài với các bạn sinh viên cùng thực tập.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu.

Dựa vào kiến thức đã được trang bị ở trường kết hợp với thực tập thực tế tại ngân hàng trong khoản thời gian thời gian thực tập. Từ những dữ liệu thu thập

được từ P. doanh nghiệp, P. cá nhân, P.hỗ trợ, P. kế toán & quỹ tại ngân hàng và từ các nguồn khác có liên quan sẽđược thống kê và tổng hợp, chọn lọc lại cho phù hợp với nội dung phân tích. Trong luận văn này đã sử dụng một số phương pháp phân tích sau:

- Phương pháp so sánh sự biến động của các dãy số qua các năm. - Sử dụng phương pháp phân tích thống kê và so sánh qua các năm.

- Phương pháp chính được sử dụng trong quá trình phân tích là phương pháp so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối theo thời gian.

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT V CHI NHÁNH SACOMBANK TI CN THƠ 3.1. ĐẶC ĐIM THÀNH PH CN THƠ.

Thành phố Cần Thơ (TPCT) là thành phố trực thuộc Trung Ưng, nằm ở trung tâm khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Vì vậy, TP.Cần Thơ có vị trí chiến lượt rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng. Đồng thời có tiềm năng về xây dựng và phát triển kinh tế quan trọng, là đầu mối giao thông thuận tiện của vùng, đất nước và quốc tế về giao thông thuỷ, bộ và đường hàng không.

Nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội mang tầm khu vực và quốc gia được đầu tư xây dựng như: cầu Cần Thơ, sân bay quốc tế Cần Thơ, Cảng biển Cái Cui, Trung tâm nhiệt điện Ô Môn, tuyến giao thông Bốn Tổng - Một Ngàn, tuyến đường Mậu Thân - sân bay Trà Nóc, quốc lộ 91 B - Nam sông Hậu... được khởi công xây dựng. Đồng thời, nhiều công trình quan trọng khác hoàn thành đưa vào sử dụng, bước đầu phát huy tác dụng, làm thay đổi diện mạo và tăng thêm tiềm lực của thành phố và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các khu đô thị mới, trung tâm thương mại, siêu thị đang được hình thành thu hút người dân đến mua sắm và xây cất. Các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố đã thu hút nhiều dự án, với tổng vốn đăng ký gần 884 triệu USD. Đã có 100 dự án đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho trên 22.000 lao động. Tốc độ tăng trưởng kinh tế TPCT đạt mức cao 16,27%, thu nhập bình quân đầu người vào khoảng 947,5 USD/năm (nguồn: www.tapchicongsan.org.vn, 29/3/2008,

tác gi Nguyn Tn Quyên).

Đặc trưng thế mạnh của TPCT cũng như toàn vùng ĐBSCL là sản xuất lúa gạo và nuôi trồng thuỷ sản, tổng kim ngạch xuất khẩu cũng thuộc vào hàng cao nhất vùng. Ngoài hai thế mạnh về sản xuất lúa gạo và nuôi trồng chế biến thuỷ sản, Cần Thơ còn có nhiều tiềm năng phát triển về du lịch, do có vị trí lợi thế về đường thuỷ và bộ với các tỉnh như Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp,…những tỉnh có nhiều trái cây đặc sản với nhiều thương hiệu nổi tiếng, vì vậy trong tương lai Cần Thơ sẽ phát triển mạnh về du lịch và đặc biệt là "du lịch miệt vườn" thu hut rất nhiều du khách trong nước và quốc tế.

3.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIN SACOMBANK NÓI CHUNG VÀ SACOMBANK CN THƠ NÓI RIÊNG.

3.2.1. Khái quát về Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được thành lập vào năm 1991, trên cơ sở hợp nhất 4 Hợp tác xã Tín dụng đã lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính. Với nhiệm vụ hoạt động chính là huy động vốn, cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng.

Qua 16 năm hoạt động, Sacombank đã trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam, và là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam 4.449 tỷ VND (năm 2007), với mạng lưới hoạt động rộng khắp trên cả nước. Và là ngân hàng đầu tiên chính thức niêm yết cổ phiếu trên trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với Sacombank nói riêng và thị trường vốn của Việt Nam nói chung.

Sacombank là một trong những Ngân hàng rất thành công trong lĩnh vực tài trợ danh nghiệp vừa và nhỏ và chú trọng đến dòng sản phẩm phục vụ khách hàng cá nhân.

Năm 2002, lần đầu tiên công ty tài chính quốc tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã đầu tư vào một ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam với tỷ lệ 10% trên vốn điều lệ và trở thành cổ đông nước ngoài lớn thứ 2 của Sacombank sau quỹđầu tư Dragon Financial Holding (Anh Quốc). Năm 2007, sau lần thay đổi vốn điều lệ lần thứ 25 Sacombank đã có vốn điều lệ là 4.449 tỷđồng (278 triệu đô la Mỹ). Cơ cấu cổ đông bao gồm: ngoài cổ đông trong nước, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín còn có 3 cổđông nước ngoài

- Công ty tài chính quốc tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế Giới (WB). - Tập đoàn tài chính Anh Quốc: Dragon Financial Holdings.

- Tập đoàn Ngân hàng Đức và Newzeland (ANZ).

Mạng lưới hoạt động của Sacombank từ 3 chi nhánh và 1 Hội sở lúc thành lập tính đến thời điểm hiện nay mạng lưới hoạt động của Sacombank đã lên đến 207 chi nhánh và phòng giao dịch, phủ kính 44 tỉnh và thành phố trong cả nước. Ngoài

ra thì Sacombank phát triển mối quan hệđại lý với 9700 đại lý của 250 Ngân hàng tại 90 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Vào ngày 08/01/2008, Sacombank trở

thành NHTMCP đầu tiên khai trương Văn phòng đại diện tại Trung Quốc.

3.2.2. Khái quát về Sacombank Cần Thơ:

Lch s hình thành và phát trin ca NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (SGTT) – chi nhánh Cn Thơ:

NHTMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Cần Thơ chính thức được thành lập vào ngày 31/10/2001. Trên cơ sở sáp nhập giữa NHTMCP Nông Thạnh Thắng Và NHTMCP SGTT dựa trên các văn bảng sau:

- Công văn số 2538/UB, ngày 13/09/2001 của thống Đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y cho việc sáp nhập NHTMCP vào NHTMCP Sài Gòn Thương Tín.

- Quyết định số 208/2001/QĐ – Hội đồng Quản trị (HĐQT) ngày 25/10/2001 của chủ tịch HĐQT về việc thành lập chi Nhánh cấp 1 tại Cần Thơ.

- Quyết định số 102/2002/QĐ – Hội đồng Quản Trị ngày 25/10/2001 của chủ

tịch HĐQT Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín về việc dời trụ sở cấp 1 từ 13A Phan

Đình Phùng – Phường Tân An – Quận Ninh Kiều – Thành Phố Cần Thơ. Tel: (071)843282 _ Fax: (071)743288.

Sacombank Cần Thơ chính thức hoạt động vào năm 2001, đánh dấu một hướng phát triển mới, một sự xâm nhập mới tại Miền Tây Nam Bộ, nơi mà nhu cầu vốn có tiềm năng phát triển rất cao, đồng thời cũng thực hiện định hướng chiến lược quan trọng tại vùng. Đến nay bước đầu Ngân hàng đã thể hiện rõ nét sự

thành công trong chiến lượt mở rộng thị trường mới góp phần nâng cao doanh số

và đa dạng hoá loại hình cho vay nhằm phân tán rủi ro và tăng lợi nhuận.

Với địa bàn hoạt động có nhiều khu công nghiệp và ngành nghề truyền thống phát triển của chi nhánh là phát triển mạnh đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các khu công nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá nhân, bên cạnh sản phẩm truyền thống là cho vay nông nghiệp. Nhưng gần đây nhằm mở rộng doanh số bán lẻ ngân hàng đã mạnh dạng đi vào cho vay các đối tượng kinh doanh – mua bán trong chợ trong vùng quản lý của Ngân hàng.

Hiện nay Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Cần Thơ có 4 đơn vị

trực thuộc gồm: Phòng giao dịch Ninh Kiều, Phòng giao dịch Cái Khế, Phòng giao dịch 3/2, Phòng giao dịch Thị trấn Thốt Nốt, Phòng giao dịch Trà Nóc.

Hiện tại chi nhánh Sacombank Cần Thơ đang tập trung phát triển và cho vay các lĩnh vực thuộc về thế mạnh của địa phương như: sản xuất lúa gạo, nuôi trồng thuỷ sản. Đây là hai thế mạnh đặc trưng của các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long trong đó có Cần Thơ. Ngoài ra, Ngân hàng còn quan tâm khảo sát địa bàn hoạt

động và chọn lọc một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tập trung vào các đối tượng khách hàng "đại gia", khách hàng VIP…

Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín còn được khách hàng biết đến với đội ngũ

nhân viên trẻ, năng động, am hiểu nghiệp vụ và nhiệt tình trong công tác phục vụ

khách hàng. Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín được xem là NHTMCP rất thành công trong lĩnh vực tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, chú trọng đến dòng sản phẩm dịch vụ khách hàng cá nhân. Và định hướng 2001 – 2010, Sacombank trở thành một trong những Ngân hàng hiện đại hàng đầu tại Việt Nam với phương châm “nhanh chóng – an toàn – hiệu quả”.

3.3. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức.

Chức năng hoạt động: Sacombank Cần Thơ là đơn vị hoạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng, được thực hiện một phần hoặc toàn bộ các dịch vụ tài chính - tiền tệ - tín dụng ngân hàng theo sự uỷ nhiệm và uỷ quyền của Tổng giám đốc NHTMCP SGTT. Sacombank Cần Thơ hoạt động theo nguyên tắc:

- Hoạt động của chi nhánh phải:

+ Chịu sự theo dõi, chỉ đạo, điều phối và kiểm tra giám sát về các mặt tổ chức của Phó Tổng giám đốc phụ trách khu vực.

+ Chịu sự quản lý, điều hành, giám sát tình hình thực hiện chỉ tiêu kinh doanh của Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc khối.

- Tổ chức bộ máy của chi nhánh phải theo nguyên tắc giao dịch một cửa trong mối quan hệ giải quyết công việc với khách hàng và các đơn vị khách hàng của Ngân hàng.

- Hệ thống chức danh, số lượng nhân viên cụ thể của mô hình tổ chức bộ máy theo quy định của Ngân hàng trong từng thời kỳ.

- Tự cân đối thu nhập, chi phí và có lãi suất nội bộ sau khi tính đủ các khoản chi phí và lãi điều hoà vốn nội bộ.

- Có bảng cân đối tài khoản riêng. - Được để tồn quỹ qua đêm.

Bộ máy tổ chức của Sacombank Cần Thơ được quy định tại điều 5 của quy chế về tổ chức hoạt động của chi nhánh, sở giao dịch và các đơn vị trực thuộc:

- Giám đốc chi nhánh: là người phục trách, tổ chức thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh, Sở giao dịch và các đơn vị trực thuộc được phân công phục trách và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị.

- Phó giám đốc: có chức năng giúp Giám đốc hoạt động chi nhánh của theo sự ủy quyền của Giám đốc. Chức năng này thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Tổng giám đốc. Hiện nay Sacombank Cần Thơ có một phó Giám đốc.

Các phòng nghiệp vụ:

- Phòng doanh nghip: quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể. Tiếp thị, quản lý và chăm sóc khách hàng doanh nghiệp. Triển khai chương trình tập huấn, huấn luyện khả năng chăm sóc khách hàng cho các đơn vị

trực thuộc. Đôn đốc khách hàng trả vốn lãi đúng kỳ hạn. Xây dựng kế hoạch hành

động, tăng cường năng lực cạnh tranh, phát triển thị phần và khắc phục khó khăn. Ngoài ra, phòng doanh nghiệp còn có một chức năng quan trọng là thẩm định doanh nghiệp.

- Phòng cá nhân: Quản lý, thực hiện các chỉ tiêu bán hàng theo sản phẩm cụ

thể. Tiếp thị, quản lý và chăm sóc khách hàng cá nhân. Đánh giá về tình hình thị

trường và địa bàn định kỳđể phản hồi về cho phòng tiếp thị cá nhân và tham mưu cho Ban lãnh đạo chi nhánh. Triển khai thực hiện chương trình, sự kiện quảng cáo cho các sản phẩm dịch vụ. Phân tích, thẩm định, đề xuất cấp tín dụng và cơ cấu lại các hồ sơ cấp tín dụng. Đôn đốc khách hàng trả vốn lãi đúng kỳ hạn.

- Phòng h tr: hỗ trợ, kiểm soát công tác tín dụng và quản lý nợ. Xử lý các giao dịch quốc tế. Kiểm soát và đề xuất các biện pháp thực hiện đối với các khoản

Sơ Đồ 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SACOMBANK

Giám Đốc

P. Giám Đốc

P. Doanh P. Cá Nhân P. Hỗ Trợ P. Kế Toán P. Hành Nghiệp & Quỹ Chánh BP. Tiếp Thị BP. Tiếp Thị BP. Quản Lý BP DN CN Tín Dụng Kế Toán BP. Thẩm BP. Thẩm BP. TT BP Định DN Định CN Quốc Tế Quỹ BP. Xử Lý Giao Dịch PGD PGD PGD PGD Ninh Kiều Cái Khế 3/2 Thốt Nốt

nợ trễ hạn, nợ quá hạn, nợ xấu. Thực hiện báo cáo định kỳ và kiểm tra đột xuất các loại nợ. Lập kế hoạch nợ quá hạn, kế hoạch dự phòng rủi ro và theo dõi thực hiện. Lưu trữ, bão quản các loại hợp đồng tín dụng, các giấy tờ nợ và các giấy tờ khác có liên quan. Và các vấn đề về thanh toán quốc tế.

- Phòng kế toán và qu: quản lý công tác kế toán tại Chi nhánh, công tác an toàn kho quỹ. Thu chi, xuất nhập, bốc xếp, vận chuyển và bảo quản tài sản. Hướng dẫn kiểm tra công tác hoạch toán kế toán, hậu kiểm chứng từ kế toán tại chi nhánh do các đơn vị trực thuộc chi nhánh thực hiện tại chi nhánh và các đơn vị trực thuộc Chi nhánh; thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và kiểm soát các hoạt động thanh toán trong nội bộ. Quản lý chi phí điều hành toàn Chi nhánh. Tổng hợp kế hoạch kinh doanh, tài chính và lập kế hoạch tài chính.

3.4. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA SACOMBANK. 3.4.1. Hoạt động huy động vốn. 3.4.1. Hoạt động huy động vốn.

Sacombank sử dụng hai nguồn vốn: vốn huy động và vốn điều chuyển từ hội sở. Trong đó vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Ngoài hình thức huy động vốn tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm truyền thống chi nhánh còn huy động tiền gửi tiết kiệm tích luỹ và tiền gửi vàng – VNĐđảm bảo vàng…

3.4.2. Hoạt động tín dụng.

Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Sacombank Cần Thơ. Hiện tại ngân hàng đang tiến hành các hoạt động tín dụng chủ yếu sau đây:

- Các sản phẩm tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh đối với khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân có đăng ký kinh doanh, tiểu thương, các cá nhân và hộ nông dân:

+ Cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động để thực hiện chi phí sản xuất kinh

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng tại ngân hàng Sacombank. (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)