Tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về phân tích tình hình thanh khoản tại Ngân hàng quốc tế Cần Thơ (Trang 34 - 36)

Bảng tổng kết tài sản hay gọi là bảng cân đối tài sản là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh toàn bộ tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định; hay nói cách khác bảng tổng kết tài sản là một báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Thông qua bảng báo cáo tình hình tài sản, người quản trị ngân hàng biết được cơ cấu tài sản, tình hình hoạt động kinh doanh và hiệu quả tài chính của ngân hàng.

Trong 3 năm qua, tình hình nguồn vốn cũng như cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng VIBank – Cần Thơ có nhiều sự thay đổi, cụ thể được trình bày qua bảng sau:

Bảng 3: Tình hình nguồn vốn của VIBank – Cần Thơ qua 3 năm ĐVT: Triệu đồng 2007 so với 2006 2008 so với 2007 Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % 1. Tổng VHĐ 118.235 188.755 261.143 70.520 59,6 72.388 38,4 - TG tiết kiệm 72.563 110.335 154.469 37.772 52,1 44.114 40,0 - TG của TCKT 37.108 64.398 82.719 27.290 42,4 18.321 28,4 - TG của TCTD 8.564 14.022 23.955 5.458 63,7 9.933 70,8 2. Vốn điều chuyển 43.053 104.293 124.773 61.240 142,2 20.480 19,6 3. Nguồn vốn khác 17.691 35.265 53.071 17.574 99,3 17.806 50,4 Tổng cộng 178.979 328.313 438.987 149.334 83,4 110.674 33,7

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VIB - Cần Thơ)

2006 tổng nguồn vốn của chi nhánh là 178.979 triệu đồng và đến năm 2008 là 438.987 triệu đồng. Để có đươc kết quả như vậy, ngân hàng đã có sự nổ lực không ngừng trong việc tìm kiếm nguồn vốn tại địa phương cũng như việc cạnh tranh với các ngân hàng khác để thu hút khách hàng đến gửi tiền. Điều này được thể hiện qua số vốn huy động không ngừng tăng qua 3 năm. Năm đầu tiên khi mới khai trương chi nhánh, số vốn huy động của ngân hàng là 118.235 triệu đồng, và tăng hơn 2 lần sau hai năm, cụ thể là năm 2008 đạt 261.143 triệu đồng. Con số này càng có ít nghĩa hơn vì năm 2008 là năm mà ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác huy độn vốn cũng như cho vay. Năm 2008, hoạt động của ngân hàng VIBank nói riêng và của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái kinh tế đang diễn ra ở nhiều nơi, trong đó có Mỹ là nước có sự khủng hoảng nghiêm trọng về mặt tài chính. Điều này gây ảnh hưởng đến nhiều nước, nhiều khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn tại VIBank – Cần Thơ

ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Khoản mục

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Tổng VHĐ 118.235 66,0 188.755 57,5 261.143 59,5

- Tiền gửi tiết kiệm 72.563 40,5 110.335 33,6 154.469 35,2

- Tiền gửi của TCKT 37.108 20,7 64.398 19,6 82.719 18,8

- Tiền gửi của TCTD 8.564 4,8 14.022 4,3 23.955 5,5

2. Vốn điều chuyển 43.053 24,1 104.293 31,8 124.773 28,5

3. Nguồn vốn khác 17.691 9,9 35.265 10,7 53.071 12,0

Tổng cộng 178.979 100,0 328.313 100,0 438.987 100,0

(Nguồn: báo cáo thường niên của VIB Cần Thơ)

Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn, ta có thể thấy VIBank – Cần Thơ có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay tại địa bàn tỉnh Cần Thơ trong 3 năm qua. Việc tăng tỷ trọng vốn huy động và giảm tỷ trọng vốn điều chuyển đã chứng tỏ tính chủ độc lập và không phụ thuộc vào nguồn vốn của Hội sở đối với VIB – Cần Thơ .

Qua 3 năm, tỷ trọng vốn huy động có xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Nguồn vốn huy động vẫn đóng vai trò chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn.

Vốn điều chuyển có sự biến động không ổn định. Năm 2006, vốn điều chuyển chiếm tỷ lệ 24,1% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2007 thì tỷ lệ này tăng lên là 31,8% nhưng năm 2008 lại giảm còn 28,5%. Nguyên nhân có sự biến động này là do nhu cầu vay vốn của khách hàng có nhiều biến động và nguồn cung tín dụng cũng thay đổi. Nhưng nhìn chung, xu hướng duy trì tỷ lệ vốn điều chuyển khoảng 30% vẫn là dấu hiệu tốt đối với chi nhánh.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về phân tích tình hình thanh khoản tại Ngân hàng quốc tế Cần Thơ (Trang 34 - 36)