Đánh giá tình hình thanh khoản bằng phương pháp phân tích các chỉ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về phân tích tình hình thanh khoản tại Ngân hàng quốc tế Cần Thơ (Trang 38)

các chỉ số tài chính.

Bảng 6: Các chỉ số đánh giá tình hình thanh khoản tại VIB – Cần Thơ ĐVT: Triệu Đồng

Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tiền mặt + tiền gửi tại tổ chức tín dụng 14.516 22.577 42.713

Dư nợ cho vay 152.286 289.070 364.585

Chứng khoán có tính thanh khoản 7.363 9.125 25.689

Tổng tài sản 178.979 328.313 438.987

Tiền gửi thanh toán 45.672 70.420 92.674

Tổng số tiền gửi 118.235 188.755 261.143

1. Chỉ số trạng thái tiền mặt (%) 8,1 6,9 9,7

2. Tỷ trọng tín dụng trong tổng tài sản (%) 85,1 88,0 83,1

3. Chỉ số cấu trúc tiền gửi (%) 38,6 37,3 35,5

4. Chỉ số chứng khoán có tính thanh khoản (%) 6,2 4,8 9,8

a. Chỉ số trạng thái tiền mặt

Đây là chỉ số đánh giá tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản cao nhất và nhanh nhất trong tổng tài sản. Chỉ số này càng cao chứng tỏ tính thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Nhưng trái lại, chỉ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng sẽ phải tốn nhiều chi phí cơ hội, từ đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Qua 3 năm, tình hình huy động vốn của ngân hàng tốt hơn, lượng tiền gửi tăng mạnh. Điều này đã giúp ngân hàng gia tăng tính thanh khoản, đáp ứng nhu cầu thanh khoản tốt hơn. Tiền mặt và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng của VIB – Cần Thơ tăng đều từ năm 2006 đến năm 2008. Song chỉ số trạng thái tiền mặt lại có sự biến động lúc tăng, lúc giảm. Cụ thể là: năm 2007 giảm so với năm 2006, nhưng năm 2008 lại tăng lên và lớn hơn năm 2007 và năm 2006. Điều này là do các nguyên nhân như sau:

- Năm 2006, khi mới khai trương chi nhánh VIB tại Cần Thơ, ngân hàng chưa có nguồn cung tiền ổn định, còn phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở. Vì vậy ngân hàng cần dự trữ tiền mặt nhiều để đáp ứng nhu cầu chi trả cho khách hàng, đồng thời cũng tạo niềm tin đối với khách hàng.

- Bước sang năm 2007, nguồn cung tiền mang tính chất ổn định hơn, đồng thời tình hình kinh tế cũng ổn định. Từ đó cho phép ban lãnh đạo chi nhánh quyết định giảm tỉ lệ dự trữ tiền mặt để giảm chi phí cho ngân hàng.

- Đến năm 2008, sự tăng trưởng của lạm phát cũng như những thay đổi của chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước đã làm cho lãi suất thay đổi liên tục. Nắm được những biến động này, VIB – Cần Thơ đã chủ động gia tăng tỷ lệ dự trữ tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho ngân hàng.

b. Tỷ trọng tín dụng trong tổng tài sản

Chỉ số này cho biết tỷ lệ ngân hàng phân bổ tài sản vào loại tài sản có tính thanh khoản thấp.

VIB Cần Thơ không tài trợ cho thuê đối với các đối tượng khách hàng nên số dư cho thuê bằng 0 qua các năm. Vì vậy, chỉ số tài sản có tính thanh khoản thấp này là tỷ trọng giữa tài trợ tín dụng thông qua các phương thức vay với tổng tài sản. Nhìn chung, tỷ số này chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản từ khoảng 83% đến 88%. Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng luôn chiếm một vị trí quan trọng trong việc kinh doanh tiền tệ của ngân hàng. Nguyên nhân là do hoạt động tín

dụng chính là nguồn thu lợi chủ yếu cho ngân hàng nên ngân hàng phân bổ tài sản vào nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu này.

Tỷ số này cao sẽ làm ảnh hưởng đến tính thang khoản của ngân hàng vì hoạt động tín dụng là hoạt động chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro và bất ngờ. Vấn đề thu nợ khách hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng, phụ thuộc vào năng lực quản lý và thẩm định của cán bộ tín dụng…Vì vậy, tình hình kinh tế biến động có nhiều bất ổn trong năm 2008 như thị trường bất động sản gần như đóng băng, chứng khoán giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, VIB Cần Thơ đã quyết định giảm tỷ lệ này chỉ còn 83,1% và hạn chế đối tượng vay vốn và hạn mức cho vay trong các lĩnh vực trên. Tỷ lệ này là thấp nhất trong 3 năm hoạt động đầu tiên của ngân hàng. Đồng thời, VIB Cần Thơ cũng chuyển phần tài sản còn lại đầu tư vào các lĩnh vực khác để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Theo thống kê của ngân hàng Nhà nước, chỉ số bình quân ngành này chỉ vào khoảng 50 – 60%, vì vậy cho thấy tiềm ẩn rủi ro nguồn cung thanh khoản tại VIB Cần Thơ là rất lớn, nó sẽ gây nhiều khó khăn cho ngân hàng trong vấn đề giải quyết thanh khoản. Trong năm 2009 này, ngân hàng cần có chính sách hợp lý trong việc dự báo nhu cầu thanh khoản để đáp ứng tốt hơn.

c. Chỉ số cấu trúc tiền gửi

Tỷ số này phản ánh tính ổn định của nguồn cung thanh khoản, tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ khả năng cung thanh khoản càng cao.

Nhìn chung tổng tiền gửi khách hàng và tiền gửi thanh toán tăng dần qua 3 năm nhưng cấu tiền gửi có xu hướng giảm. Đây là dấu hiệu tốt vì nó cho thấy tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn tăng, đồng nghĩa với nhu cầu thanh toán tiền mặt đột xuất của khách hàng giảm. Đặc biệt là trong năm 2008, do lãi suất tiền gửi tăng cao (có thời điểm lên đến hơn 18%/năm), đồng thời tỷ lệ lạm phát cũng tăng . Vì vậy khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đều có xu hướng gửi tiền với kỳ hạn dài để giảm sự mất giá của đồng tiền.

Chỉ số này giảm từ 38,6% năm 2006 xuống còn 35,5% năm 2008, chứng tỏ nguồn cung thanh khoản đã được cải thiện tốt hơn và ổn định hơn. Để giảm được tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong những năm qua, ngân hàng đã không

ngừng xây dựng thương hiệu và biểu lãi suất huy động phù hợp, cạnh tranh được với các ngân hàng trên địa bàn, thời gian huy động và loại hình huy động tiền gửi hấp dẫn hơn. Đặc biệt là đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, VIB luôn đưa ra các mức lãi suất cao và các giải thưởng hấp dẫn khách hàng. Bên cạnh đó, chất lượng phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, điều này giúp khách hàng có thể yên tâm khi gửi tiền tại ngân hàng.

Chính những yếu tố này đã giúp ngân hàng gia tăng được nguồn cung thanh khoản trong những năm qua và tính thanh khoản cũng tốt hơn.

d. Chỉ số chứng khoán có tính thanh khoản

Chứng khoán có tính thanh khoản cũng là một trong những tài sản có tính thanh khoản cao như: trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, … Nếu một ngân hàng thiếu thanh khoản trong ngắn hạn có thể sử dụng nguồn cung thanh khoản từ việc bán hoặc cầm cố loại tài sản này trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Và đây cũng là một trong những công cụ tài chính mang đến khả năng sinh lời cho ngân hàng.

Chỉ số này cao cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng cao, luôn được đáp ứng bởi các chứng khoán này. Điều này cũng đồng nghĩa với lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị giảm đi vì đầu tư vào lĩnh vực này mang lợi nhuận ít hơn so với đầu tư vào các lĩnh vực khác như tín dụng …

Chỉ số chứng khoán có tính thanh khoản tại VIB Cần Thơ có sự thay đổi qua 3 năm, tùy thuộc vào từng thời điểm nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng. Trong năm 2008, tỷ lệ này tăng cao và số tiền đầu tư vào lĩnh vực này cũng tăng cao, là 25.689 triệu đồng so với năm 2006 chỉ là 7.363 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2008, với chính sách tiền tệ thắt chặt, ngân hàng nhà nước bắt buộc các tổ chức tín dụng phải mua tín phiếu kho bạc bắt buộc là 20.300 tỷ đồng. Vì thế mà lượng chứng khoán có tín thanh khoản của ngân hàng tăng mạnh trong năm 2008.

Vì vậy trong những năm tiếp theo VIB Cần Thơ cần cân đối lại số tiền đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán để đáp ứng yêu cầu lợi nhuận nhưnng đồng thời cũng phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng.

Tóm lại:

Với phương pháp dùng chỉ số tài chính để đo lường rủi ro thanh khoản tại VIB Cần Thơ cho thấy tình hình thanh khoản tại ngân hàng luôn đạt yêu cầu. Tuy nhiên trong các năm tiếp theo, để tình hình thanh khoản của ngân hàng luôn ở tình trạng thanh khoản thặng dư thì ngân hàng cần phát huy tốt công tác gia tăng nguồn cung thanh khoản từ các khoản tín dụng thu về, vì đây là nguồn cung chủ yếu cho ngân hàng. Đồng thời cũng hạn chế những rủi ro tín dụng bằng cách tránh cho vay các lĩnh vực nhạy cảm, thẩm định khách hàng kỹ trước khi cho vay.

Ngoài để đảm bảo nguồn cung thanh khoản, ngân hàng cần tăng cường công tác huy động vốn, đặc biệt là vốn tiền gửi có kỳ hạn dài để tạo sự ổn định trong nhu cầu thanh khoản. Thêm vào đó, ngân hàng cần dự báo tốt các nhu cầu thanh khoản trong tuần, trong tháng, trong quý.

4.2.2. Đánh giá trạng thái thanh khoản bằng việc phân tích cung – cầu thanh khoản tại ngân hàng

Đây là phương pháp đo lường khả năng thanh khoản dựa vào tổng cung và tổng cầu thanh khoản tại ngân hàng. Từ đó có những điều chuyển vốn với thích hợp ứng với mỗi trạng thái thanh khoản nhằm đảm bảo tính thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng.

Bảng 7: Trạng thái thanh khoản tại VIB- Cần Thơ

ĐVT: Triệu đồng 2007 so với 2006 2008 so với 2007 Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % 1. Cung thanh khoản 364.693 823.899 1.052.122 459.206 125,9 228.223 27,7 - Vốn điều chuyển 43.053 104.293 124.773 61.240 142,2 20.480 19,6 - Các khoản tín dụng thu về 185.714 495.586 613.135 309.872 166,9 117.549 23,7 - Các khoản TG và nguồn khác 135.926 224.020 314.214 88.094 64,8 90.194 40,3

2. Nhu cầu thanh khoản 317.352 808.244 967.049 236.528 74,5 158.805 19,6 - Chi trả TG 69.980 148.042 220.293 78.062 111,5 72.251 48,8 - Cấp tín dụng 223.778 632.370 706.650 408.592 182,6 74.280 11,7 - Khác 23.594 27.832 40.106 4.238 18,0 12.274 44,1 3. Trạng thái thanh khoản 47.341 15.655 85.073 (31.686) (66,9) 69.418 443,4

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của VIB Cần Thơ) Qua số liệu thống kê từ năm 2006 đến năm 2008, nguồn cung thanh khoản tại VIB Cần Thơ không ngừng tăng lên. Các nguồn cung thanh khoản bao gồm: vốn điều chuyển từ Hội sở, các khoản tín dụng thu về trong năm, tiền gửi của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp cũng như các tổ chức tín dụng, khả năng vay mượn trên thị trường liên ngân hàng …Nhìn chung qua 3 năm phân tích, nguồn cung thanh khoản được hình thành chủ yếu từ các khoản tín dụng thu về và tiền gửi khách hàng. Trong khi đó vốn điều chuyển chiếm tỷ lệ nhỏ, trong khoảng từ 11,8% đến 12,6%. Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả, công tác thu nợ được thực hiện tốt. Song song đó, công tác huy động vốn cũng được nên cao, tránh sự phụ thuộc quá nhiều từ nguồn cung của Hội Sở.

Đi kèm với sự tăng lên trong cung thanh khoản là nhu cầu thanh khoản cũng tăng lên. Năm 2006, nhu cầu thanh khoản là 317.352 triệu đồng, đến năm 2008 là 967.049 triệu đồng, với tốc độ tăng không ổn định. Nhu cầu thanh khoản tăng phần lớn là do cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh, tiêu dùng … đều tăng. Nhìn chung qua 3 năm, tình hình kinh tế nước ta trong đà tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 8%. Thêm vào đó, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới, nhu cầu vay vốn để mở rộng kinh doanh đối với các doanh nghiệp là rất lớn. Điều này đã góp phần tăng nhu cầu thanh khoản đối với ngân hàng.

Với tốc độ tăng trưởng của cung – cầu thanh khoản của năm 2008 so với năm 2007 thì cung thanh khoản có tốc độ tăng, giảm mạnh hơn so với cầu thanh khoản. Nếu duy trì một tốc độ như vậy thì trong tương lai, khả năng nguồn cung thanh khoản thấp hơn nhu cầu thanh khoản và rủi ro thanh khoản sẽ có thể xảy

ra. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán trong ngắn hạn mà về lâu dài có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Vấn đề mà VIB – Cần Thơ cần quan tâm hiện nay là giảm sự tăng trưởng quá nóng của tín dụng, quản lý khách hàng tín dụng tốt hơn và thu hút được lượng tiền nhàn rỗi nhiều hơn tại địa bàn hoạt động.

Nhìn chung qua 3 năm, xét về qui mô thì nguồn cung thanh khoản luôn lớn hơn nhu cầu thanh khoản. Điều này đã tạo ra trạng thái thặng dư trong thanh khoản. Năm 2007, thặng dư thanh khoản giảm 31.686 triệu đồng so với năm 2006. Điều này cho thấy ngân hàng sau những năm đầu hoạt động đã biết cân bằng giữa lợi nhuận và an toàn trong thanh khoản. Nhưng bước sang năm 2008, với tình hình trên thị trường tiền tệ có nhiều biến động liên tục, có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngân hàng. VIB Cần Thơ đã quyết định tăng nguồn cung thanh khoản để giảm thiểu rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải. Năm 2008, thặng dư thanh khoản đã tăng 69.418 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ là 443 %.

Việc để cung thanh khoản lớn hơn cầu thanh khoản làm cho ngân hàng tốn nhiều chi phí, thay vì khoản tiền đó đem đầu tư sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Từ năm 2006 đến năm 2008, nguồn cung thanh khoản mang tính ổn định hơn. Lượng tiền thanh toán trong tổng cung thanh khoản giảm đi, thay vào đó là nguồn cung ổn định như: tiền gửi có kỳ hạn, các khoản tín dụng thu về, lợi nhuận kinh doanh,… Từ đó đảm bảo cho tình hình thanh khoản tại VIB Cần Thơ luôn trong tình trạng đảm bảo.

Có một thực tế tại VIB – Cần Thơ, nguồn cung tiền dồi dào nhưng ngân hàng chưa tận dụng tối đa các khoản cung này để mang lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cần phát huy tốt hơn công tác thu nợ. Bởi trong năm 2008, tốc độ tăng trưởng của cấp tín dụng lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của các khoản tín dụng thu về. Về lâu dài, đây là dấu hiệu không tốt cho hoạt động tín dụng, cũng như không đảm bảo tình hình thặng dư thanh khoản tại ngân hàng.

4.3. Dự báo nhu cầu thanh khoản trong năm 2009.

4.3.1. Sơ lược về tình hình thị trường tiền tệ và một số giải pháp của ngân hàng nhà nước thực hiện trong năm 2008. ngân hàng nhà nước thực hiện trong năm 2008.

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì cần phải có vốn đầu tư. Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, vốn tự có của doanh nghiệp và người kinh doanh có hạn, vốn đầu tư của Ngân sách Nhà nước cũng có nhiều khó khăn thì vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế chủ yếu là vốn tín dụng ngân hàng.

Ngay cả vốn đầu tư nước ngoài thì có tỷ trọng khá là các nhà đầu tư nước ngoài vay tại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam, hoặc vay từ ngân hàng chính quốc sau đó chuyển vào Việt Nam. Như vậy cần phải thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt. Song để kiềm chế lạm phát thì phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Bởi vậy thông lệ trên thế giới cũng như thực tiễn ở nước ta trong điều hành chính sách tiền tệ hiếm khi đạt được cả hai mục đích một lúc, có khi phải tạm thời hy sinh mục tiêu này để đạt được mục tiêu kia.

Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, chỉ trong 3 tuần đầu tháng 2/2008, các Ngân hàng thương mại (NHTM) phải thực hiện đồng thời 4 quyết định thắt chặt điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.

1. Quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11% , mở rộng thêm

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về phân tích tình hình thanh khoản tại Ngân hàng quốc tế Cần Thơ (Trang 38)