Khi cần gia tăng tính thanh khoản, ngân hàng có thể vay mượn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng để trang trải các nhu cầu thanh khoản khi nguồn dự phòng đã trang trải hết. Tuy nhiên, việc vay mượn chỉ được triển khai khi nhu cầu thanh khoản xuất hiện để tránh dự trữ quá mức. Nguồn vay mượn chủ yếu đối với một ngân hàng bao gồm: chứng chỉ khả nhượng có giá trị lớn, tiền vay Ngân hàng trung ương, các hợp đồng mua lại, chiết khấu tại ngân hàng nhà nước
…Chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên nguồn vốn được hầu hết các ngân hàng sử dụng và có thể lên đến 100% nhu cầu của họ.
Vay mượn thanh khoản là cách tiếp cận nhiều rủi ro để một ngân hàng giải quyết vấn đề thanh khoản nhưng đồng thời cũng đem lại lợi nhuận cao nhất do bởi dao động lãi suất trên thị trường tiền tệ và khả năng thay đổi sẵn có của các khoản tín dụng. Sẽ là vấn đề khó khăn cho các ngân hàng trên cả 2 phương diện: chi phí và sự sẵn có của nguồn vốn. Chi phí vay mượn thường xuyên biến động và tất nhiên sẽ tăng theo mức độ không ổn định của lợi nhuận. Hơn nữa, một ngân hàng khi gặp khó khăn về tài chính thì hầu như là các khoản vay mượn sẽ không ổn định và chịu chi phí cao. Thêm vào đó, thông tin này được lan rộng thì người dân sẽ rút tiền ồ ạt. Đồng thời các tổ chức tài chính khác sẽ thận trọng trong vấn đề cho vay đối với ngân hàng để tránh rủi ro.
Thật tế trong năm 2008, vấn đề rủi ro thanh khoản đã tồn tại trong các thời điểm trong quí 2 và quí 3. Khi đó, lãi suất liên ngân hàng đã lên đến trên 30%/năm, các ngân hàng hầu như không có lợi. Nhất là các ngân hàng nhỏ. Trong khi các ngân hàng có nguồn tài chinh dồi dào thì được lợi trong thời điểm này. Chính vì thế mà trong năm 2009, VIB Cần Thơ cần xem xét lại tính thanh khoản của ngân hàng để có những dự trữ hợp lý đối phó với những diễn biến kinh tế có phần phức tạp như hiện nay.