Dự báo cung – cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản tại VIB

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về phân tích tình hình thanh khoản tại Ngân hàng quốc tế Cần Thơ (Trang 50 - 53)

VIB Cần Thơ trong năm 2009.

Bảng 8: Trạng thái thanh khoản của 4 quí trong năm 2009 ĐVT: Triệu đồng

Khoản mục Quí 1 Quí 2 Quí 3 Quí 4

1. Cung thanh khoản 254.646 335.564 351.217 367.389

- Vốn điều chuyển 37.432 39.972 42.280 44.589 - Các khoản tín dụng thu về 165.778 187.601 198.355 209.109 - Tiền gửi và nguồn khác 51.436 107.991 110.582 113.691

2. Nhu cầu thanh khoản 282.619 310.783 329.299 347.816

- Nhu cầu cấp tín dụng 207.427 233.620 247.541 261.462 - Chi trả tiền gửi và nhu cầu khác 75.192 77.163 81.758 86.354

3. Trạng thái thanh khoản -27.973 24.781 21.918 19.573

( Nguồn: Sinh viên tự thực hiện dự báo)

Hiện nay các NHTM tại Việt Nam đều đánh giá tình hình thanh khoản của ngân hàng mình hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng và quí để xem xét tính rủi ro trong thanh khoản. Vì nếu một ngân hàng ở trạng thái thanh khoản bị thâm hụt thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tiền tệ và uy tín của ngân hàng. Tuy nhiên, nếu nguồn cung thanh khoản luôn lớn hơn nhu cầu thanh khoản hay ngân hàng luôn trong trạnh thái thặng dư về thanh khoản thì cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh vì lượng tiền nhàn rỗi sẽ không sinh lời. Do vậy, việc dự báo đúng nhu cầu thanh khoản cũng như nguồn cung thanh khoản sẽ giúp cho ngân hàng có thể cân đối được lợi nhuận và rủi ro.

Do có hạn chế về số liệu nên đề tài chỉ đánh giá và dự báo tình hình thanh khoản tại ngân hàng VIB Cần Thơ theo quí.

a. Nhu cầu thanh khoản

Trong tháng 2 – 2009, với quyết định hỗ trợ lãi suất 4% của ngân hàng nhà nước cho các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực: nuôi và chế biến cá tra, cá basa, các doanh nghiệp xuất khẩu… Thêm vào đó là lãi suất cho vay đã hạ nhiệt, khoảng 0,875%/tháng, chỉ bằng một nửa so với thời cao điểm trong năm 2008 là 1,5%/tháng. Điều này đã thúc đầy các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu vay vốn có thể tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng dễ dàng hơn.

Dự báo nhu cầu cấp tín dụng vào các quí cuối năm sẽ tăng cao. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trong việc mở rộng qui mô sản xuất, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán có sự phục hồi. Thêm vào đó, cuối năm 2009, cầu Cần Thơ sẽ hoàn thành, con đường đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài vào Cần Thơ sẽ dễ dàng hơn, cạnh tranh nhiều hơn. Vì vậy, từ nay đến cuối năm, các doanh nghiệp tại địa bàn Cần Thơ có nhu cầu vay vốn nhiều hơn để mở rộng hoạt động kinh doanh và cạnh tranh trong thời gian tới.

Ngoài ra trong các quí năm 2009, nhu cầu thanh khoản về lượng tiền gửi của khách hàng tăng. Nguyên nhân là do thời hạn các sổ tiết kiệm trong năm 2008 đã đến hạn. Trong khi đó, lãi suất huy động hiện nay tương đối thấp ( khoảng 8,5%/năm), chỉ bằng ½ lãi suất tại thời điểm các tháng trong quí 2, 3 năm 2008. Do vậy việc khách hàng rút tiền khi đáo hạn để đầu tư sang lĩnh vực khác như đầu tư vào bất động sản, kinh doanh vàng, ngoại tệ … là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

b. Nguồn cung thanh khoản.

Với tình hình thu nợ và công tác quản lý khách hàng rất của cán bộ tín dụng tại ngân hàng thì lượng tín dụng thu về sẽ tăng trong các quí của năm 2009. Ngoài ra, lượng tín dụng thu về tăng cũng là do khách hàng có khả năng tiếp cận được nguồn vốn có chi phí thấp hơn do lãi suất cho vay đã giảm mạnh, nên hoạt động kinh doanh sẽ có hiệu quả hơn, khả năng trả nợ cao hơn.

Theo dự báo chung của ngân hàng VIB, tình hình cấp tín dụng tăng cao, vì thế Hội sở luôn có phương hướng sẵn sàng hỗ trợ vốn điều chuyển cho chi nhánh, góp phần tăng cao tính thanh khoản của ngân hàng.

Ngoài ra, một lượng cung thanh khoản không thể thiếu là lượng tiền gửi của khách hàng. Tuy nhiên trong năm 2009, công tác huy động vốn được dự báo là gặp nhiều khó khăn do mặt bằng lãi suất đã giảm mạnh. Vì vậy để đạt được sự ổn định trong nguồn cung thanh khoản, ngân hàng cần có những chính sách huy động hợp lý, và thu hút được lượng tiền nhàn rỗi này.

c. Trạng thái thanh khoản.

Xét về trạng thái thanh khoản, do nhu cầu cấp tín dụng trong quí 1 tăng cao trong khi đó nguồn cung chưa đáp ứng kịp nên trạng thái thanh khoản trong tình trạng bị thâm hụt. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ có giải pháp tăng nhanh nguồn cung thanh khoản bằng việc sự dụng vốn điều chuyển và làm tốt công tác thu hồi nợ; đồng thời ổn định nhu cầu về thanh khoản qua các chính sách nâng cao lãi suất huy động tiền gửi có thời hạn. Từ đó tiến tới ổn định trạng thái thanh khoản. Có thể thấy trong 3 quí còn lại của năm 2009, dự báo tình thành thanh khoản sẽ ở trạng thái dương. Vì vậy cần có các chính sách tín dụng thích hợp để cung nguồn tiền nhàn rỗi này để giảm chi phí cơ hội, làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGA RỦI RO

THANH KHOẢN TẠI VIBANK – CẦN THƠ

TRONG THỜI GIAN TỚI

Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản đã xác định được thực trạng thanh khoản tại VIB Cần Thơ và từ đó có thể đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao tính thanh khoản tại ngân hàng. Với trạng thái thanh khoản hiện nay tại ngân hàng đã đáp ứng được yêu cầu thanh khoản của khách hàng nhưng so với các ngân hàng khác vẫn chưa cao. Vì nguồn cung thanhh khoản tại VIB Cần Thơ vẫn còn thấp so với các ngân hàng trên cùng địa bàn và tỷ lệ tài trợ tài sản vào tài sản thanh khoản thấp vẫn còn cao. Để phát huy điểm mạnh của ngân hàng nhằm nâng cao tính thanh khoản cũng như góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh tốt hơn, ngân hàng cần thực hiện những giải pháp như sau:

5.1. Định hướng chung về quản trị thanh khoản tại VIB Cần Thơ

Ngân hàng cần thường xuyên bám sát hoạt động của bộ phận chịu trách nhiệm huy động vốn và sử dụng vốn trong phạm vi của ngân hàng; đồng thời điều phối hoạt động của các bộ phận này với nhau. Chẳng hạn như bộ phận huy động tiền tiết kiệm nhận thấy sẽ thu hút được một lượng tiền lớn trong thời gian tới thì cần thông báo cho bộ phận quản trị thanh khoản trong ngân hàng để đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng mới, tránh lượng tiền nhàn rỗi làm phát sinh chi phí cho ngân hàng.

Ngân hàng cần dự báo được khả năng ở đâu và khi nào khách hàng gửi tiền, rút tiền. Đồng thời dự báo nhu cầu vay vốn của khách hàng và thời gian thu hồi nợ để luân chuyển đồng vốn có hiệu quả. Từ việc dự báo được lượng tiền gửi, nhu cầu tín dụng, tín dụng thu về … để ngân hàng xử lý có hiệu quả tình trạng thâm hụt hay thặng dư trong thanh khoản

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về phân tích tình hình thanh khoản tại Ngân hàng quốc tế Cần Thơ (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)