Đây là cách tiếp cận truyền thống để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng thương mại. Chiến lược này đòi hỏi dự trữ thanh khoản dưới hình thức tài sản có tính thanh khoản cao, chủ yếu tiền mặt và chứng khoán. Trong 3 năm
qua, ngân hàng VIB Cần Thơ đã thực hiện khá tốt vấn đế này. Tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng nhà nước và lượng chứng khoán không ngừng tăng lên, đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng.
Khi nhu cầu thanh khoản xuất hiện đột biến, ngân hàng bán lượng tài sản dự trữ này (đem chứng khoán đi cầm cố tại Ngân hàng nhà nước) để lấy tiền mặt cho đến nhu cầu được đáp ứng đầy đủ. Chiến lược quản trị thanh khoản theo hướng này được gọi là chuyển hóa tài sản bởi vì ngân hàng tăng nguồn cung thanh khoản bằng cách chuyển đổi tài sản phi tiền mặt thành tài sản tiền mặt.
Tài sản ngân hàng dự trữ để đảm bảo tính thanh khoản là các trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, các khoản vay từ ngân hàng nhà nước, trái phiếu đô thị, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác …và các tài sản khác có những đặc điểm như sau:
- Luôn có sẵn thị trường tiêu thụ để chuyển đổi thành tiền nhanh chóng. - Giá cả ổn định để không ảnh hưởng đến doanh thu và tốc độ bán tài
sản.
- Có thể mua lại dễ dàng với rủi ro ít mất mát giá trị để người bán có thể khôi phục lại khoản đầu tư.
Như vậy, trong chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên tài sản, một ngân hàng được coi là quản trị thanh khoản tốt nếu nó có thể tiếp cận nguồn cung thanh khoản ở chi phí hợp lý, số lượng tiền vừa đủ theo yêu cầu và kịp thời vào lúc nó cần đến. Tuy nhiên, sự chuyển hóa tài sản không phải là cách tiếp cận tốt nhất vì nó tốt khá nhiều chi phí khi dự trữ loại tài sản này. Do vậy trong những năm tới đây, VIB cần cơ cấu lại khoản mục tiền mặt và tiền gửi tại các tổ chức khác, tỷ lệ chứng khoán có tính thanh khoản để ổn định và cân đối với lợi nhuận và rủi ro cho ngân hàng.