Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối tại công ty dệt may Vinatex Đà Nẵng.doc (Trang 36 - 39)

VI. Thị trường dệt may Việt Nam

5.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty:

a.Phân tích tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của công ty: * Thuận lợi:

+ Sau khi sáp nhập hai công ty dệt may Thanh Sơn Và Vinatex ĐN, Qui mô của công tymới ngày càng mở rộng và phát triển.

+ Trang thiết bị được đầu tư mới như máy nổ túi tự động, máy móc chuyên dùng cho dây chuyền sản xuất hàng sơ mi cao cấp, hệ thống ủi dập cho dây chuyền sản xuất quần tây…

+ Nhà xưởng đầu tư mới (Khu B) và phân xưởng hoàn thành kép kín trong từng đơn vị tạo ấn tượng với khách hàng, đặc biệt với khách hàng đến từ Mỹ, EU.

* Khó khăn:

+ Hạn nghạch bị áp đặt đối với các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ, trong khi các năm trước 2004 Vinatex DN chỉ sản xuất các sản phẩm xuất vào thị trường EU & Đài Loan VÌ vậy năm 2005 số lượng hạn ngạch được Bộ TM cấp cho Vinatex DN rất hạn chế, nhiều dơn hàng không có đủ quota, mất nhiều cơ hội để thu hút khách hàng.

+ Tình hình sản xuất trong tháng 9 năm 2004 gặp nhiều khó khăn, các xưởng đều thiếu việc làm do ảnh hưởng của việc áp dụng hạn ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

+ Tình hình hạn ngạch cho các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường EU như cat 6,7… có nhiều thuận lợi do việc áp dụng cơ chế tự động trong 6 tháng cuối năm, tuy nhiên nhiều khách hàng chưa tin vào cơ chế cấp hạn ngạch Bộ TM vì vậy nhiều đơn hàng được chuyển sang thị trường có tính ổn định hơn như Trung Quốc.

+ Sự đa dạng mặt hàng của khách hàng gây khó khăn cho việc tổ chức sản xuất theo hướng chuyên môn hoá, mục tiêu thành lập các xí nghiệp chuyên môn hoá chỉ đạt 50%.

+ Trình độ lao động còn hạn chế, năng suất lao động thấp so với các đơn vị trong khu vực trong khi giá cả gia công ngày càng cạnh tranh khốc liệt.

+Lao động biến động mạnh do tiền lương và thu nhập của công nhân có xu hướng tăng chậm, tỷ lệ nghỉ việc của công nhân cao.

+Hệ thống quản lý của công ty còn nhiều yếu kém, tình trạng công nhân chờ việc do nguyên phụ liệu nhập trể, quản lý sản xuất, quản lý chất lượng ngày càng thiếu xót.

+ Chi phí sản xuất và giá thành đơn vị cao, chưa có biện pháp quản lý nhằm tiết kiệm chi phí trong sản xuất và kinh doanh.

Bảng 17: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2004, năm 2005

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 So sánh (%)

1 Giá trị SXCN Triệu Đồng 7.219,31 9.346,18 129 2 Doanh thu “ 75.204,66 132.362,06 176 3 Kim ngạch nhập NK USD 2.524.461,61 4.435.211,92 175 4 Kim ngạch XK USD 3.216.150,03 5.886.964,34 183 5 Sản phẩm Chiếc A Dệt thoi Chiếc 776.151 817.593 105 B Dệt Kim Chiếc 218.829 607.909 278

6 Máy móc thiết bị Chiếc 1.280 1.600 125

7 Lao động Người 1.238 2.000 156

8 Thu nhập bình quân Đồng/người/tháng 567.000 720.000 126

Nhận xét:

Các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh doanh năm 2005 tăng so với năm 2004 do các nguyên nhân chủ yếu sau:

+ Hàng FOB khai thác triệt để và đạt daonh số 3 triệu USD. + Dây chuyền may áo sơ mi ( 06 chuyền) được đưa vào hoạt động. + Nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao > 6USD/ chiếc

+ Tỷ lệ doanh thu hàng gia công giảm, nhiều mặt hàng có giá trị thấp chuyển cho gia công ngoài.

+ Khách hàng ổn định về nguồn hàng cho công ty.

Tuy nhiên so với năng lực của các Xí nghiệp, công ty vẫn chưa khai thác hết công suất hiện có, cụ thể phản ảnh số liệu qua bảng sau:

Bảng 18: tình hình thực hiện sản lượng các mặt hàng 2004, 2005

Chỉ tiêu ĐVT Năng suất KH 2004 Năng suất KH 2005 Thực hiện So sánh Năm 2004 Năm 2005 TH/KH 04 TH/KH 05 1.Mặt hàng Jacket Chiếc 140.000 140.000 22.829 96.376 Sơ mi “ 0 748.000 333.285 211.922 Quần “ 468.000 468.000 282.152 382.607 Dệt Kim “ 842.000 842.000 218.829 607.909 Khác “ 178.000 187.000 147.885 126.697 Tổng 1.637.000 2.385.000 994.980 1.425.502 60% 60% 2. Doanh thu gia công Nghìn USD 1.524,45 2.197,65 900.000 1.400.400 60% 60%

Qua số liệu trên nhận xét:

- Năng suất thực hiện năm 2004, và 2005 chỉ đạt 60% so với kế hoạch đề ra, thực tế thời gian sản xuất chỉ có 11 tháng, việc cung cấp nguyên phụ liệu cho sản xuất thường không đồng bộ, công nhân chờ việc2-3 ngày trong tháng. sản xuất mang tính thời vụ, thời gian hàng thường đều rất gấp, nhiều đơn hàng pahỉ giao gia công bên ngoài ( chiếm tỷ lệ 20%).

- Doanh thu năm 2005 tăng so với năm 2002 chủ yếu là do công ty khai thác được nguồn FOB với 3 sản phẩm chính: Polo, sơ mi và quần tây. Ngoài ra giá gia công của hàng FOB tương đối cao hơn hàng gia công thuần tuý. Mặc dầu có tốc độ tăng trưởng khá cao tuy nhiên so với năng lực kế hoạch chỉ đạt 60%.

- Hàng dệt kim sản xuất trong năm 2005 tăng so với năm 2004 là do sản xuất mặt hàng FOB polo của khách hàng Perry Elis, tuy nhiên so với công suất 4 chuyền may XN may 1 và may 4 chỉ đạt 72%

- Năng suất lao động thấp hơn năng suất dự kiến, mục tiêu doanh thu bình quân 6 USD/ người/ngày chưa thực hiện được. Thực tế năm 2005 doanh thu bình quân 5.0 USD/ người/ ngày đạt 83% so với mục tiêu.

- Kế hoạch chuyên môn hoá cho từng XN chưa đạt yêu cầu, nhiều XN phải sản xuất nhiều mặt hàng trong năm vì vậy năng suất lao động chưa cao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối tại công ty dệt may Vinatex Đà Nẵng.doc (Trang 36 - 39)