VI. Thị trường dệt may Việt Nam
7. Phân tích môi trường Marketing ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty
phương án thích hợp. Hàng dệt may nói chung thường được quảng cáo, giới thiệu trên các ấn phẩm tạp chí và chú trọng tới bán hàng trực tiếp .
Nhân viên bán hàng có chức năng nhiệm vụ chính là phục vụ khách hàng, giúp đỡ khách hàng chọn lựa và thử hàng bao gói, thu tiền nói chung là tạo điều kiện dễ dàng cho việc mua hàng.Nên công ty đã quan tâm đến công tác chiêu mộ tuyển chọn và đào tạo, huấn luyện đội ngũ nhân viên bán hàng. Thêm vào đó, nghệ thuật trưng bày hàng hoá và trang trí nội thất của các cửa hàng cũng được chú trọng.
7. Phân tích môi trường Marketing ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty: công ty:
Những thuận lợi và khó khăn đối với ngành dệt may Việt Nam hiện nay: a.Những thuận lợi:
Mục tiêu của chính phủ đề ra cho ngành dệt may Việt Nam là năm 2006 phải đạt 800 triệu m2vải các loại nhằm đáp ứng phần cơ bản cho may hàng xuất khẩu và thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nhưng năm vừa qua , toàn ngành mới đạt 513 triệu m2 tăng 57 triệu m2 so vơớinăm 2001. Để làm được như vậy cần đầu tư cho các nhà máy dệt, nhuộm hoàn tất các laọi vải song đòi hỏi vốn lớn , thời gian hoàn vốn lâu và có thể gặp rủi ro. Do đó Chính phủ đã có những chính sách khuyến khích và ưu đãi các nhà đầu tư vào khâu dệt như : phê duyệt các cụm công nghiệp dệt nhuộm tại các khu công nghiệp tập trung gắn với phát triển các xí nghiệp dệt may.
Ngành dệt được phép sử dụng vốn ODA đầu tư vào các công trình xử lí nước thải và bảo vệ môi trường sinh thái để đảm bảo sản xuất ổn định bền vững lâu dài, đồng thời được vay vốn với lãi xuất ưu đãi đầu tư đồng bộ cho các nhà máy dệt, nhuôm hoàn tất.Từ nay trở đi các doanh nghiệp dệt đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, đầu tư mở rộng sản xuất hoặc đầu tư mới hoàn toàn đều theo hướng đồng bộ hiện đại, đủ sức làm ra vải đủ tiêu chuẩn quốc tế , mức hao phí vật tư, nguyên liệu năng lượng thấp , giá bán có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường . Đi liền với đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại công nghệ tiên tiến, các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng làm tốt việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí, cán bộ kĩ thuật, để có trình độ tiếp nhận, quản lí , vận hành tốt mọi nguồn lực hiện có. Các doanh nghiệp còn mạnh dạn thuê chuyên gia, giám đốc điều hành người nước ngoài nhằm làm tốt các khâu thiết kế mẫu mã, màu sắc để đưa đến kịp thời cho các
nhà may mặc đủ các loại vải chất lượng tốt, hợp thời trang, thoả mãn nhu cầu khách hàng nước ngoài và người tiêu dùng trong nước .
Sau một quá trình đàm phán liên tục , vào tối 3.12.2004, Việt Nam và EU đã đạt được thoả thuận về việc bãi bỏ chế độ quản lí bằng hạn ngạch và tiếp theo là EU thì Canada cũng đồng ý xoá bỏ hạn ngạch cho hàng dệt may Việt Nam bắt đầu từ ngày 1.1.2005.Bộ thương mại Việt Nam cũng đang tích cực đàm phán với Thổ Nhĩ Kì để có thể xoá bỏ hạn ngạch cho hàng dệt may Việt Nam trong thời gian sớm nhất. Được xuất khẩu tự do, không bị giới hạn hạn ngạch sang các thị trường này đồng nghĩa với các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn bình đẳng với các doanh nghiệp dệt, may thuộc 148 nước trong tổ chức thương mại thế giới (WTO). Xoá bỏ hạn ngạch cũng là xoá bỏ những rào cản từ cơ chế quản lí phức tạp không chỉ ở trong nước mà ngay cả với thị trường nhập khẩu.
Hơn nữa, sang năm 2005, dự báo tình hình thương mại thế giới tiếp tục tăng trưởng khá, đồng Euro và Yên Nhật tiếp tục giá. Điều này sẽ tạo những điều kiện thuận lợi xâm nhập vào thị trường EU và Nhật Bản cho hàng dệt may của Việt Nam vốn có thế mạnh trong xuất khẩu các sản phẩm dệt may.
Nếu ta biết nắm bắt thời cơ thì cũng có một số cơ hội không nhỏ. Mỹ và EU sẽ không để cho hàng dệt may Trung Quốc muốn xâm nhập vào bao nhiêu cũng được, bởi nếu để cho hàng Trung Quốc vào quá mạnh, bản thân ngành dệt may nước họ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các nước đã tuyên bố dùng biện pháp tự vệ để hạn chế hàng nhập khẩu, Trung Quốc cũng phải công bố sẽ áp dụng thuế xuất khẩu đối với các nhà sản xuất hàng dệt may của họ.
Còn hàng dệt may Việt Nam thì chưa bị các nước nhập khẩu áp dụng bện pháp hàng rào kỹ thuật, đây là thuận lợi của hàng dệt may Việt Nam. Mặt khác các nhà nhập khẩu lớn không bao giờ bỏ trứng vào một giỏ mà sẽ tìm cách đa dạng nguồn hàng cung cấp.Cho nên dù hàng Trung Quốc, Ấn Độ có rất nhiều sức mạnh, nhưng các nhà nhập khẩu cũng vẫn mua thêm hàng từ nhiều nước khác, mà Việt Nam đã được các nhà nhập khẩu khẳng định sẽ ưu tiên hàng đầu.
b.Những khó khăn đối với ngành dệt may Việt Nam hiện nay.
Sự liên kết giữa các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam còn lỏng lẻo và yếu kém.Lượng vải mà doanh nghiệp dệt cung cấp cấp cho các doanh nghiệp may không đủ, tình trạng phải nhập khẩu vải của các doanh nghiệp là phổ biến . Trong đó chất lượng là rào cản lớn nhưng để nâng cao được chất lượng thì đòi hỏi phải giải quyết quá nhiều từ
vấn đề công nghiệp, nhân lực đến quản lí nên không dễ gì khắc phục. Một rào cản mới đã dựng lên đối với các sản phẩm may mặc. Đó là rào cản thương mại xanh (Green trade barrier). Sức ép đáng kể từ Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản lên các nhà sản xuất bởi những yêu cầu như hàng dệt may phải ít giải phóng fomandehit, cấm chứa đựng một số thuốc nhuộm azo sinh ung thư, đạt tiêu chuẩn của các nhãn sinh thái (eco-labels). Họ phải sản xuất ra các sản phẩm xanh, tức là các sản phẩm chấp nhận được về mặt môi trường sinh thái cho các khách hàng ở các thị trường xuất khẩu nói trên. Như vậy là trong cuộc cạnh tranh quyết liệt sau khi hạn ngạch dệt may được dỡ bỏ và EU bắt đầu áp dụng tiêu chuẩn Ecofriendly thì rào cản thương mại xanh là một thách thức, trở ngại lớn với tất cả các nước xuất khẩu hàng dệt may vào các thị trường nói trên.Và có một thực trạng là trong ngành dệt may Việt Nam cho đến nay việc sản xuất các sản phẩm xanh chưa được quan tâm đúng mức. Một số nhà quản lí điều hành doanh nghiệp còn chưa được trang bị kiến thức hoặc ít có hiểu biết cập nhật về những yêu cầu xanh đối với các sản phẩm dệt may xuất khẩu của họ.Ngoài ra phần lớn các công ty, xí nghiệp, có nhuộm hoàn toàn vẫn còn sử dụng một số hoá chất, chất trợ, thuốc nhuộm và các công nghệ chưa tiên tiến, hiện đại gây ô nhiễm nặng nề môi trường nước thải.
Bên cạnh những thuận lợi của việc EU bãi bỏ chế độ quản lí bằng hạn ngạch thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ( mà lâu nay vẫn tồn tại nhờ vào quota) nếu không chuyển kịp thời, làm ăn có bài bản hơn, hoàn thiện các dây chuyền sản xuất để nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm thì sẽ khó tận dụng được cơ hội mới này và cũng rất dễ loại ra khỏi cuộc chơi. Khi quota được bãi bỏ cũng có nghĩa là cạnh tranh giữa các đối thủ dệt may không còn trong giới hạn từng quốc gia, khu vực mà mang tính cạnh tranh toàn cầu nên sẽ rất quyết liệt. Chất lượng sản phẩm giá cả, thời hạn giao hàng và những điều kiện bắt buộc áp dụng trong sản xuất hàng dệt may ( như ISO 9000, ISO 14000, SA 8000, nhãn sinh thái ECO…) là không thể thiếu. Và cũng nhắc lại và lưu ý rằng, đây không phải lần đầu tiên hàng dệt may Việt Nam được xoá bỏ hạn ngạch, những năm trước đây (trong phạm vi hẹphơn ) EU và Canada cũng đã xoá bỏ hạn ngạch một số nhóm cho hàng dệt may Việt Nam nhưng hễ nhóm nào không còn hạn ngạch thì hàng dệt may Việt Nam đều bị mất thị phần.
Đối với thị trường Mỹ, hàng dệt may Việt Nam vẫn bị áp đặt quota, trong khi các nước cạnh tranh như Trung Quốc, Ấn Độ… không còn bị ràng buộc. Không còn quota, các đối thủ cạnh tranh giảm được giá sản phẩm từ 20-40%. Do đó, áp lực cạnh tranh về
giá đối với hàng Việt Nam ở thị trường này sẽ rất lớn, còn thị trường nội địa dường như bị bỏ ngõ cho hàng Trung Quốc chiếm lĩnh là điều các doanh nghiệp dệt may cần phải xem xét lại chiến lược kinh doanh của mình.
Qua phân tích về tình hình tiêu thụ hàng nội địa của công ty, từ môi trường marketing ảnh hưởng đến công ty ta có thể xác lập được cơ hội, đe doạ, điểm mạnh, điểm yếu của công ty như sau:
Cơ hội:
- Nền kinh tế đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ, thu nhập người dân ngày càng tăng lên kéo theo nhu cầu ngành hàng tiêu dùng và ngành may mặc tăng lên.
- Nước ta đang có ưu đãi về lãi suất trong việc vay vốn kinh doanh.
- Tốc độ đô thị hoá, nhiều khu công nghiệp mọc lên, nhiều công ty cửa hàng kinh doanh mọc lên để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dệt may phát triển .
Đe doạ:
- Sự cạnh tranh giữa các công ty ngành dệt may ngày càng tăng.
- Sự xuất hiện ào ạc các nhãng mác của Trung Quốc, Hàn Quốc với mẫu mã sản phẩm đa dạng nhiều chủng loại cũng như giá cả khác nhau.
Điểm mạnh:
-Được sự giúp đỡ của Bộ Thương mại,Uỷ Ban Nhân Dân thành phố đồng thời nhận được sự hổ trợ của các đơn vị địa phương
-Chất lượng sản phẩm cao,uy tín
-Lực lượng quản lí công ty có trình độ và có kinh nghiệm trong quản lí và điều hành trong sản xuất. Đội ngũ công nhân lành nghề
-Công ty trực tiếp xuất khẩu
Điểm yếu:
-Hoạt động kinh doanh của một số đơn vị trực thuộc chưa thật manh động,chưa phát huy hết lợi thế của mình trong từng khu vực để bám sát thị trường
-Khả năng kiểm soát kinh nghiệm còn yếu,chưa có kế hoạch rõ ràng trong việc triển khai,quãng cáo