7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sử a, )
3.1.3. Phạm vi hoạt động
Công ty Cổ phần Du lịch Cửu Long trụ sở chính của công ty tọa lạc tại số
01, đường 1 tháng năm, phường 1, thị xã Vĩnh Long. Là một đơn vị ra đời từ rất lâu nên hoạt động khá rông rãi ở địa bàn Vĩnh Long, Tiền Giang và thành phố Hồ
Chí Minh. Với phạm vị hoạt động như thế giúp cho công ty ngày càng phát triển mạnh hơn.
3.1.4.Các đơn vị trực thuộc công ty:
+ Khách sạn Cửu Long hoạt động tại địa bàn thị xã Vĩnh Long
+ Trung tâm điều hành du lịch hoạt động tại địa bàn thị xã Vĩnh Long + Cửa hàng kinh doanh đại lý rượu bia hoạt động tại địa bàn thị xã Vĩnh Long.
+ Văn phòng đại diện công ty Cổ phần du lịch Cửu Long tại thị trấn Cái Bè tỉnh Tiền Giang.
+ Chi nhánh công ty Cổ phần Du lịch Cửu Long tại thành phố Hồ Chí Minh.
3.1.5. Khái quát về trung tâm điều hành du lịch của công ty Cổ phần Du lịch Cửu Long
Trung tâm điều hành du lịch là một bộ phận trực thuộc công ty Cổ phần Du lịch Cửu Long, chức năng chính của trung tâm là cung cấp các dịch vụ lữ hành và du lịch cho khách hàng, thiết kế các tour du lịch, đại lý bán vé máy bay và tàu hỏa, cung cấp hướng dẫn viên và các phương tiện giao thông đường thủy, đường bộ. Nhìn chung, tất cả các hoạt động du lịch và lữ hành của công ty sẽ do trung tâm điều hành du lịch chịu trách nhiệm chính.
Ø Phòng điều hành hướng dẫn
- Chịu trách nhiệm trực tiếp để điều hành kinh doanh và mọi hoạt động tour tuyến của trung tâm, khai thác đảm bảo uy tín hoạt động của đơn vị và chỉ
tiêu kế hoạch để phân bổ.
- Quản lí và điều hành đội hướng dẫn, phân công chuyên trách theo khu vực và chuyên môn của đơn vị.
- Theo dõi kiểm tra và hướng dẫn việc kinh doanh tour tuyến thông qua người phụ trách bán tour,… Phòng điều hành hướng dẫn gồm: + Tổđiều hành tour + Tổđiều hành đò + Tổ hướng dẫn
Ø Phòng nghiệp vụ: Sale và Marketing
Chức năng của phòng Sale và Marketing soạn thảo các hợp đồng, chuẩn bị
giá cả, tìm kiếm và nghiên cứu các sản phẩm mới, đồng thời thực hiện chức năng quản lý chất lượng sản phẩm (chỉnh sữa, nâng cấp, kiểm tra quá trình thực hiện).
Ø Ban quản lý phục vụ vườn:
+ Tổ phục vụăn ngủ tại các điểm vườn + Tổ ca nhạc tài tử
3.1.6. Cơ cấu tổ chức của trung tâm điều hành du lịch Cửu Long năm 2008
Ghi chú: Trên danh nghĩa thì Văn phòng đại diện Cái Bè là đơn vị trực thuộc của công ty, nhưng mọi hoạt động của văn phòng là phụ thuộc vào sự chỉ đạo của trung tâm điều hành. Trung tâm điều hành Phòng Marketing & Sale Phòng điều hành hướng dẫn Văn phòng đại diện Cái Bè Ban phục vụ quản lý vườn Tổ điều hành tour Tổ hướng dẫn Tổ điều hành đò Tổ phục vụăn ngủ vườn Tổ đờn ca tài tử Hình 3: Sơđồ cơ cấu tổ chức của trung tâm điều hành
3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH NĂM 2005 – 2007.
3.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm điều hành du lịch Cửu Long năm 2005 - 2007
Xem xét bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2005, 2006, 2007 ta thấy lượng khách và doanh thu của trung tâm tăng giảm không đều qua các năm. Kết quả này là do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân như tình hình biến động của thị trường, có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh, dịch cúm gia cầm,…Đặc biệt là năm 2005, từ một doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần làm thay đổi nhiều kế hoach cũng như các chiến lược kinh doanh mà tình doanh thu của công ty cũng như của trung tâm không ổn định, tăng giảm qua các năm. Điều này thể hiện rõ qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm như sau:
Bảng 2 : Kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm điều hành Chỉ tiêu 2005 2006 2007 SS 2006/2005 SS 2007/2006 06/05 % 07/06 % 1. Số khách 56.311 44.032 58.736 - 12.279 - 21,8 14.704 33,45 Nội địa 5.012 5.282 4.698 270 5 -584 - 11,05 Quốc tế 51.299 38.750 54.038 - 12.549 -24,46 15.288 39,45 2. Doanh thu (triệu đồng) 6.486 5.784 7.689 -702 -10.83 1.905 33
Nguồn: Trích từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm điều hành du lịch Cửu Long 2005-2007)
Năm 2005 trung tâm đón 56.311 lượt khách trong đó lượng khách quốc tế
chiếm hơn 91% trong tổng số khách đăng ký tham gia tour của công ty, khách nội địa chỉ chiếm khoảng 9% với doanh thu đạt 6,486 tỷ.
Năm 2006 lượng khách của công ty giảm mạnh, giảm 21% so với năm 2005. Lượng khách quốc tế giảm đến 24,46%, tuy lượng khách nội địa có tăng nhưng chỉ tăng 5% so với năm 2005. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do có sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ cạnh tranh mới vừa ra đời có lợi thế về
khách là doanh thu của công ty giảm, giảm 10,83% so với năm 2005, vì phần lớn doanh thu thu được của công ty là từ hoạt động du lịch sinh thái.
Năm 2007, Việt Nam được đánh giá là một điểm đến an toàn và hấp dẫn, nên số lượng khách quôc tế vào Việt Nam nói chung và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng tăng lên đáng kể trong đó có Vĩnh Long. Khắc phục những yếu kém trong năm 2006 và thực hiện tốt các chủ trương thu hút khách du lịch, năm 2007 tổng số khách quốc tế tham gia tour du lịch sinh thái của công ty tăng 39,45%. Điều này làm cho tổng lượng khách du lịch của công ty tăng cao lên 33,45% mặc dù lượng khách nội địa giảm 11,05% so với cùng kỳ năm trước. Từđó làm cho nguồn doanh thu của công ty tăng cao, 33% so với năm 2006.
Từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2005, 2006, 2007 ta thấy doanh thu của trung tâm tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2005 doanh thu của trung tâm là 6,486 tỷ đồng, sang năm 2006 giảm 10,83% so với cùng kỳ năm trước còn 5,784 tỷđồng. Và năm 2007 doanh thu của trung tâm tăng 33% so với năm 2006 đạt 7,689 tỷđồng.
Hình 4: Biểu đồ biểu diễn doanh thu của trung tâm điều hành 2005-2007
6.486 5.784 7.689 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 2005 2006 2007 Năm D o a nh t hu Doanh thu
3.2.2. Mặt mạnh và mặt yếu của công ty trong phạm vi kinh doanh 3.2.2.1. Mặt mạnh của công ty: 3.2.2.1. Mặt mạnh của công ty:
+ Công ty Cổ phần Du lịch Cửu Long là một trong những đơn vị đầu tiên tổ
chức mô hình du lịch sinh thái cho khách du lịch tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Mặc dù điều kiện cơ sở hạ tầng vào những năm 80 còn yếu kém như đường xá còn kém chất lượng, sự trở ngại của phà Mỹ Thuận nhưng đó lại là lợi thế để du lịch Vĩnh Long phát triển. Cùng với Tiền Giang thì du lịch sinh thái Vĩnh Long nói chung và thương hiệu du lịch Cửu Long sớm được các đối tác biết
đến thể hiện qua chương trình MeKong Delta. Đặc biệt là sự kiện công ty Cổ
phần Du lịch Cửu Long là đơn vịđầu tiên tổ chức chương trình du lịch Homestay vào những năm 1988-1989 cho khách du lịch là người Thụy Sĩ. Sự thành công của chương trình này đã tạo tiếng vang lớn cho công ty và đặc biệt là tạo nên thương hiệu du lịch sinh thái của công ty.
+ Có sự phối hợp tốt và hỗ trợ của các ngành chức năng, công an, cơ quan quản lý nhà nước, ủy ban vì trước đây công ty là một doanh nghiệp nhà nước. Mặt khác, phát triển du lịch sinh thái là mục tiêu kinh tế của tỉnh nên rất được sự
quan tâm và giúp đỡ của các ban ngành trong giải quyết khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ.
+ Là đơn vị kinh doanh du lịch đi tiên phong nên có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường, có lợi thế cạnh tranh cao vì là doanh nghiệp nhà nước được nhiều người biết đến.
+ Nguồn nhân lực có kinh nghiệm, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên với số lượng hướng dẫn viên chính thức và công tác viên trên 30 người. Nhân viên của công ty đều được công ty cho tham gia các khóa huấn luyện về trình độ
chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ.
+ Các sản phẩm du lịch hiện nay của công ty đang theo xu hướng chung hướng về sinh thái và môi trường, công ty tạo được sự khác biệt về sản phẩm du lịch của mình so với các công ty du lịch khác trong vùng, thể hiện qua tour du lịch Homestay. Đây tour được đánh giá là một trong những tour đặc sắc nhất của công ty nói riêng và Vĩnh Long nói chung.
3.2.2.2. Mặt yếu
+ Bộ máy tổ chức còn còng kềnh, nặng nề do ảnh hưởng của cơ cấu của một doanh nghiệp nhà nước, dẫn đến sự yếu kém về cạnh tranh do thiếu sự linh hoạt trong hoạt động, chậm nắm bắt được cơ hội thị trường.
+ Khả năng tài chính của công ty còn yếu, điều kiện thu nhập còn thấp, ảnh hưởng của chính sách thu nhập cũ là một trong những nguyên nhân làm cho khả
năng cạnh tranh của công ty còn hạn chế.
+ Trang web được xây dựng nhưng thông tin cung cấp chưa đầy đủ không thểđáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của khách hàng.
+ Chưa đáp ứng được yêu cầu về quảng cáo sản phẩm trực tiếp đến khách hàng nên lượng khách hàng chủ yếu là qua trung gian từ các công ty lữ hành thành phố Hồ Chí Minh.
+ Chưa tìm ra được sản phẩm mới, sản phẩm du lịch sinh thái của công ty chủ yếu là nâng cấp và đánh bóng lên là chính. Chẳng hạn như: tour du lịch sinh thái trước đây nay được công ty chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên, cùng với các chủđiểm du lịch đầu tư nâng cấp các trang thiết bị, đồng thời thay thế hay gạt bỏ những yếu tố không cần thiết để phục vụ ngày càng tốt hơn cho khách du lịch.
+ Bị các hãng lữ hành lớn lấn lướt trong đàm phán về giá cả.
+ Đa số tour du lịch sinh thái của công ty chịu sự chi phối từ các hãng lữ
hành thành phố về thời gian, nên một tour sinh thái của công ty được xem là đặc sắc nhất nhưng không chủđộng được thời gian nên làm giảm đi yếu tố thú vị và
đặc thù của nó.
+ Nhiều hãng lữ hành cùng hoạt động trên địa bàn làm cho chất lượng sản phẩm du lịch chưa đồng bộ tạo ấn tượng không tốt cho khách du lịch nên uy tín của công ty cũng bịảnh hưởng.
+ Bị các đối thủ cạnh tranh hạ giá, sử dụng chính sách giá mềm.
3.2.3. Những thuận lợi và khó khăn để phát triển du lịch Vĩnh Long: 3.2.3.1.Thuận lợi:
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như quá trình hội nhập quốc tế diễn ra thì có nhiều cơ hội cho hoạt động của ngành du lịch nói chung và kéo theo cả vùng khác trong nước và trong đó có Vĩnh Long. Nằm trên
tuyến giao thông thuận lợi cả đường bộ và đường thủy. Đường bộ có quốc lộ 1A nối kết giữa thành phố Hồ CHí Minh và các tỉnh Tây Nam Bộ; đường sông nằm giữa hai nhánh của sông Mêkông là sông Tiền và sông Hậu là điểm nối giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh phía Nam và cảđi Campuchia. Đây là thuận lợi để Vĩnh Long phát triển tiềm năng du lịch của mình.
Cụ thể có những thuận lợi sau:
+ Xu hướng của ngành du lịch thế giới đang hướng vào loại dình du lịch sinh thái và xem đây là loại hình tiêu điểm của tương lai trong khi Vĩnh Long lại có lợi thế này.
+ Hướng phát triển của ngành cũng như các chính sách hỗ trợ về mặt thủ
tục của ngành du lịch làm cho hoạt động du lịch trong và ngoài nước nhanh hơn và ít tốn kém hơn.
+ Số lượng khách du lịch dến Vĩnh Long ngày càng tăng. Đặc biệt năm 2010, Vĩnh Long đăng cai tổ chức sự kiên MêKông Festival nên lượng du khách
đến Vĩnh Long đầy hứa hẹn.
+ Là loại hình được xác định là lợi thế của vùng, được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân tỉnh và của các ngành liên quan trong việc đẩy mạnh phát triển. + Khí hậu mát mẻ, trong lành, nhân dân giữ được nét đặc trưng cởi mở, hiền hòa chân chất tạo ấn tượng an bình thân thiết đối với du khách.
+ Sự ổn định về chính trị, an ninh, trật tự luôn được giữ vững, phục vụ du khách tuyệt đối an toàn. Được các hãng lữ hành, du khách đánh giá cao là điểm du lịch an bình, thân thiện đã tạo niềm tin cho du khách khi đến với Vĩnh Long.
3.2.3.2. Khó khăn:
+ Khách du lịch ngày càng trở nên khó tính, đòi hỏi ngày càng cao, kinh nghiệm du lịch cũng cao.
+ Nhiều điểm du lịch có vị trí không thuận lợi và còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với nơi đến.
+ Hoạt động du lịch sinh thái có xu hướng chạy theo lợi nhuận ngày càng tăng mà ít chú ý đến các yếu tố văn hóa, xã hội, môi trường.
+ Có hình thức cạnh tranh không lành mạnh, sự dễ dàng tham gia, không phức tạp và được khuyến khích từ nhà nước nên ngành du lịch của các tỉnh khác
hay lân cận có thể dễ dàng tham gia tạo nên môi trường cạnh tranh với các đối thủ tiềm năng lớn.
+ Hoạt động du lịch sinh thái giàn đều trên các tỉnh ĐBSCL làm cho sản phẩm du lịch dễ bị trùng lấp giữa các tỉnh, khó tìm ra sự khác biệt.
+ Do đặc tính của sản phẩm du lịch và điều kiện tự nhiên tại vùng ĐBSCL nên loại hình du lịch sinh thái dễ bị bắt chước từ các món ăn, kiểu dáng về
phương tiện vận chuyển (tàu, ghe) và nội dung các dịch vụ.
+ Cơ sở hạ tầng du lịch chưa đầu tưđồng bộ: các cơ sở lưu trú, điểm tham quan du lịch,…các cơ sở có quy mô nhỏ, sản xuất còn ít và thô sơ chưa đầu tư cải tiến, đổi mới, chưa tạo tính đa dạng sản phẩm nên giảm khả năng thu hút khách.
+ Thiếu đầu tư nước ngoài và trong nước về du lịch nên chưa mở rộng đầu tư sản phẩm với quy mô lớn, chưa mở rộng đầu mối thu hút khách nên nguồn khách chưa thật sựổn định.
+ Các loại hình văn hóa, nghệ thuật phục vụ khách còn hạn chế về loại hình nghệ thuật, các lễ hội địa phương phục vụ du khách chưa thực hiện được nhiều, chưa đáp ứng nhu cầu du lịch.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH ĐỐI VỚI TOUR DU LỊCH SINH THÁI CỦA CÔNG TY
4.1. NHU CẦU XÃ HỘI VỀ DU LỊCH SINH THÁI HIỆN TẠI VÀ TRONG TƯƠNG LAI
Hiện tại loại hình du lịch sinh thái ngày càng phát triển mạnh thu hút một số đối tượng khách trên thế giới. Khoa học ngày càng tiến bộ, đời sống con nguời ngày càng nâng cao, máy móc dần dần thay thế con người trong lao động và trong sản xuất, điều này làm cho con người ngày càng chuyên môn hóa trong công việc, thao tác được xác lập theo một quy trình khoa học không được thừa, không được thiếu làm cho con người ngày càng xơ cứng trong công việc của mình. Con người mất dần đi sự hưng phấn trong công việc và chỉ làm như một cái máy với các động tác lập đi lập lại, đơn điệu và buồn tẻ, không gian sống của con người ngày càng thu hẹp, gò bó trong bốn bức tường với các trang thiết bị
tiện nghi. Những điều trên dễ làm cho con người bị stress nhất là ở những nước