Mức độ quay lại của du khách

Một phần của tài liệu Nâng cao mức độ hài lòng của khách du lịch đối với tour du lịch sinh thái của công ty cổ phần du lịch cửu long.pdf (Trang 43)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sử a, )

4.2.2. Mức độ quay lại của du khách

Mức độ quay lại các điểm du lịch được coi là một chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả hoạt động của các điểm du lịch vì khi khách cảm thấy thích thú với các điểm tham quan này nên mới đến đây một lần nữa. Lẽ đương nhiên đây cũng là tiêu chí quan trọng để nhận xét về du lịch sinh thái Vĩnh Long.

Bằng phương pháp phân tích bảng chéo ta có giá trị Sig = 0,67 >α =0,05 nên không có mối quan hệ giữa loại khách và mức độ quay lại của du khách (bảng 22, phần phụ lục), từ bảng kết quả tóm tắt theo phương pháp tần số ta có biểu đồ sau:

(Nguồn: Phân tích từ 55 mẫu phỏng vấn 4/ 2008 tại Vĩnh Long)

Nhìn chung, trong tổng số mẫu quan sát được thì có 80% là số du khách sẽ

quay lại Vĩnh Long tham quan và 20% sẽ không quay lại. Từ tỷ lệđó ta có thể rút ra một số kết luận sau:

+ Thứ nhất: các điểm đến trong tour thật sự hấp dẫn và tạo được tình cảm tốt trong lòng du khách.

+ Thứ hai:du lịch sinh thái Vĩnh Long đáp ứng được phần nào nhu cầu “du lịch xanh” của khách du lịch.

+ Thứ ba: du khách được phỏng vấn hầu hết là lần đầu tiên đến Vĩnh Long cũng như đến với Đồng bằng sông Cửu Long nên môi trường tại đây hoàn toàn khác với nơi họ sinh sống nên tạo một cảm giác thích thú cho sự quay lại,…

Bên cạnh đó theo kết quả thu thập được thì chỉ có 20% trong tổng số mẫu quan sát là du khách sẽ không quay lại Vĩnh Long tham quan. Tuy tỷ lệ này

không lớn lắm nhưng so với thực tế tổng số mẫu quan sát được thì đã có hơn 80% là số du khách lần đầu tiên đến Vĩnh Long . Từ so sánh, ta thấy đó là một vấn đề cho hoạt động du lịch của công ty, có phải chăng là chất lượng phục vụ

của công ty chưa thật sự tốt hay là do sở thích của khách du lịch là không muốn tham quan 1 nơi 2 lần? Chúng ta sẽ thấy rõ hơn vấn đền này trong phần phân tích tiếp theo.

4.2.3. Mức độ quảng bá của khách du lịch về du lịch Vĩnh Long.

Đây cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để nhận biết nhận xét của du khách như thế nào đối với du lịch sinh thái Vĩnh Long và nó đóng vai trò to lớn trong việc quảng bá hình ảnh du lịch sinh thái Vĩnh Long, gián tiếp quảng bá cho công ty CPDL Cửu Long. Kết quả phân tích tần số như sau :

Bảng 4 : Mức độ quảng bá của du khách về du lịch Vĩnh Long

Sự giới thiệu Không

Mức độ 0 100

(Nguồn: Phân tích từ 55 mẫu phỏng vấn 4/ 2008 tại Vĩnh Long)

Từ bảng trên cho ta thấy du lịch sinh thái Vĩnh Long đã thực sự để lại ấn tượng tốt trong lòng du khách với mức độ giới thiệu 100% về du lịch Vĩnh Long cho bạn bè, đồng nghiệp, người thân của họ. Đây là một điều đáng mừng cho du lịch Vĩnh Long nói chung và công ty du lịch Cửu Long nói riêng. Và thực tế cho ta thấy thì mức độ tin cậy của sự giới thiệu từ bạn bè, người thân là rất cao trong việc lựa chọn một chuyến đi, một điểm đến hay một công ty đặc biệt là trong du lịch, vì giá trị của sản phẩm du lịch được đo bằng sự cảm nhận và sự trãi nghiệm. Mặt khác từ kết quả phỏng vấn được thì có đến 23,6% trong tống số người trả lời lý do mà họ chọn 1 tour du lịch là từ người thân, bạn bè giới thiệu. Đến đây ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc làm hài lòng một khách hàng là như thế

nào, giữ khách hàng cũ thu hút thêm khách hàng mới là một thành công lớn đối với một công ty.

4.3. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH KHI THAM GIA TOUR CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH CỬU LONG. 4.3.1. Đặc điểm của du khách đi du lịch sinh thái theo kết quảđiều tra.

Tổng số mẫu trong đề tài này là 55 mẫu, trong đó có 46 mẫu khách quốc tế, 9 mẫu khách nội địa không có khách địa phương. Lý do đề tài không đề

cập đến khách địa phương là do tỷ lệ khách địa phương tham gia tour sinh thái của công ty là rất hiếm và hầu như không có, có chăng họ chỉ thuê tàu của công ty tham quan 1 hoặc 2 điểm du lịch do họ tự chọn trước nên việc phỏng vấn họ

không có ý nghĩa cho đề tài.

Kết quả điều tra cho thấy một số đặc điểm quan trọng của từng loại khách quốc tế và trong nước khi tham gia tour du lịch của công ty như sau:

4.3.1.1 Thời điểm đi du lịch của du khách

Du lịch ngày nay đã thực sự trở thành một nhu cầu thiết thực trong đời sống của con người. Điều đó không chỉ có ở nước ngoài mà còn thể hiện rõ ở nước ta khi thời gian đi du lịch của du khách ngày càng đa dạng. Nhìn chung du khách đi vào dịp lễ, Tết vẫn là chủ yếu, yếu tố này chiếm 60% trên tổng số khách và đi du lịch vào nghỉ hè chiếm 29,1%. Ngoài ra, thời gian đi du lịch của khách còn vào nhiều dịp khác (9,1%) đã được khách bày tỏ làm phong phú thêm nguồn thông tin thời gian đi du lịch của khách, các thời gian đó là : đi du lịch vào thời gian rảnh, đi vào lúc thuận tiện, thích đi du lịch là đi không cần vào dịp gì.

Bảng 5 : Thời điểm đi du lịch của du khách

(Nguồn: Phân tích từ 55 mẫu phỏng vấn 4/ 2008 tại Vĩnh Long)

Thời gian Số mẫu Tỷ lệ % Cuối tuần 1 1,8 Ngày lễ, tết 33 60 Nghĩ hè 16 29,1 Dịp khác 5 9,1 Tổng 55 100

4.3.1.2. Đối tượng thường đi du lịch với du khách

Bằng phương pháp phân tích tần số về đối tượng cùng đi du lịch với du khách ta có được kết quả như sau:

Bảng 6 : Đối tượng đi cùng

Đối tượng Số mẫu Tỷ lệ %

Một mình 14 25,45

Bạn bè, đồng nghiệp 16 29,10 Gia đình, người thân 14 25,45

Người yêu 11 20,00

Tổng 55 100

(Nguồn: Phân tích từ 55 mẫu phỏng vấn 4/ 2008 tại Vĩnh Long)

Như vậy đa số du khách thường đi du lịch cùng bàn bè, đồng nghiệp chiếm 29,10%, tỉ lệ khách du lịch đi một mình bằng với tỷ lệ đi với gia đình và người thân 25,45%, tỉ lệ du khách đi cùng với người yêu cũng khá cao 20%. Trong tương lai tỉ lệ du khách đi cùng bạn bè và đồng nghiệp có thể tăng cao hơn nữa,

điều này không có gì là lạ vì ngày nay các cơ quan, xí nghiệp đều có xu hướng tổ

chức cho công nhân đi du lịch để khuyến khích họ làm việc.

4.3.1.3. Mục đích của du khách khi đi du lịch đến Vĩnh Long

Mục đích muốn được tham quan ngắm cảnh (54,5%) và thư giãn, giải trí (27%), đa số khách hàng đi du lịch họ đều muốn được nghỉ ngơi, thư giãn, thảnh thơi thoải mái tham quan ngắm cảnh, vui chơi giải trí. Mọi người phải làm việc vất vả cả năm nên ai cũng muốn có được những ngày nghỉ ngơi thoải mái, được xum họp, vui chơi thư giãn với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp. Đây là hai mục

đích tiêu biểu nhất đối với hầu hết mọi người khi đi du lịch.

Nhóm người đi du lịch với mục đích tìm hiểu thêm về các vùng lãnh thổ

mới để nâng cao hiểu biết của mình chiếm 52,7%, họ muốn tìm hiểu về tập quán sinh hoạt của người dân vùng khác, tỉnh khác vì mỗi vùng đều có những đặc trưng riêng mang phong cách độc đáo của từng vùng, những người đi du lịch với mục đích này phần lớn là giới trí thức , những người muốn tìm hiểu về lịch sửđất nước.

54.7 1.8 5.6 27 54.5 0 10 20 30 40 50 60 Muốn được giải trí, thư giản Vì công việc Đi thực tập, thực tế Muốn biết thêm vùng lãnh thổ mới

Muốn được tham quan, ngắm cảnh

Số người đi vì mục đích học tập và làm việc chỉ chiếm 7,3%, trong đó vì mục đích học tập là 5,5%. Điều này là lẽđương nhiên vì ít có ai khi đi du lịch mà

đem theo công việc.

Như vậy mong muốn của đa số mọi người khi đi du lịch đều là muốn được tham quan ngắm cảnh và khám phá thêm vùng lãnh thổ mới. Trung tâm nên thiết kế những tour du lịch chú trọng đến hai mục đích này kết hợp với giới thiệu về

nét đặc trưng và tập quán sinh hoạt của các đặc trưng của vùng và kết hợp với những mục đích khác để tạo ra những tour phong phú, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Hình 6: Biểu đồ thể hiện mục đích đi du lịch của du khách

(Nguồn: Phân tích từ 55 mẫu phỏng vấn 4/ 2008 tại Vĩnh Long)

Nhìn biểu đồ ta thấy rõ cột muốn thăm quan ngắm cảnh cao nhất chứng tỏ

là mục đích này được nhiều người chọn nhất, đến cột đến cột muốn biết thêm vùng lãnh thổ, sau đó đến cột muốn được thư giản giải trí, cột vì mục đích thực tập thực tế và công việc được ít người chọn nhất.

4.3.1.4. Các hoạt động yêu thích của khách du lịch. Bằng phương pháp xếp hàng ta có bảng xếp hạnh các hoạt động yêu thích nhất của khách du lịch như sau: Bảng 7: Xếp hạng các hoạt động ưa thích Chỉ tiêu Điểm số Hạng Tham quan di tích lịch sử 263 1

Tham quan vườn trái cây 167 7

Đi dạo trên kênh rạch bằng thuyền nhỏ 262 2

Sinh hoat cùng với dân địa phương 168 6

Tham quan làng nghề 235 4

Tham quan chợ nổi 243 3

Thưởng thức món ăn địa phương 202 5

(Nguồn: Phân tích từ 55 mẫu phỏng vấn 4/ 2008 tại Vĩnh Long)

Nhìn vào bảng xếp hạng trên ta thấy hoạt động tham quan di tích lịch sử là quan trọng nhất đối với khách du lịch kết quả phân tích này rất phù hợp với mục

đích tham quan của khách du lịch, vì đa số du khách đến Vĩnh Long là vì mục

đích muốn biết thêm vùng lãnh thổ mới, vì để biết và hiểu rõ một vùng lãnh thổ

mới thì đương nhiên người ta cần phải biết lịch sử về nơi đó như thế nào, tại sao phải như thế nầy mà không phải là thế khác?.... Xếp hạng thứ hai đó là hoạt động

đi dạo trên kênh rạch bằng thuyền nhỏ để ngắm cảnh với 262 điểm (52,7% du khách phỏng vấn được có cùng mục đích là tham quan và ngắm cảnh), và xếp hạng thứ 3 đó là hoạt động tham quan chợ nổi với 243 điểm. Đây là 2 hoạt động

đặc trưng của vùng sông nước Đồng Bằng Sông Cửu Long, du khách còn khá xa lạ với môi trường và cuộc sống nơi đây chính điều này đã tạo nên sự thích thú cho họ. Xếp hạng kế tiếp là tham quan làng nghề, sinh hoạt cùng với người dân

địa phương và cuối cùng là thưởng thức món ăn địa phương. Theo các kết quảđã nghiên cứu trước đây, thì tham quan làng nghề truyền thống cũng là một trong những đặc điểm thu hút khách du lịch tại Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng như

cùng sinh hoạt với người dân địa phương góp phần tạo nên sự hấp dẫn của tour không kém. Nguyên nhân có thể làm cho 2 yếu tố này không còn sức hút đối với du khách là do yếu tố của thời gian tham quan không đủ để cho du khách có thể

16.4 25.6 45.6 1 27.3 12.7 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Phương tiện truyền thông Bạn bè, người thân giới thiệu

Đại lý du lịch Hội chợ du lịch Internet Sách hướng dẫn du lịch 263 167 262 168 235 243 202 0 50 100 150 200 250 300 Tham quan di tích lịch sử

Tham quan vườn trái cây Dạo quanh trên sông rạch bằng thuyền nhỏ

Tham gia các hoạt động thường nhật với người dân địa phương Tham quan làng nghề

Tham quan chợ nổi Thưởng thức món ăn điạ

phương

họ chưa có cái nhìn cũng như chưa có cảm nhân thực tế về sự tinh tế của chúng.

Để quan sát rõ hơn ta có biếu đồ thể hiện mức độ các hoạt động ưa thích của khách du lịch khi tham gia tour của công ty.

Hình 7: Biểu đồ thể hiện các hoạt động ưa thích của du khách

(Nguồn: Phân tích từ 55 mẫu phỏng vấn 4/ 2008 tại Vĩnh Long)

4.3.2.Kênh thông tin du lịch

Thông qua phương pháp phân tích tần số ta có biểu đồ biễu diễn kênh thông tin về du lịch như sau:

Hình 8: Biểu đồ thể hiện kênh thông tin du lịch

Nhìn vào biểu đồ ta thấy đa số nguồn cung cấp thông tin về du lịch cho du khách theo 3 nguồn chính là: các đại lý của công ty du lịch (45,6%), Internet (27,3%), và từ sự giới thiệu của người thân bạn bè là (25,6%).Như vậy, trong du lịch, chúng ta cần phải thỏa mãn đến mức có thể về nhu cầu của du khách, có như

vậy, chúng ta mới thu hút được du khách đến với chúng ta ngày càng nhiều hơn. Một điều không thể không quan tâm đó là chúng ta phải chú trọng đến vấn đề

làm cách nào đào tạo một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để có thể truyền tải, giới thiệu du lịch Vĩnh Long làmột cách có hiệu quả nhất đến khách du lịch vì

đây là một trong những phương tiện được khách hàng dùng đến nhiều nhất khi họ

quyết định chuyến hành trình du lịch của mình.

4.3.3. Lý do du khách mua tour của công ty

Theo phương pháp xếp hạng cho từng yếu tố, chúng ta nhận ra nguyên nhân quan trọng trong các nguyên nhân thúc đẩy du khách mua tour của công ty. Trong 3 lý do được du khách đánh giá thì lý do chương trình tour hấp dẫn là quan trọng nhất (chiếm tổng số điểm là 264 điểm không phân biệt khách quốc tế, địa phương, nội địa), kế đó là lý do điểm đến hấp dẫn (chiếm 213 điểm), và lý do quan trọng thứ 3 đó là sự hợp lý về giá cả (chiếm 203 điểm). Điêù này được thể

hiện rõ qua bảng sau:

Bảng 8: Lý do mua tour của công ty

(Nguồn: Phân tích từ 55 mẫu phỏng vấn 4/ 2008 tại Vĩnh Long)

Qua phương pháp xếp hạng cho ta thấy được lý do quan trọng mà khách du lịch chọn tour cua công ty. Do đó để nâng cao khả năng thu hút khách hàng đến với sản phẩm của mình thì công ty cần phải đầu tư vào việc thiết kế tour thật hấp dẫn để thu hút khác nhất là việc lựa chọn điểm đến trong tour.

Chỉ tiêu Điểm số Hạng

Uy tín của công ty 127 6

Người thân, quen giới thiệu 199 4

Nhân viên công ty giới thiệu 148 5

Chương tình tour hấp dẫn 264 1

Giá cả hợp lý 203 3

4.3.4. Đánh giá quá trình về quá trình thực hiện tour 4.3.4.1. Đánh giá về hướng dẫn viên

Đối với một tour du lịch dài ngày thì người hướng dẫn viên cũng là một người bạn đồng hành trong chuyến du lịch của họ. Còn đối với một tour du lịch chỉ diễn ra trong vòng vài giờ đồng hồ thì vai trò của hướng dẫn viên rất quan trọng, một cử chỉđẹp trong cách giao tiếp, một thái độ phục vụ ân cần, hay giọng

điệu thuyết minh truyền,…đều đủ để gây ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách. Một tour thành công hay thất bại phụ thuốc rất lớn vào người hướng dẫn viên vì

đối tượng này trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, sự không hài lòng về hướng dẫn viên đồng nghĩa là họ không hài lòng với tour đó và tất nhiên khó có thểđảm bảo họ có tham gia tour của công ty lần nữa hay không.

Khi được hỏi về mức độ hài lòng với hướng dẫn viên hầu như mọi khách hàng đều trả lời là hài lòng và rất hài lòng với hướng dẫn viên. Nhưng khi hỏi chi tiết hơn và phân tích sâu hơn thì cũng còn nhiều điểm hạn chếở hướng dẫn viên, khách hàng không có sự phàn nàn gì nhiều về trình độ chuyên môn của hướng dẫn viên, tuy nhiên về sự phục vụ và cách hướng dẫn thuyết minh thì được đánh giá là chưa cao vì có một. Đặc biệt là về giao tiếp ứng xử của họ số khách chưa hài lòng chiếm một tỷ lệ đáng lo.Cụ thể qua phương pháp phân tích tần số ta có bảng sau:

Bảng 9: Mức độ hài lòng về hướng dẫn viên

Chỉ tiêu Không hài

lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng Trình độ chuyên môn - - 60 40

Hướng dẫn và thuyết minh 1,8 3,6 60 34,5

Một phần của tài liệu Nâng cao mức độ hài lòng của khách du lịch đối với tour du lịch sinh thái của công ty cổ phần du lịch cửu long.pdf (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)