Kiểm định sự phù hợp của mô hình – Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu Ứng dụng thang đo SERVPERF đánh giá chất lượng dịch vụ viễn thông di động tại khu vực thành phố Đà Nẵng.doc (Trang 61 - 63)

Trước khi phân tích hồi quy, lấy bình quân về điểm số Li-kert các biến quan sát cụm lại theo nhân tố mới trên cơ sở dữ liệu SPSS.

Để kiểm định sự phù hợp của mô hình, trước hết ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc sự hài lòng và các biến độc lập là 5 thành phần SERVPERF được thiết lập. Căn cứ vào hệ số tương quan đạt mức ý nghĩa 0.05, một số mô hình hồi quy đa biến sẽ được tiến hành để chọn ra mô hình tốt nhất

Kết quả phân tích tương quan như sau với hệ số Pearson và kiểm định 2 phía

Sta Rel Tan Res Sat

Sta 1

Rel 0.599(**) 1

Tan 0.520(**) 0.560(**) 1

Res 0.666(**) 0.572(**) 0.494(**) 1

Sat 0.502(**) 0.391(**) 0.399(**) 0.485(**) 1 ** tương quan đạt mức ý nghĩa 0.01

Bảng 4.8: Ma trận tương quan: Sat – Sta, Rel, Tan, Ser

Ma trận tương quan thể hiện Sự hài lòng có tương quan chặt với 4 thành phần của SERVPERF và 4 thành phần này cũng có mối tương quan chặt với nhau. Như vậy 4 thành phần được xem là biến độc lập trong các mô hình hồi qui tiếp theo.

Do sự tương quan chặt của chính các thành phần này, kiểm định đa cộng tuyến được chú ý

Model Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa

t Sig. VIF

B tiêu chuẩnĐộ lệch Beta

1 (Constant) 0.769 0.303 2.534 0.012

Sta 0.319 0.101 0.265 3.178 0.002 2.127

Rel 0.034 0.095 0.028 0.356 0.722 1.893

Tan 0.159 0.086 0.134 1.849 0.046 1.611

Res 0.256 0.092 0.226 2.791 0.006 2.004

Bảng 4.9: Hồi qui đa biến: Sat = f(Sta, Rel, Tan, Ser)

Model Hệ số chưa chuẩn hóa chuẩn hóaHệ số

t Sig.

VIF B tiêu chuẩnĐộ lệch Beta

1 (Constant) 0.794 0.294 2.697 0.008

Sta 0.329 0.096 0.273 3.413 0.001 1.967

Ser 0.263 0.089 0.232 2.955 0.003 1.900

Tan 0.168 0.081 0.142 2.073 0.039 1.448

Bảng 4.10: Hồi qui đa biến: Sat = f(Sta, Tan, Ser)

Kết quả hồi qui (bảng 4.9 và bảng 4.10) ta thấy chỉ có 3 biến độc lập đạt mức ý nghĩa 0.05 là Sta(0.390), Ser(0.263), Tan(0.168)

Các kiểm định khác (qua các biểu đồ) cho thấy các giả thiết cho hồi qui không bị vi phạm. Hiện tượng đa cộng tuyến không ảnh hưởng nhiều đến kết quả giải thích với VIF từ 1.448 đến 1.967 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vậy mô hình hồi qui bội sau đây đặc trưng cho mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu thị trường

Sự hài lòng = 0.329*Sta + 0.263*Ser + 0.168*Tan

Một phần của tài liệu Ứng dụng thang đo SERVPERF đánh giá chất lượng dịch vụ viễn thông di động tại khu vực thành phố Đà Nẵng.doc (Trang 61 - 63)