Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tình hình tín dụng của Ngân hàng. (Trang 38 - 40)

- Tình hình cạnh tranh về huy động vốn rất quyết liệt do đặc thù của tỉnh Long An là t ỷ trọng nguồn vốn huy động của các Ngân hàng ch ỉ đáp ứng được

4.1.1.2.Tình hình huy động vốn

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn vốn đóng một vai trò quan trọng. Với chức năng trung gian tài chính là “đi vay để cho vay” nên Ngân hàng cần phải có một nguồn vốn đủ mạnh để đảm bảo chi trả và đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, góp phần mang lại thu nhập cho khách hàng cũng như tạo lợi nhuận cho Ngân hàng.

Ngân hàng luôn cố gắng tự chủ về vốn nhằm chủ động trong việc cho vay. Vì vậy, Ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp tích cực để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế bằng nhiều hình thức huy động khác nhau, tạo ra nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình kinh doanh thuận lợi, đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế

GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 39 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

Bảng 4: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA VIETCOMBANK NĂM 2006 - 2008

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo huy động vốn của Vietcombank năm 2006-2008)

2006 2007 2008 Chênh lệch

2007/2006

Chênh lệch

2008/2007 Chỉ tiêu Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1.Tổ chức kinh tế 18.194 35,9 92.994 68,8 159.814 59,1 74.800 411 66.820 72 Không kỳ hạn 18.039 - 82.470 - 114.040 - 64.431 357 31.570 38 Có kỳ hạn đến 12 tháng 155 - 10.524 - 45.774 - 10.369 6690 35.250 335 Có kỳ hạn trên 12 tháng - - - - 2.Tổ chức tín dụng 408 0,8 498 0,4 200 0,1 90 22 -298 -60 Không kỳ hạn 408 - 498 - 200 - 90 22 -298 -60 Có kỳ hạn đến 12 tháng - - - - Có kỳ hạn trên 12 tháng - - - -

2.Tiền gửi tiết kiệm 28.751 56.7 41.129 30.4 106.038 39.2 12.378 43 64.909 158

Không kỳ hạn 91 - 873 - 19.642 - 782 859 18.769 2150

Có kỳ hạn đến 12 tháng 26.810 - 2.,953 - 71.372 - 143 1 44.419 165

Có kỳ hạn trên 12 tháng 1.850 - 13.303 - 15.024 - 11.453 619 1.721 13

3. Phát hành trái phiếu kỳ phiếu 2.919 5.8 579 0.4 507 0.2 -2.340 -80 -72 -12

4./ Huy động khác 401 0.8 1 0.0 3.752 1.4 -400 -100 3.751 375100

Năm 2006 trong tổng vốn huy động tiền gửi TCKT là 18.194 triệu chiếm 35,9%, huy động từ tiền gửi không kỳ hạn đạt 18.039 triệu chiếm 99,1%; tiền gửi tiết kiệm là 28.751 triệu đồng chiếm 56,7%; huy động từ phát hành trái phiếu 2.919 triệu chiếm 5,8%; huy động từ TCTD, huy động khác chiếm là 809 triệu chiếm 0,16%. Nếu như năm 2006 vốn huy động chủ yếu là từ tiết kiệm cá nhân thì cơ cấu vốn huy động chuyển dịch ngược lại trong những năm sau đó. Năm 2007 vốn huy động từ tổ chức kinh tế đạt 92.994 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 68,8% tăng 411% so với năm 2006; trong đó huy động không kỳ hạn 82.470 triệu đồng chiếm tỷ trọng 88,6%; vốn huy động tiết kiệm là 41.129 triệu đồng chiếm 30,4%; vốn huy động từ phát hành kỳ phiếu và trái phiếu đạt 579 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,4%, còn lại huy động từ TCTD và huy động khác là 499 triệu chiếm 0,4%. Năm 2008, vốn huy động từ tổ chức kinh tế đạt 159.814 triệu đồng chiếm tỷ trọng 59,1%, tăng 72% so với năm 2007, trong đó huy động không kỳ

hạn 114.040 triệu đồng chiếm tỷ trọng 71,3%; tiền gửi cá nhân là 106.038 triệu đồng chiếm tỷ trọng 39,2% tăng 158% so với đầu năm 2007, còn lại là vốn huy động từ phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và huy động khác chiếm tỷ trọng 2%.

Cơ cấu vốn huy động này phản ánh Chi nhánh ngày càng chú trọng đến khách hàng là TCTK thu hút nguồn tiền không kỳ hạn, đây là kết quả chiến lược hướng đến khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cộng với việc đẩy mạnh hoạt động phát hành thẻ ATM. Đối tượng này thường gửi tiền nhằm mục đích thanh toán nhưng với số lượng lớn và sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng nhất. Về phía ngân hàng trong một khoảng thời gian nào đó ngân hàng có thể tận dụng để đầu tư sinh lời và có điều kiện để “bán chéo” sản phẩm.

Tuy nhiên, lượng tiền gửi không kỳ hạn cao sẽ mang lại lợi nhuận lớn nhưng sẽ dễ gây ra sự không ổn định trong công tác cân đối nguồn vì dao động của vốn không kỳ hạn là rất lớn. Vì vậy, để ổn định thì về lâu dài song song với công tác huy động vốn từ các tổ chức để giảm chi phí đầu vào, cần phải gia tăng nguồn vốn huy động từ dân cư – nguồn vốn này có tính chất ổn định mặc dù chi phí có thể cao hơn - nhằm tạo sự ổn định và chủ động trong công tác cân đối nguồn.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tình hình tín dụng của Ngân hàng. (Trang 38 - 40)