Phân tích tình hình tín dụng DNVVN qua các năm 2006-2008 1 Tín dụng theo thời hạn

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tình hình tín dụng của Ngân hàng. (Trang 45 - 52)

- Tình hình cạnh tranh về huy động vốn rất quyết liệt do đặc thù của tỉnh Long An là t ỷ trọng nguồn vốn huy động của các Ngân hàng ch ỉ đáp ứng được

4.1.2Phân tích tình hình tín dụng DNVVN qua các năm 2006-2008 1 Tín dụng theo thời hạn

4.1.2.1. Tín dụng theo thời hạn

Hoạt động của Ngân hàng chủ yếu là “lấy ngắn nuôi dài” vì hầu hết các khoản huy động là ngắn hạn trong khi nhu cầu vay vốn của khách hàng có cả ngắn, trung, dài hạn. Việc sử dụng nhiều vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn dễ dẫn đến rủi ro thanh khoản. Do đó, công tác phân tích tín dụng theo thời hạn là một việc làm rất quan trọng đối với mỗi ngân hàng nhằm đánh giá sự phân bổ tín dụng theo kỳ hạn hợp lý hay chưa từ đó có những biện pháp khắc phục. Tình hình tín dụng DNVVN theo thời hạn ở Chi nhánh Vietcombank Long An được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 7: Tình hình tín dụng DNVVN theo thời hạn của Vietcombank năm 2006-2008

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tình hình tín dụng Vietcombank năm 2007-2008)

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

2007/2006

Chênh lệch

2008/2007 Chỉ tiêu Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Doanh số cho vay 78.251 100 404.725 100 694.502 100 326.473 417 289.777 72

Ngắn hạn 32.866 42 183.584 45 382.254 55 150.719 459 198.670 108 Trung hạn 40.691 52 189.073 47 300.912 43 148.382 365 111.839 59 Dài hạn 4.695 6 32.068 8 11.336 2 27.373 583 -20.732 -65 2. Doanh số thu nợ 15.865 100 230.710 100 532.601 100 214.844 1354 301,892 131 Ngắn hạn 9.043 57 140.733 61 324.887 61 131.690 1456 184.154 131 Trung hạn 5.553 35 80.748 35 191.736 36 75.196 1354 110.988 137 Dài hạn 1.269 8 9.228 4 15.978 3 7.959 627 6.750 73 3. Dư nợ 65.252 100 239.267 100 401.169 100 174.015 267 161.901 68 Ngắn hạn 24.143 37 66.995 28 124.362 31 42.852 177 57.367 86 Trung hạn 35.236 54 143.560 60 252,736 63 108.324 307 109.176 76 Dài hạn 5.873 9 28.712 12 24,070 6 22.839 389 -4.642 -16 4. Nợ quá hạn - - 252 100 311 100 252 - 59 23 Ngắn hạn - - 252 100 311 100 252 - 59 23 Trung và dài hạn - - - -

Doanh số cho vay 0 100,000 200,000 300,000 400,000 2006 2007 2008 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

Hình 3: DOANH SỐ CHO VAY DNVVN THEO THỜI HẠN NĂM 2006-2008

Chiến lược kinh doanh của Chi nhánh là tập trung vào cho vay ngắn, trung hạn (đặc biệt là ngắn hạn) đối với DNVVN trong những năm đầu hoạt động để vốn được quay vòng nhanh. Khi hoạt động Chi nhánh đã đi vào ổn định thì mới tập trung vào tín dụng dài hạn. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng nắm bắt chủ trương chính sách của Chính phủ chọn Long An là vùng kinh tế trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều khu công nghiệp được xây dựng, các doanh nghiệp ra đời ngày càng nhiều nên nhu cầu vốn ngắn hạn để kinh doanh và vốn trung hạn để mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật,…ngày càng tăng. Nhận thức được cơ hội đầu tư, Chi nhánh đã triển khai những chính sách ưu đãi lãi suất, phí giao dịch, các chương trình khuyến mãi,… nỗ lực thu hút khách hàng

Kết quả, doanh số cho vay ngắn hạn DNVVN ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay (năm 2006 là 42%, năm 2007 là 45%, năm 2008 là 55%), doanh số năm sau cao hơn năm trước, năm 2006 doanh số là32.866 triệu đồng; năm 2007 doanh số tăng đột biến 183.584 triệu đồng, năm 2008 doanh số là 382.254 triệu tăng hơn 2 lần năm trước đó.

Cho vay trung hạn DNVVN tuy có giảm về tỷ trọng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao năm 2006 là 52%; 2007 là 47%, năm 2008 là 43% tổng doanh số và vẫn tăng trưởng qua các năm.

Cho vay dài hạn lại giảm tỷ trọng, doanh số năm 2006 chiếm 8%, năm 2007 chiếm 4%, năm 2008 chiếm 3% tổng doanh số. Năm 2007/2006 cho vay dài hạn tăng, nhưng 2008/2007 doanh số lại giảm 20.732 triệu, tương ứng giảm 65%

32.866 40.691 4.695 183.584 189.073 183.584 189.073 32.068 382.254 300.912 11.336

do ngay từ đầu Chi nhánh đã xác định chiến lược giảm cho vay dài hạn để tập trung vào ngắn, trung hạn.

Việc Ngân hàng chú trọng mảng vay ngắn và trung hạn đối với DNVVN là đúng đắn, vì thời hạn cho vay này phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của của DNVVN. Cho vay ngắn và trung hạn làm cho vốn ngân hàng được quay nhanh hơn trong khi cho vay dài hạn sẽ làm cho vốn bị đóng băng. Mặt khác, để cho vay dài hạn hiệu quả đòi hỏi ngân hàng phải huy động vốn dài hạn mà việc huy động nguồn vốn này trong dân chúng rất khó khăn vì sự e ngại về thời hạn, lãi suất, lạm phát…trước những biến đổi không ngừng của nền kinh tế.

Doanh số thu nợ 0 100,000 200,000 300,000 400,000 2006 2007 2008 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

Hình 4: DOANH SỐ THU NỢ DNVVN THEO THỜI HẠN NĂM 2006-2008 Doanh số thu nợ ngắn hạn: Trong tổng thu nợ DNVVN thì khoản thu ngắn là đáng kể nhất, đặt biệt là thu nợ ngắn hạn chiếm trên 50% do Chi nhánh đầu tư tín dụng ngắn hạn nhiều, các khoản cho vay ngắn hạn này có thời gian đáo hạn trong một năm, sau khi kết thúc chu kỳ sản xuất kinh doanh thì khách hàng thanh toán nợ cho Ngân hàng.

Doanh số thu nợ trung, dài hạn: Nhìn vào doanh số thu nợ trung hạn DNVVN năm 2006 chỉ có 5.553 triệu là rất thấp so với 40.691 triệu mà Chi nhánh bỏ ra cho vay, nhưng không thể đánh giá là Chi nhánh thu nợ kém mà đây là các khoản cho vay cuối năm 2006 chưa đáo hạn. Sang năm 2007 doanh số thu nợ trung hạn DNVVN là 80.748 triệu, tăng 75.196 triệu so với 2006, năm 2008 doanh số thu là 191.736 triệu, tăng 110.988 triệu so với 2007 do thu các khoản nợ cho vay năm trước đến hạn cộng thêm các khoản doanh nghiệp trả nợ dần.

9.043 5..553 5..553 1.269 140.733 80.748 9.228 324.887 191.736 15.978

Thu nợ dài hạn rất thấp chỉ đạt 1.269 triệu năm 2006, tăng lên 9.288 triệu năm 2007 và đạt 15.978 triệu năm 2008 do Chi nhánh cho vay dài hạn ít và hầu hết các khoản vay đều chưa đến hạn thanh toán.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ 2008/2007 thấp hơn 2007/2006 do tình hình kinh tế Việt Nam năm 2008 bị tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, những biến động của thị trường như tình trạng thiếu điện, giá xăng dầu, vật tư, nguyên liệu tăng, tình hình thiên tai, dịch bệnh,…tác động bất lợi đến sản xuất kinh doanh,…các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khó khăn ảnh hưởng đến việc thu nợ, một số doanh nghiệp được Ngân hàng cho gia hạn.

Nhìn chung công tác thu nợ của Chi nhánh rất tốt, kết quả thu nợ cao ngân hàng thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay nên đã lựa chọn đầu tư vào những phương án/dự án mang tính khả thi cao và có tính thuyết phục về hiệu quả kinh tế; các CBKH làm tốt công tác nhắc nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Bên cạnh đó, đa số khách hàng vay của chi nhánh là khách hàng truyền thống, có uy tín và hoạt động có hiệu quả nên đảm bảo chi trả đúng thời hạn và Chi nhánh luôn thực hiện nguyên tắc cho vay có tài sản đảm bảo nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ.

Dư nợ 0 100,000 200,000 300,000 2006 2007 2008 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Hình 5: DƯ NỢ DNVVN THEO THỜI HẠN 2006-2008

Dư nợ ngắn hạn DNVVN tăng nhẹ qua các năm, năm 2006 là24.143 triệu, năm 2007 đạt 66.995 triệu tăng 42.852 triệu, tương ứng tăng 177% so với năm 2006. Năm 2008 dư nợ ngắn hạn là 124.362 triệu, tăng 57.367 triệu, tương ứng tăng 86% so với năm 2007. Sớ dĩ dư nợ ngắn hạn thấp và chỉ tăng nhẹ qua các

24.143 35.236 35.236 5.873 66.995 143.560 28.712 124.362 252.736 24.070 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năm do các khoản vay cũ đã đến hạn thanh toán và đã thu hồi, số dư nợ chủ yếu là các khoản cho vay những tháng cuối năm.

Đối với dư nợ trung hạn DNVVN, các khoản nợ cũ chưa đáo hạn cộng thêm các khoản vay mới làm cho dư nợ tăng nhanh, năm 2006 dư nợ chỉ là 35.236 triệu tăng lên 143.560 triệu năm 2007 và đạt 252.736 triệu năm 2008.

Biến động ngược chiều với vay ngắn và trung hạn thì dư nợ dài hạn giảm xuống, năm 2008 dư nợ là 24.070 triệu, giảm 4.642 triệu, tương ứng giảm 16% so với năm 2007 do đặc thù là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thường đầu tư cho những dự án nhỏ, có thời gian thu hồi nhanh cộng với những diễn biến khó lường của năm 2008 khiến cho các doanh nghiệp phải thận trọng cho những dự án dài hạn cũng như Chi nhánh đã nghiêm túc thực hiện những chiến lược kinh doanh của mình.

Dư nợ tín dụng không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, tăng dư nợ tín dụng đồng nghĩa với việc tăng rủi ro. Do vậy, ngân hàng luôn chú trọng đến việc lập các quỹ dự phòng nhằm đảm bảo tính an toàn và ổn định cho hoạt động tín dụng. Việc trích lập dự trữ được thực hiện theo từng quý. Cứ vào cuối mỗi quý, Giám Đốc cũng như trưởng trưởng phó phòng đôn đốc nhắc nhở các nhân viên tích cực thu hồi nợ. Sau đó, ngân hàng sẽ tổng kết và tiến hành lập quỹ dự phòng phù hợp với tình hình dư nợ thực tế.

Bảng 8: KẾ HOẠCH DƯ NỢ CỦA VIETCOMBANK LONG AN 2009

Chỉ tiêu Dư nợ (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%)

Tổng dư nợ 1.115 100

Dư nợ DNVVN 613 55

(Nguồn: Phòng khách hàng Vietcombank Long An)

Sau quá trình hoạt động và đánh giá kết quả đạt được, Vietcombank Long An luôn xác định cho mình một phương hướng hoạt động mới với những chỉ tiêu được đề ra khá phù hợp. Tín dụng đối với các DNNVV càng được ngân hàng quan tâm đáng kể. Trong năm 2009 này, để ngăn chặn suy giảm kinh tế NHNN đã ban hành quyết định hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, Chi nhánh luôn xem

xét loại doanh nghiệp vừa và nhỏ để có thể có thể gánh vác một phần gánh nặng lãi suất cho đối tượng doanh nghiệp này, đồng hành cùng với những khó khăn của doanh nghiệp. Mức lãi suất cho vay được ngân hàng quan tâm nhiều hơn. Đây chính là chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích khách hàng đến với Chi nhánh ngày một nhiều hơn. Đặc biệt ngân hàng luôn chú trọng đến tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của mình. Mức dư nợ này trong mục tiêu đề ra là phải thấp hơn 1% trên tổng dư nợ hoạt động tín dụng. Đây chính là những nổ lực của chi nhánh nhằm đem về lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tình hình tín dụng của Ngân hàng. (Trang 45 - 52)