Tình hình tín dụng của Vietcombank năm 2006-

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tình hình tín dụng của Ngân hàng. (Trang 40 - 45)

- Tình hình cạnh tranh về huy động vốn rất quyết liệt do đặc thù của tỉnh Long An là t ỷ trọng nguồn vốn huy động của các Ngân hàng ch ỉ đáp ứng được

4.1.1.3.Tình hình tín dụng của Vietcombank năm 2006-

Song song với việc huy động, ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu về vốn của các đối tượng và tạo ra lợi nhuận cho mình. Cùng với sự gia tăng về nguồn vốn thì quy mô tín dụng và chất lượng tín dụng có xu hướng gia tăng. Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng được thể hiện qua bảng

GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 41 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà

Bảng 5 : TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CỦA VIETCOMBANK NĂM 2006-2008

2006 2007 2008 Chênh lệch

2007/2006

Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 246.032 100 818.120 100 1.663.066 100 572.088 233 844.946 103

DN lớn 106.818 43 317.557 39 837.735 50 210.739 197 520.178 164 DNVVN 78.251 32 404.725 49 694.502 42 326.474 417 289.777 72 Cá nhân, CNV,.. 60.963 25 95.838 12 130.829 8 34.875 57 34.911 37 Doanh số thu nợ 68.582 100 474.824 100 1.349.030 100 406.242 592 874.206 184 DN lớn 46.544 68 210.569 44 739.105 55 164.025 352 528.536 251 DNVVN 15.865 23 230.710 49 532.601 39 214.845 1354 301.891 131 Cá nhân, CNV,.. 6.173 9 33.545 7 77.324 6 27.372 443 43.779 131 Dư nợ 145.005 100 488.301 100 802.337 100 343.296 237 314.036 64 DN lớn 42.052 29 125.456 26 224.085 28 83.404 198 98.629 79 DNVVN 65.252 45 239.267 49 401.169 50 174.015 267 161.902 68 Cá nhân, CNV,.. 37.701 26 123.578 25 177.083 22 85.877 228 53.505 43 Nợ quá hạn 0 - 420 100 3.483 100 420 - 3.063 729 DN lớn, Cá nhân, CNV,.. Trong đó: Nợ xấu 0 0 - - 168 168 40 - 1.858 167 53 - 168 1 - - 1.690 - 1.005 - DNVVN Trong đó: Nợ xấu 0 0 - - 252 252 60 - 1.625 311 47 - 252 252 - - 1.373 59 544 -

Doanh số cho vay

Doanh nghiệp lớn: Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp lớn tăng qua các năm. Năm 2006 doanh số cho vay là 106.818 triệu và hầu hết khách hàng truyền thống khi Vietcombank Long An còn trực thuộc chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2007 bên cạnh duy trì khách hàng củ Chi nhánh đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng mới nâng doanh số lên 317.557 triệu đồng.

Cá nhân, công nhân viên: Doanh số cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng doanh số (doanh số năm 2006 chiếm 25%, năm 2007 chiếm 12%, năm 2008 chiếm 8%). Nhìn chung Chi nhánh chưa cho nhóm khách hàng này vay nhiều vì khách hàng chưa đưa ra được kế hoạch kinh doanh khả thi, hầu hết chỉ dựa vào tài sản thế chấp là bất động sản trong khi tài sản thế chấp không phải là nguồn thu chính.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Nhìn chung doanh số cho vay DNVVN tăng qua các năm. Cụ thể doanh số năm 2007 là 404.725 triệu đồng, tăng 326.474 triệu, tỷ lệ tăng 417% so với năm 2006 (78.251 tỷ); năm 2008 doanh số là 694.502 triệu đồng, tăng 289.777 triệu, tỷ lệ tăng là 72%. Doanh số cho vay DNVVN tăng do Chi nhánh đã thực hiện nhiều chính sách để thu hút khách hàng mới, quyết tâm giữ khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp chế biến lương thực, phân bón, xăng dầu,…làm ăn có hiệu quả, Chi nhánh cũng luôn chú trọng xây dựng hình ảnh thương hiệu qua cách ứng xử của nhân viên với khách hàng, luôn nhắc nhở nhân viên giao tiếp với khách hàng với ý thức và thái độ “Khách hàng là người trả lương và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng”. Mới đây Chi nhánh cho bố trí lại chổ làm việc để tạo sự thân thiện đối với khách hàng. Khách hàng có thể trao đổi thông tin thoải mái với nhân viên ngân hàng, không còn tâm lý e ngại khi đến giao dịch với ngân hàng.

Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh số năm 2008/2007 có giảm so với tốc độ tăng của 2007/2006. Hiện tượng này xảy ra hầu như đối với tất cả ngân hàng chứ không riêng gì Vietcombank Long An. Đó là kết quả của việc hạn chế tăng trưởng tín dụng để kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Tác động của lạm phát cũng ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp thua lỗ và không đủ điều kiện để tiếp tục vay vốn ngân hàng.

Doanh số thu nợ

Thu nợ là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với tất cả mọi ngân hàng. Doanh số thu nợ phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ khách hàng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Vì vậy thu hồi nợ đúng hạn và đầy đủ luôn được Chi nhánh đặt lên hàng đầu. Thực tế cho thấy, không chỉ nâng cao doanh số cho vay nhiều là tốt, mà ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả vừa phải chú trọng đến chất lượng món vay, vừa phải quan tâm đến công tác thu nợ,…làm sao để cho đồng vốn bỏ ra được khách hàng đầu tư có hiệu quả, ngân hàng thì thu hồi nợ nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao.

Doanh nghiệp lớn: Doanh số thu nợ doanh nghiệp lớn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay, doanh số thu năm 2006 chiếm 68%, năm 2007 chiếm 44%, năm 2008 chiếm 55% do các khoản vay của các doanh nghiệp này lớn, khách hàng kinh doanh hiệu quả và trả nợ cho ngân hàng.

Cá nhân, công nhân viên: Đối với đối tượng khách hàng này Chi nhánh áp dụng hình thức trả góp, trả dần phù hợp với thu nhập cũng như giảm áp lực trả nợ cho khách hàng. Do áp dụng hình thức trả nợ linh hoạt mà doanh số thu nợ cá nhân, công nhân viên,…tăng qua các năm.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Tình hình thu nợ DNVVN của Chi nhánh khá tốt, năm 2007 doanh số thu nợ là 230.710 triệu đồng, tăng thêm 214.815 triệu, tỷ lệ tăng thêm là 1354% so với năm 2006; năm 2008 doanh số thu nợ là 532.601 triệu, tăng thêm 301.891 triệu, tỷ lệ tăng thêm là 131%. Năm 2007 tốc độ tăng thu nợ rất cao do thu các khoản nợ ngắn, trung hạn đến hạn mà Chi nhánh cho vay năm trước đó. Ngoài ra cán bộ khách hàng cũng đánh giá, xếp hạng tín dụng khách hàng kỹ lưỡng để biết được khả năng trả nợ gốc và lãi đúng hạn trước khi cho vay, thực hiện tốt đảm bảo tiền vay là kênh thu hồi nợ thứ hai khi khách hàng không có khả năng trả nợ, kiểm tra giám các khoản vay đảm bảo khách hàng sử dụng đúng mục đích và có những biện pháp xử lý kịp thời khi người vay đúng như cam kết. Bên cạnh đó, Chi nhánh còn có chính sách cho phép trả nợ dần giảm áp lực trả nợ cho khách hàng.

Năm 2008 tình hình kinh tế diễn biến theo chiều hướng xấu, lạm phát gia tăng, chính sách hạn chế tín dụng của NHNN làm ảnh hưởng đến hoạt động của

các ngân hàng trong đó có Vietcombank Long An, tốc độ tăng doanh số giảm xuống kéo theo tốc độ tăng thu nợ cũng giảm xuống.

Dư nợ

Doanh nghiệp lớn: Doanh số thu nợ doanh nghiệp lớn cao là nguyên nhân làm cho dư nợ chỉ chiếm tỷ lệ trung bình trong tổng dư nợ, dư nợ năm 2006 chiếm 29%, năm 2007 chiếm 26%, năm 2008 chiếm 28%. Một lý do nữa là hầu hết các doanh nghiệp lớn là khách hàng của các ngân hàng bạn hoạt động trên địa bàn đã lâu, Vietcombank Long An muốn lôi kéo được nhóm khách hàng này đòi hỏi phải có sự nổ lực rất lớn.

Cá nhân, công nhân viên: Các khoản nợ cũ và nợ mới thiết lập đã làm cho dư nợ cá nhân, CNV,…lên ngôi (dư nợ năm 2006 chiếm 26%, năm 2007 chiếm 25%, năm 2008 chiếm 22%). Đặc điểm của nhóm khách hàng cá nhân là vay ít nhưng với số lượng đông cũng tiêu thụ cho ngân hàng một lượng vốn lớn. Vì vậy, Chi nhánh nên có những chính sách sàng lọc loại khách hàng này.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh, cho vay đối với DNNVV luôn chiếm tỷ trọng cao; cụ thể dư nợ năm 2006 là 45%, năm 2007 là 49%, năm 2008 là 55% trong tổng dư nợ cho vay. Cụ thể, tình hình dư nợ năm 2007 là 239.267 triệu tăng 174.015 triệu, tỷ lệ tăng 267% so với năm 2006 (65.252 triệu); dư nợ năm 2008 là 401.169 triệu tăng 161.902 triệu, tỷ lệ tăng 68% so với năm 2007. Trong chiến lược phát triển Ngân hàng thành ngân hàng bán lẻ đa năng hàng đầu Việt Nam, Vietcombank luôn coi các DNVVN là nhóm khách hàng mục tiêu, bởi vì những ưu thế vượt trội của nhóm khách hàng này về số lượng, đặc điểm sử dụng vốn (đầu tư tín dụng vào các DNVVN sẽ làm cho vốn ngân hàng quanh nhanh hơn), và đây cũng là đối tượng sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng nhất tạo điều kiện cho ngân hàng “bán chéo” sản phẩm của mình. Nhận thức được điều này Ngân hàng Ngoại Thương nói chung, Vietcombank Long An nói riêng luôn chú trọng mảng cho vay DNVVN.

Nợ xấu

Trong hoạt động kinh doanh không thể tránh khỏi rủi ro, hoạt động tín dụng tại Ngân hàng cũng vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm phát sinh nợ xấu tại Ngân hàng. Vietcombank Long An luôn quan tâm đặc biệt và có những biện pháp thích hợp để luôn duy trì tỷ lệ dư nợ này trong mức cho phép.

Năm 2006 Ngân hàng không có nợ xấu. Đạt được kết quả tốt này là do hầu hết các khoản cho vay được khách hàng sử dụng đúng mục đích, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nợ cho vay cơ bản có tài sản đảm bảo; năm 2006 là năm mới thành lập, Ngân hàng Ngoại thương còn quá non trẻ, để đạt được lợi nhuận một cách an toàn và hiệu quả thì Ngân hàng đã rất thận trọng trong vấn đề cho vay, cho vay có chọn lựa kỹ càng. Vì thế tính đến cuối năm 2006, Ngân hàng hoàn toàn không có nợ xấu.

Năm 2007 nợ xấu doanh nghiệp lớn, cá nhân 168 triệu, nợ xấu DNVVN là 252 triệu đồng chiếm 0,11%; năm 2008 nợ xấu là 311 triệu đồng chiếm 0,1%. Những món nợ xấu phát sinh phần lớn tập trung vào một số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, quản lý kém do không theo kịp sự chuyển đổi, thích ứng với nền kinh tế thị trường. Tuy tại Chi nhánh đã xuất hiện nợ xấu nhưng với con số không cao, nợ xấu chỉ dưới 1% tổng dư nợ DNVVN vẫn nằm trong tỷ lệ cho phép (dưới 5%) nhưng Ngân hàng đã cố gắng giảm đến mức thấp nhất vào cuối năm 2008. Đối với các khoản nợ này, Chi nhánh yêu cầu khách hàng còn lại có cam kết thanh toán với lộ trình cụ thể, giám sát nguồn thu của khách hàng. Tỷ lệ này rất đáng khích lệ, Chi nhánh nên cố gắng duy trì và đảm bảo tỷ lệ này trong thời gian tới. Chất lượng tín dụng khá tốt nên đến hết quý IV, tại Chi nhánh đã thực hiện trích lập 100% dự phòng chung theo thông báo của Trung ương căn cứ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN là 5.487 triệu đồng; “dự phòng cụ thể là 47 triệu đồng”, đến nay chưa có khoản vay nào phải đề nghị sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Tất cả những điều này cho thấy được hiệu quả và sự an toàn của hoạt động tín dụng tại Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tình hình tín dụng của Ngân hàng. (Trang 40 - 45)