Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng Nông nghiệp An Giang (Trang 47 - 49)

- Cách thức tổ chức:

Ngân hàng có một đội ngũ nhân sự giỏi và giàu kinh nghiệm do đã gắn bó lâu dài với ngân hàng. Riêng đối với các nhân viên trẻ thì công tác tuyển dụng được thực hiện khá nghiêm túc, chặt chẽ nên vẫn đảm bảo có đủ năng lực và chuyên môn trong công tác. Ngân hàng NNo&PTNT huyện Châu Thành được xem là một đơn vị đoàn kết và nhất trí trong hành động, Ban Giám Đốc là những người dày dặn kinh nghiệm và đầy quyết đoán, luôn nắm bắt đúng thời cơ và đề ra các chiến lược phù hợp, đó chính là một trong những yếu tố hết sức quan trọng góp phần tạo nên thành công và uy tín của ngân hàng hiện naỵ

- Khả năng lãnh đạo của bộ phận:

Trưởng phòng nhân sự là người có trình độ và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhân sự, do vậy việc phân bổ và sắp xếp công việc khá hợp lý, đảm bảo cho mọi người cùng hoạt động và cùng phấn đấu vì mục tiêu chung của ngân hàng, vì vậy, hiệu quả quản lý nhân sự có nhiều thuận lợi, từng bộ phận, cá nhân có lịch trình làm việc cụ thể, phù hợp với trình độ, năng lực của nhân viên, giúp tiết kiệm được thời gian và công sức.

- Trình độ nhân sự:

Tổng số nhân viên của chi nhánh hiện nay là 55 người; trong đó, hợp đồng có thời hạn là 12 người,không thời hạn có 43 người, lao động nữ có 28 người chiếm 50,91%. Nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ là 48 người chiếm khoảng 87,2% tổng số nhân viên của chi nhánh. Chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng nhìn chung là tương đối với 60% nhân viên có trình độ đại học nhưng chưa có nhân viên có trình độ trên đại học. Trình độ cũng như ý thức trách nhiệm của cán bộ được nâng cao rõ rệt. Trước đây, khi sử dụng hệ thống cũ, mỗi cán bộ nghiệp vụ thường chỉ thông thạo việc xử lý 1 hoặc 2 trong số các nghiệp vụ Ngân hàng. Khi áp dụng hệ thống mới với mô hình giao dịch 1 cửa, mỗi cán bộ nghiệp vụ đã thông thạo tất cả các nghiệp vụ. Giảm thiểu lao động thủ công và đánh giá

được chất lượng công việc nhờ khả năng kiểm tra đến từng bút toán của nhân viên nghiệp vụ.

Bảng 4.7: TRÌNH ĐỘ NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG Trình độ của nhân viên Số người Tỷ lệ (%)

- Đại học 33 60 - Cao đẳng 3 5,4 - Trung cấp 5 9,1 - Sơ cấp 7 12,7 - Khác 7 12,8 Tổng 55 100,00 Nguồn: Phòng hành chính

TRÌNH ĐỘ NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG

5,40% 9,10% 12,70% 12,80% 60% Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Khác

Hình 4.4: TRÌNH ĐỘ NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG

Tuy nhiên, Trình độ cán bộ tại chi nhánh không đồng đều, một số còn hạn chế nên khi tiếp nhận và vận hành hệ thống mới còn nhiều lúng túng, nhầm lẫn. Bên cạnh đó, thời gian làm quen với hệ thống có hạn (do phải đáp ứng yêu cầu về tiến độ) cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến kỹ năng vận hành hệ thống của giao dịch viên. Số lượng cán bộ tham gia quản lý và thực hiện dự án ít, khi triển

khai thực hiện số lượng các chi nhánh lại nhiều hơn so với thiết kế ban đầu, dẫn đến thời gian triển khai dài hơn, chậm tiến độ hơn.

Vì vậy, chi nhánh cần tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên đủ tiêu chuẩn được học cao hơn nhằm nâng cao trình độ của mình để có thể phục vụ ngân hàng tốt hơn. Ngoài ra với số lượng nhân viên như hiện nay thì vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của ngân hàng trong thời gian tớị Vì vậy ngân hàng cần có chính sách tuyển dụng hợp lý để vừa đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, cần tổ chức đào tạo thật kỹ lưỡng về các chức năng cũng như quy trình vận hành hệ thống cho một đội ngũ cán bộ của chi nhánh, bồi dưỡng thành lực lượng nòng cốt trong quá trình tiếp nhận và vận hành hệ thống tại chi nhánh, hạn chế tối đa sai sót do người vận hành gây rạ Cần hết sức coi trọng việc chuyển giao công nghệ để khi nhà cung ứng bàn giao hệ thống và chấm dứt giai đoạn bảo hành, cán bộ của Ngân hàng có đủ khả năng làm chủ hệ thống.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng Nông nghiệp An Giang (Trang 47 - 49)