Khách hàng: Công ty Bảo hiểm ABC
STT Câu hỏi Có Không
1 Có lý do gì để nghi ngờ về tắnh chắnh trực của các thành viên Ban Giám đốc khách hàng hoặc nghi ngờ về việc đưa ra thư giải trình của Ban Giám đốc hay không?
2 Cơ cấu tổ chức có bất hợp lý với quy mô và hình thức kinh doanh?
3 Có nhân tố nào tồn tại chứng tỏ doanh nghiệp không thể tiếp
tục hoạt động trong thời gian dự báo không?
4 Phương pháp phân công phân quyền có phù hợp với quy mô
và hình thức kinh doanh không?
5 Có lý do nào để khẳng định rằng chúng ta không có đủ nhân
viên có trình độ tham gia cuộc kiểm toán?
6 Có lý do nào để nghi ngờ sự tuân thủ chuẩn mực kiểm toán
chung khi thực hiện hợp đồng hay không?
ẦẦ
Qua việc thực hiện bảng câu hỏi thẩm định khách hàng ABC, KTV đánh giá khách hàng ABC là có bề dầy lịch sử về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Bảo hiểm phi nhân thọ, Ban Giám đốc của ABC là những người có trình độ và có kinh nghiệm lâu năm trong nghề đồng thời cũng không có dấu hiệu đáng nghi về tắnh liêm khiết. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty, phương pháp phân công phân quyềnẦ phù hợp với quy mô và hình thức kinh doanh của doanh nghiệp, không có dấu hiệu xấu về khả năng hoạt động liên tục của công ty trong khoảng 10 năm tớiẦ
Ernst & Young quyết định chấp nhận kiểm toán cho Công ty Bảo hiểm ABC trong năm tài chắnh 2009, phạm vi kiểm toán là toàn bộ các khoản mục trong BCTC.
Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Khách hàng ABC là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. ABC là công ty con tỉ lệ nắm giữ 100% của công ty mẹ là A hội sở. A hội sở là doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hoá và chuyển thành công ty cổ phần vào ngày 15/10/2007.
ABC được thành lập theo Quyết định số 1296/QĐ/BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chắnh ban hành ngày 21/6/2004 và Giấy phép kinh doanh số 01/GPDC3/KDBHB do Bộ trưởng Bộ Tài chắnh ban hành vào cùng ngày. Vào ngày 23/11/2007, Bộ trưởng Bộ Tài chắnh đã phê chuẩn việc thành lập lại ABC theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 45GP/KDBH. Theo Giấy phép đó ABC được đổi tên thành tập đoàn ABC. Một số thông tin về công ty được liệt kê trong Giấy phép thành lập và kinh doanh như sau:
Tên công ty: Tập đoàn ABC
Tên đối với mục đắch thực hiện các giao dịch kinh doanh: ABC Loại hình: Công ty cổ phần, công ty con 100% của A hội sở. Vốn điều lệ: 1.000 tỉ VNĐ
ABC cung cấp nhiều loại hình dịch vụ đa dạng bao gồm các loại hình bảo hiểm gốc như: Bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm con người, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm
nghiệpẦ và một số dịch vụ khác như tái bảo hiểm, giám định tổn thất và một số hoạt động đầu tư.
Thị trường bảo hiểm ở Việt Nam đang có lợi thế phát triển do một số yếu tố như khắ hậu ngày càng trở nên khắc nghiệt, thiên tai xảy ra nhiều và khó dự đoán được trước, dân số tăng nhanh, tỉ tử vong hoặc thương tật do tai nạn cũng tăng,Ầ
Có hệ thống chi nhánh rộng khắp cả nước, đồng thời là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam kinh doanh về lĩnh vực bảo hiểm. Vì vậy, ABC luôn là doanh nghiệp dẫn đầu trong trong lĩnh vực hoạt động tại Việt Nam (thị phần của ABC tại Việt Nam đạt 36% trong tổng số 20 công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo việt phi nhân thọ).
ABC hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ và tuân thủ theo các qui định của chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chắnh ban hành. Bên cạnh đó, Công ty cũng áp dụng theo Nghị định số 46/CP của Chắnh phủ và Thông tư số 156/BTC của Bộ tài chắnh về dự chi, dự thu, Quyết định số 150, Nghị định số 45, 46, Thông tư số 155 của Bộ tài chắnh áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm.
Đơn vị tiền tệ mà ABC sử dụng để hạch toán là Việt Nam đồng (VNĐ).
Năm tài chắnh của Công ty bắt đầu từ ngày 1/1/2009 và kết thúc vào ngày 31/12/2009.
Phân tắch sơ bộ về thông tin tài chắnh của Công ty Bảo hiểm ABC trong năm 2009.
Thủ tục phân tắch sơ bộ về thông tin tài chắnh được thực hiện thông qua phân tắch các BCTC gồm có BCĐKT và BCKQKD.
Phân tắch BCĐKT:
Bảng 1.14 Phân tắch sơ bộ BCĐKT của công ty bảo hiểm ABC
Đơn vị: VNĐ TÀI SẢN Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Thay đổi (%) A. TSNH 1 Tiền và các khoản tương đương tiền 2 Các khoản đầu tư tài
chắnh ngắn hạn 3 Các khoản phải thu 4 Hàng tồn kho
5 TSNH khác
B. TSDH
I. Các khoản phải thu dài hạn
II. TSCĐ
III. Các khoản đầu tư tài chắnh dài hạn IV. TSDH khác 2.252.540.829.378 104.458.309.835 703.864.000.000 1.409.444.890.826 9.160.988.407 25.612.640.310 2.383.761.925.272 - 569.493.784.283 1.795.585.009.882 18.683.131.107 1.702.069.136.845 77.844.982.050 345.420.466.667 1.248.793.585.529 9.552.444.435 20.457.658.164 2.360.037.755.532 - 438.858.810.779 1.896.873.548.563 24.305.396.190 24% 25% 51% 11% (4%) 20% 1% 23% (6%) (30%) TỔNG CỘNG TÀI SẢN 4.636.302.754.650 4.062.106.892.377 12% NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn III. Các khoản dự phòng nghiệp vụ B. Vốn chủ sở hữu I. Vốn chủ sở hữu II. Nguồn kinh phắ và
3.615.864.213.143 949.679.598.459 7.987.725.906 2.658.196.888.778 1.020.438.541.507 1.013.053.816.174 7.384.725.333 3.047.392.845.609 904.861.875.146 4.199.189.230 2.138.331.781.233 1.014.714.046.768 1.007.776.580.429 6.937.466.339 16% 5% 47% 20% 1% 1% 6%
- Về tài sản:
Tổng tài sản của ABC trong năm 2009 tăng 12%, chủ yếu là tăng ở TSNH.
Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 25%, trong đó tiền mặt tại quỹ giảm 17% và tiền gửi ngân hàng tăng 33%. Cần thu thập bằng chứng về biên bản kiểm kê tiền mặt tại quỹ và gửi thư xác nhận cho ngân hàng để xác minh tắnh chắnh xác của thông tin.
Các khoản đầu tư tài chắnh ngắn hạn (toàn bộ là tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn) tăng 51% so với năm 2008. Cần gủi thư xác nhận cho ngân hàng để xác minh lại.
TSCĐ ngắn hạn khác tăng 20% do tăng chi phắ trả trước ngắn hạn và các khoản ký quỹ, cầm cố, thế chấp ngắn hạn.
TSCĐ tăng 23% do trong năm công ty đầu tư mua mới cả TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
TSDH khác giảm 30%, chủ yếu do giảm các khoản chi phắ trả trước dài hạn và các khoản cầm cố, kỹ quỹ dài hạn.
- Về nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn của ABC trong năm 2009 tăng 12% , chủ yếu tăng ở Nợ phải trả. Trong đó, nợ ngắn hạn tăng 5%, nợ dài hạn tăng 47% và các khoản dự phòng nghiệp vụ tăng 20%. Tuy nhiên, nợ dài hạn chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu nợ, các khoản nợ chủ yếu công ty là nợ ngắn hạn.
Phân tắch BCKQKD:
Bảng 1.15 Phân tắch sơ bộ BCKQKD của công ty bảo hiểm ABC
Đơn vị: VNĐ
CHỈ TIÊU Năm nay Năm trước Thay đổi
1. Thu phắ bảo hiểm gốc 3.682.960.915.583 3.344.618.928.288 9% 2. Thu phắ nhận tái bảo hiểm 151.666.182.986 154.971.784.909 -2% Ầ..
7. Doanh thu thuần hoạt động
kinh doanh bảo hiểm 2.728.842.750.905 2.442.071.376.759 11% 8. Chi bồi thường bảo hiểm gốc.
trả tiền bảo hiểm -1.625.701.934.844 -1.614.758.669.527 1% 9. Chi bồi thường nhận tái bảo
hiểm -46.246.678.770 -43.532.156.621 6%
10. Các khoản giảm trừ 386.713.469.741 440.710.954.415 -14% ẦẦẦ
17. Lợi nhuận gộp hoạt động
kinh doanh bảo hiểm 714.647.583.644 652.852.630.394 9% 19. Chi phắ quản lý doanh nghiệp -680.972.082.007 -639.919.691.840 6% 20. Lợi nhuận thuần kinh doanh
bảo hiểm 33.675.501.637 12.932.938.554 62%
Ầ.
23. Lợi nhuận hoạt động tài chắnh 205.911.979.145 164.371.035.426 20% Ầ.
26. Lợi nhuận khác 5.752.646.134 3.306.206.947 43%
27. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế 245.340.126.916 180.610.180.927 26%
Ầ.
32. Chi phắ thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành -48.135.000.996 -49.123.092.926 -2%
33. Chi phắ thuế thu nhập doanh
nghiệp hoãn lại -4.569.769.231 -222.435.660 95%
34. Lợi nhuận sau thuế thu nhập
Qua BCKQKD của ABC có thể thấy, năm 2009 tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty tăng 26% so với năm 2008 do lợi nhuận khác tăng 43%, lợi nhuận hoạt động tài chắnh tăng 20% và lợi nhuận hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng 62%. Tuy vậy, có thể nhận thấy lợi nhuận hoạt động tài chắnh của ABC chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khi hoạt động kinh doanh chắnh của công ty là hoạt động kinh doanh bảo hiểm có có tỷ lệ tăng lớn nhưng thực chất không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận. Điều này sẽ gây rủi ro cho công ty. Vì vậy, KTV cần đặc biệt quan tâm và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
Đánh giá môi trường CNTT
ABC đang sử dụng hệ thống phần mềm kế toán tự phát triển. Phần mềm này áp dụng từ những năm 1990, do đó nó đã trở nên lạc hậu so với các phần mềm kế toán hiện nay. Một điều cần lưu ý là: Phần mềm của Công ty không có sự kết nối giữa phân hệ kế toán và nghiệp vụ, nó chỉ có khả năng hạch toán mà không có khả năng xuất báo cáo, không có khả năng hỗ trợ quản trị doanh nghiệp.
Trong năm 2009 Công ty có dự định sử dụng phần mềm kế toán mới là BVPro và BVAccount được chuyển từ nước ngoài về. Hiện tại hai phần mềm này đang được dùng thử tại hội sở Hà Nội và chi nhánh trong thành phố Hồ Chắ Minh.
Trong năm 2009, ABC đã tiến hành đổi mới hệ thống máy tắnh văn phòng nhằm tận dụng tối đa hiệu quả sử dụng CNTT. Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống thông tin của Công ty vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, một số nghiệp vụ vẫn còn phải thực hiện một cách thủ công.
Tìm hiểu về hệ thống KSNB và xác định những rủi ro gian lận có thể xảy ra.
Ersnt & Young cũng tiến hành đánh giá hệ thống KSNB của ABC trên phạm vi toàn Công ty. Thông qua việc quan sát, phỏng vấn, xem xét một số tài liệu KTV nhận thấy những vấn đề như sau:
nhiệm vụ của mình. Đồng thời, trong quá trình xem xét, KTV cũng không phát hiện thấy dấu hiệu nào khả nghi về tắnh liêm chắnh của Ban Giám đốc.
- Phong cách quản lý: Ban Giám đốc luôn chú trọng phát triển hệ thống KSNB trong Công ty. Đồng thời, họ cũng thường xuyên tham khảo ý kiến của các KTV và các tư vấn viên để phát hiện những tồn tại để tìm ra giải pháp hoàn thiện công ty.
- Nhìn chung ABC có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ. Hầu hết các phòng ban được phân chia một cách rõ ràng, thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, không có sự chồng chéo công việc giữa các phòng ban với nhau. Tuy nhiên, việc phân công công việc giữa các nhân viên trong một số qui trình còn chưa rõ rang. Chẳng hạn như trong quá trình thanh toán giữa bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm con người.
Các hoạt động kiểm soát.
- ABC cũng thành lập hệ thống KSNB riêng ở hội sở và tại các chi nhánh. Hệ thống KSNB này chịu trách nhiệm theo dõi hoạt động của các bộ phận trong Công ty. Nhìn chung hoạt động của hệ thống KSNB tương đối tốt.
- Hệ thống phần mềm tự phát triển của công ty có sử dụng mật khẩu để ngăn chặn thông tin ra bên ngoài. Đồng thời, ABC cũng tổ chức đội bảo vệ để đảm bảo an toàn cho tài sản của Công ty, ngăn chặn các hành vi trộm cắp.
- Hàng quắ và cuối năm Công ty đều tiến hành lập các BCTC để cung cấp đầy đủ thông tin cho việc ra quyết định của ban Giám đốc.
Đánh giá rủi ro.
Định kì, ban Giám đốc của ABC có tổ chức các cuộc họp tổng kết để tìm ra những tồn tại của Công ty. Đồng thời, hoạt động của hệ thống KSNB cũng góp phần giúp Công ty phát hiện ra những rủi ro, gian lận còn tồn tại.
Thông qua những hiểu biết về hệ thống KSNB trong công ty, KTV đánh giá hệ thống KSNB của công ty hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề có khả năng xảy ra rủi ro gian lận như:
- KTV nhận thấy rằng hệ thống phần mềm của ABC còn lạc hậu, việc lập báo cáo và đối chiếu dữ liệu giữa các nghiệp vụ cũng như quản lý dữ liệu vẫn còn thực
hiện một cách thủ công. Do đó, khả năng dẫn tới những sai sót trong quá trình thực hiện là không nhỏ.
- Đồng thời KTV cũng cho rằng việc ABC đang áp dụng cách tắnh lương dựa trên doanh thu rất có thể sẽ dẫn tới khả năng các chi nhánh cố tình làm tăng doanh thu để nhận được mức lương cao.
Xác định mức trọng yếu (PM), sai sót có thể bỏ qua (TE) và mức sai lệch cần điều chỉnh (SAD).
Chương trình kiểm toán của Ernst & Young toàn cầu đã chỉ rõ: ỘNgười sử dụng BCTC thường coi kết quả hoạt động kinh doanh (vắ dụ: thu nhập trước thuế) là cơ sở quan trọng nhất để đưa ra các quyết định, chiến lược. Vì vậy, chúng tôi coi kết quả kinh doanh là cơ sở thắch hợp nhất để ước tắnh mức độ trọng yếu ban đầuỢ.
Mọi trường hợp không sử dụng chỉ tiêu thu nhập trước thuế (Pre tax income) là cơ sở để xác định PM, KTV đều phải có giải trình rõ ràng trong giấy tờ làm việc.
Đối với Công ty ABC:
Mức trọng yếu kế hoạch (PM) được xác định dựa trên Thu nhập trước thuế. Năm 2009
Thu nhập trước thuế của Công ty ABC đạt được là 217.989.123.642 VNĐ. Do đó:
- Mức trọng yếu kế hoạch được xác định bằng 5% của Thu nhập trước thuế. PM = 5% * Thu nhập trước thuế = 5% * 245.340.126.916 = 12.267.006.346 (VNĐ)
- Sai sót có thể bỏ qua (TE) được xác định bằng 50% của mức trọng yếu kế hoạch.
TE = 50% * 12.267.006.346 = 6.133.503.173 (VNĐ)
- Mức trọng yếu cho từng khoản mục (Threshold) được xác định bằng 25% của sai sót có thể bỏ qua.
Threshold = 25% * 6.133.503.173 = 1.533.375.793 (VNĐ)
- Mức sai lêch cần phải điều chỉnh (SAD) được xác định bằng 5% của mức trọng yếu kế hoạch.
Xác định các khoản mục quan trọng và cơ sở dẫn liệu có liên quan
Những khoản mục trọng yếu là những khoản mục có số tiền lớn hơn TE hoặc có bản chất trọng yếu.
Chẳng hạn: Đối với khách hàng ABC dựa vào số tiền trên bảng cân đối kế toán (hoặc trên bảng cân đối thử leadsheet) và bản chất của từng khoản mục kiểm toán xác định những khoản mục trên bảng cân đối kế toán sau là trọng yếu.
Bảng 1.16 Các khoản mục trọng yếu của ABC và cơ sở dẫn liệu liên quan R&