Nguyên liệu của công đoạn khử parafin là dung dịch lọc đến từ phân xưởng trích ly các hợp chất thơm.
Sản phẩm từ công đoạn tách parafin bao gồm: - Dầu đã khử parafin
- Sản phẩm có tính parafin có tên gọi là "gatsch" hay "slack wax".
Gatsch có thể được bán ngay (mà không cần tinh chế) cho một số ứng dụng đặc biệt (chẳng hạn như để sản xuất các vật liệu chống thấm). Tuy nhiên, thường thì hàm lượng dầu còn lại trong gatsch là khá cao (10-25%) đối với hầu hết các ứng dụng của parafin. Vì vậy, nó cần được trải qua các công đoạn xử lý bổ sung để khống chế hàm lượng dầu còn lại trong parafin sản phẩm phải nhỏ hơn 1% thể tích. Đây là công đoạn có tên gọi là khử dầu mềm (déshuilage) mà nó có cùng một nguyên lý như quá trình khử parafin, đó chính là quá trình kết tinh. Sau đó đến công đoạn tách parafin rắn bằng phương pháp lọc. Sự khác nhau giữa hai quá trình là ở nhiệt độ vận hành. Thực vậy, nhiệt độ sẽ vào khoảng từ -15 đến -25° C (tuỳ thuộc vào yêu cầu điểm chảy cần đạt được. Nhiệt độ thấp để kết tinh cả phần dầu mềm, còn nếu chỉ cần kết tinh parafin thì +2 đến +5 là đủ) đối với quá trình tách parafin trong khi đó quá trình khử dầu mềm được thực hiện trong khoảng từ +2 đến +15°C (nhiệt độ cao hơn để kết tinh parafin ra khỏi dầu mềm lỏng).
Sau quá trình khử dầu mềm ta nhận được các sản phẩm sau:
- Sản phẩm trung gian giữa dầu khử và parafin có tên gọi là dầu mềm (base molle).
- Parafin (tên gọi chung). Sau đó, sản phẩm này có thể còn phải trải qua 1 quá trình tách lọc nữa để phân thành cire và parafin (tên gọi riêng).
Tỷ lệ của các sản phẩm thu được từ 2 quá trình trên, thông thường là: 75% dầu khử parafin; 13% dầu mềm : 13%; 12 % parafin.
Sự khác biệt giữa cire và parafin có thể tóm tắt như sau:
- Parafin là một chất rắn cứng, đại tinh thể (tinh thể có kích lớn) có màu trắng, tuỳ theo chất lượng mà có thể nóng chảy ở các nhiệt độ khác nhau và luôn lớn hơn 50oC.
Tài liệu tham khảo dành cho sinh viên 10H5 năm học 2013-2014 118 từ trắng đến vàng sẫm, nóng chảy ở trên 70°C. Thường thì các parafin được tạo thành từ các phân đoạn nhẹ (có độ nhớt ở 100°C nhỏ hơn 20 mm2
/s). Trong khi đó, cire là sản phẩm từ các cặn nặng (có độ nhớt ở 100°C và khoảng 35 mm2/s).
Cire và parafin có rất nhiều ứng dụng thực tế như: - Tráng lên giấy carton, lên hộp, lên bể chứa...; - Cách nhiệt;
- Sản xuất nến;
- Làm chất chống thấm; - Sản xuất keo dán;
- Sản xuất xi đánh đồ gỗ .v.v.
Hình 4.1 mô tả các sản phẩm thu được từ quá trình khử parafin. Đường thẳng chéo chia biểu đồ thành 2 miền. Miền phía trên biểu diễn thành phần và hiệu suất parafin, miền phía dưới-của dầu khử. Độ nghiêng của đường thẳng phân pha sẽ càng bé khi độ chọn lọc (của dung môi) càng cao. Trong thực tế, đường cắt phân pha là đường cong chấm chấm, điều đó có nghĩa là sản phẩm sẽ chứa nhiều tạp chất hơn.
Hình 4.1 Các phân đoạn thu được của quá trình khử parrafin bằng dung môi
Bảng 4.1 nêu lên các tính chất vật lý của dầu khử, gatsch, parafin và dầu mềm thu được từ quá trình khử parafin mà nguyên liệu là dầu lọc nhẹ (đã trích ly aromatic) của dầu thô Biển Bắc.
Bảng 4.1 Các tính chất vật lý của sản phẩm thu được từ quá trình khử parafin và quá trình mềm hóa của dâu lọc (rafinat) của dầu thô biển Bắc
Sau quá trình khử parafin, dầu khử còn phải trải qua quá trình hoàn thiện khử màu, mùi mới đạt được các tiêu chuẩn của dầu nhờn gốc. Dầu gốc có rất nhiều ứng dụng quan trọng trong nhiều lĩnh vực được liệt kê trong bảng 4.2.
Tài liệu tham khảo dành cho sinh viên 10H5 năm học 2013-2014 119
Bảng 4.2 Các ứng dụng của dầu nhờn