Hình 2.22 giới thiệu sơ đồ công đoạn chưng cất chân không ướt phần cặn của chưng cất khí quyển có các điều kiện làm việc kèm theo.
Tài liệu tham khảo dành cho sinh viên 10H5 năm học 2013-2014 42
Hình 2.22 Các điều kiện làm việc của tháp chưng cất chưng không ướt
Cặn khí quyển (RDA) đến từ tháp chưng cất khí quyển được lưu trữ ở khoảng 150°C nhằm để bảo đảm độ nhớt để không bị đóng vón (đó là khi 2 tháp chưng khí quyển (DA) và chưng chân không (DSV) không làm việc liên tục). Sau đó đun nóng cặn trong các thiết bị trao đổi nhiệt (nhờ các dòng sản phẩm nóng hay hồi lưu tuần hoàn) và trong lò đốt lên đến nhiệt độ tối đa khoảng 365- 415°C trước khi đi vào tháp.
Trong trường hợp chưng cất chân không ướt, chùm ống của lò thường được trang bị bộ phận bơm phụt hơi nước làm loãng nhằm hạn chế độ đậm đặc, độ nhớt do đó giảm được quá trình cốc hóa.
Số lượng trích dòng được cố định bởi sự đòi hỏi của các phân xưởng hạ nguồn. Thường thì nguyên liệu của các phân xưởng hạ nguồn được xác định dựa vào điểm cắt cuối của phân đoạn theo đường cong TBP. Phần cất chân không (390°-550°C) thường được chia làm 2 phân đoạn, MVGO và HVGO, nhằm để thu hồi nhiệt lượng có giá trị nhiệt độ đáng kể từ dòng hồi lưu tuần hoàn. Thực tế việc thu hồi nhiệt ở đây chỉ có ý nghĩa: nhờ nhiệt độ của các dòng trích ngang thân tháp là khác nhau và khá lớn so với nhiệt độ đỉnh tháp, chúng được dùng làm tác nhân nóng thích hợp để đun nóng các lưu thể khác (dầu thô nguyên liệu chẳng hạn). Do vậy chúng sẽ nguội đi và khi trở lại tháp và sẽ là chất lỏng hồi lưu.
Nếu các công đoạn hạ nguồn là các công đoạn chuyển hóa (chuyển hóa nhiệt hoặc chuyển hóa xúc tác), thì số lượng của dòng trích thường là 3 (vì sau đó còn làm nguyên liệu)(hình 2.23). Số lượng dòng trích là 4 nếu các phần cất được dùng để sản xuất dầu nhằm có được nhiều sản phẩm dầu gốc có độ nhớt khác nhau. (hình 2.24)
Tài liệu tham khảo dành cho sinh viên 10H5 năm học 2013-2014 43
Hình 2.23 Tháp chưng cất chân không với mục đích tạo nguyên liệu cho quá tình chuyển hóa
Hình 2.24 Tháp chưng cất chân không với mục đích tạo nguyên liệu sản xuất dầu nhờn