Sự phát triển doanh nghiệp KH&CN của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác huy động các nguồn lực tài chính tại Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV.DOC (Trang 38 - 40)

III. KINH NGHIỆM QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN TRƯỜNG

1.Sự phát triển doanh nghiệp KH&CN của Trung Quốc

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ thể hiện một cơ chế hữu hiệu để liên kết năng lực của các viện R&D/ trường đại học với sản xuất công nghệ. Thay vì các viện được đưa vào các doanh nghiệp công nghiệp hoặc các kết quả nghiên cứu và phát triển được chuyển đến các doanh nghiệp đó bằng cơ chế thị trường hoặc các cơ chế khác, một số tài sản công nghệ của viện (tri thức, kỹ năng, bí quyết kỹ thuật của sản phẩm, quá trình…) được sản nghiệp hoá để thành lập các doanh nghiệp mới. Những tài sản này của viện kết hợp những tài sản khác như (tài chính, năng lực sản xuất, tri thức thị trường, năng lực marketing…) để thành lập nên các hoạt động kinh tế dựa trên “công nghệ mới” xuất phát từ viện. Số lượng các doanh nghiệp kiểu này phát triển rất nhanh từ những năm đầu 1980 đặc biệt sau khi Chính phủ Trung Quốc phê chuẩn và thực hiện chương trình “bó đuốc” vào 5/1988 cung cấp những hỗ trợ chính sách chính thức cho sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này. Chương trình bó đuốc tập trung vào việc tạo ra các thể chế mới để hỗ trợ cho sự thành lập và phát triển của doanh nghiệp spin – off.

Để có thể khuyến khích các tổ chức khoa học và công nghệ thành lập các doanh nghiệp spin – off dưới bất kỳ hình thức sở hữư nào, những khuyến khích về tài chính và những khuyến khích khác sẽ được cụ thể hoá đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ, trong đó công nghệ được cấp pa – tăng và công nghệ thích hợp khác được phép tính như cổ phần đối với doanh nghiệp.

Để tạo ra một môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ, các “Khu phát triển của các ngành công nghiệp công nghệ mới” sẽ được thành lập.

Các trung tâm dịch vụ các nhà khoa học và kỹ thuật có tinh thần kinh thương sẽ được thành lập như là vườm ươm đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đặc biệt là những doanh nghiệp do các cá nhân khởi xướng.

Chính phủ thành lập “các quỹ dẫn đường” quốc gia để tài trợ cho việc thương mại hoá công nghệ, các nguồn tài chính khác nhau chủ yếu là khuyến khích ngân hàng để họ bắt đầu và mở rộng khuyến khích tín dụng để thương mại hoá công nghệ.

Tính đến năm 2002, Trung Quốc có tới 86000 doanh nghiệp khoa học và công nghệ thu hút 5.6 triệu người và tạo ra tổng thu nhập là 1.5 nghìn tỷ nhân dân tệ. Để hỗ trợ cho hoạt động của các doanh nghiệp này là trên 200 các công ty vốn mạo hiểm các loại, 465 vườm ươm công nghệ và 53 khu công nghệ cao cũng như chính quyền các cấp.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác huy động các nguồn lực tài chính tại Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV.DOC (Trang 38 - 40)