ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI HIỆN NAY VÀ MỤC TIÊU HUY

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác huy động các nguồn lực tài chính tại Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV.DOC (Trang 75 - 79)

ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CỦA VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - TKV

1.Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay.

Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và châu Âu đã có những ảnh hưởng rất xấu tới thị trường tài chính châu Á với mức độ khác nhau. Tuy chưa hội nhập sâu vào thị trường tài chính thế giới, nhưng do hoạt động sản xuất chủ yếu hướng vào xuất khẩu và chưa khai thác tốt thị trường trong nước rộng lớn với hơn 80 triệu dân, nên mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này là khá lớn đối với Việt Nam.

Trước tiên, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam khó có thể tránh khỏi những ảnh hưởng bất lợi từ TTCK thế giới. Đặc biệt, khi TTCK tại Việt Nam còn non trẻ, tâm lý của các nhà đầu tư còn chưa vững vàng, ảnh hưởng từ thị trường bên ngoài tới TTCK trong nước là không thể tránh khỏi.

Nam bị thu hẹp do khủng hoảng tài chính thế giới. Trong khi đó, kinh tế Việt Nam lại đang nhập siêu với tỷ lệ lớn, hơn 5%.

Ảnh hưởng thứ 3 là hoạt động tín dụng tại Việt Nam bị thắt chặt ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khiến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản.

Ngoài ra, thời điểm khủng hoảng tài chính thế giới diễn ra đúng vào thời điểm nền kinh tế Việt Nam đang gặp khó khăn. Đây cũng chính là thách thức rất lớn đối với kinh tế Việt Nam hiện nay.

Để vượt qua những khó khăn hiện nay Việt Nam cần chú trọng các hoạt động sản xuất hướng vào người tiêu dùng trong nước thay vì hướng ra xuất khẩu. Tạo các mẫu mã hợp nhu cầu và thời trang với người tiêu dùng trong nước để thay thế dần các hàng ngoại nhập nhằm giảm nhập siêu, thay thế dần các thị trường xuất khẩu đang bị thu hẹp do khủng hoảng tài chính thế giới. Điều này cũng cho phép khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ gần với người tiêu dùng trong nước hơn, các tổng công ty nhà nước chỉ hướng tới các hoạt động xuất khẩu

Ngân hàng nhà nước nên có chính sách tín dụng linh hoạt hơn như giảm lãi suất ngân hàng nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể vay để đầu tư cho hoạt động sản xuất phục vụ thị trường trong nước thay thế hàng ngoại nhập. Không nên vì khủng hoảng tài chính thế giới mà thắt chặt quá tín dụng gây ra hàng loạt vụ phá sản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngoài ra, Việt Nam cũng nên rút kinh nghiệm của các nước Mỹ và châu Âu, cần giữ nguyên trạng hệ thống sản xuất để khi kinh tế phát triển trở lại, đã có sẵn bộ máy để bắt tay ngay vào sản xuất phục vụ người tiêu dùng. Cố gắng tránh hàng loạt các vụ phá sản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ vì các rào cản tín dụng.

Cuộc khủng hoảng tài chính này cũng là một bài học cho các Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước đã bỏ các ngành nghề truyền thống để quay sang đầu tư hay đầu cơ vào các lĩnh vực chứng khoán và bất động sản để kiếm lời nhanh hơn, nhưng với cuộc khủng hoảng tài chính và chứng khoán này họ buộc phải quay lại với ngành nghề truyền thống của mình.

Chính sách chống lạm phát 8 điểm hiện nay của Chính phủ Việt Nam là rất tốt, nhưng cần có sự triển khai thực hiện toàn diện. Chính sách này đã đạt được hiệu quả trong tháng 9 vừa qua. Tuy nhiên, mục tiêu đề ra là giảm lạm phát xuống 15% trong năm 2009 là rất khó, bởi lạm phát trong năm 2007 là 12,5% và dự tính lạm phát năm nay là 25-30%. Do vậy để giảm lạm phát

xuống còn một nửa trong năm 2009 là mục tiêu khó có thể thực hiện được. Ngoài ra, để thực hiện chính sách 8 điểm giảm lạm phát của chính phủ cũng cần phải có sự phối hợp, tham gia của nhiều bộ ngành, cơ quan, địa phương, các doanh nghiệp nhà nước, chứ không riêng gì một mình doanh nghiệp vừa và nhỏ phải chịu thiệt vì chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ.

Những tháng qua cho thấy công nghiệp Việt Nam tháng 1 năm 2009 đã giảm so với tháng trước là 8,6% và so với tháng cùng kỳ năm ngoái là 4,4%. Còn xuất khẩu giảm 24%. Điều này xảy ra vì ảnh hưởng dây chuyền của khủng hoảng, tới châu Á. Cũng nên nhận thức là tình hình kinh tế thế giới và khu vực xấu hơn rất nhiều so với nhiều đánh giá trước đây. Trung Quốc tăng GDP năm 2007 là 13%, thì quí 4 gần như không tăng. Tính theo tốc độ năm thì GDP Nhật quí 4 giảm 10%, Singapore giảm 17%, Nam Hàn giảm 21%. Còn Đài Loan thì sản xuất công nghiệp giảm 32%. Như thế, thực tế là các nền kinh tế châu Á liên hệ chặt chẽ với nhau với mục đích sản xuất hàng công nghiệp để xuất sang Mỹ, Nhật và châu Âu. Khi các nền kinh tế này giảm chi tiêu, các nền kinh tế châu Á này bị giảm mạnh hơn nhiều so kinh tế Mỹ và châu Âu vì họ chủ yếu là dịch vụ, còn châu Á chủ yếu là công xưởng phục vụ sản xuất hang hóa cho các nước phát triển.

Kinh tế Việt Nam do bị lệ thuộc quá sức vào thị trường nước ngoài, phản ánh qua tỷ lệ xuất khẩu của VN quá lớn so với GDP (gần 70%,) nên chừng nào mà kinh tế thế giới, đặc biệt là Mỹ chưa giải quyết được thì chừng đó kinh tế VN không thể trở lại tình trạng phát triển bình thường. Vấn đề của chính sách hiện nay là giảm thiểu mức đi xuống, thực hiện các biện pháp nhằm giữ công ăn việc làm ở mức có thể. Các dự án đầu tư nhằm đáp ứng thị trường thế giới trong giai đoạn sắp tới là điều nên xét lại. Trong tình hình hiện nay rất có thể GDP Việt Nam chỉ tăng 3-4% trong năm 2009 hoặc tệ hơn nếu tình hình kinh tế Mỹ không chuyển biến. Như vậy việc hoạch định chính sách

đòi hỏi sửa soạn cách biện pháp đối phó với tình hình xấu nhất. Và tình hình này có thể kéo dài.

2. Tình hình nguồn ngân sách nhà nước hiện nay.

Dù tăng thu trong mấy năm gần đây, nhưng ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu chi tiêu cần thiết tối thiểu.

Mức bội chi này, nếu được Quốc hội thông qua, sẽ lần đầu tiên vượt qua số chi cho đầu tư phát triển ở mức 112,8 ngàn tỷ đồng trong năm nay. Tuy vậy, mức bội chi lên đến 8% GDP đang mang lại những quan ngại sâu sắc về ổn định kinh tế vĩ mô trong trung hạn. Mức bội chi này sẽ tương đương với 144,8 ngàn tỷ đồng (khoảng 8,5 tỷ USD, với tỷ giá là 17 000 VND/ USD), căn cứ trên mức bội chi đã được Quốc hội thông qua là 87,3 ngàn tỷ đồng (khoảng 5,1 tỷ USD) tương ứng với 4,82% GDP.

Như vậy, mức thâm hụt này là trầm trọng nhất trong vòng nhiều năm qua, so vói các mức thâm hụt 66,2 ngàn tỷ đồng (năm 2008), 56,5 ngàn tỷ đồng (năm2007), 48,5 ngàn tỷ đồng (năm 2006) và 40,7 ngàn tỷ đồng (năm 2005) – Theo số liệu của Bộ kế hoạch và Đầu tư.

Những thống kế trên cho thấy, thâm hụt ngân sách của năm 2009 sẽ vượt quá mức thâm hụt trung bình 5% GDP hàng năm, từ đầu thời kỳ kế hoạch 5 năm đến nay. “Đây la một tỷ lệ quá cao, dẫn đến rủi ro lớn về khả năng trả nợ trong tương lai” cũng như cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp trong nước.

3.Quan điểm phát triển của Viện.

Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nhằm đổi mới về mô hình tổ chức, cơ chế quản lý và phương thức hoạt động KHCN, tạo điều kiện cho Viện phát triển sản xuất kinh doanh trên nền KHCN theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoa IX về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước;

là một bước quan trọng thực hiện quá trình chuyển đổi tất cả các doanh nghiệp, đơn vị thành viên của Tổng công ty Than Việt Nam sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp để hình thành Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; đồng thời tạo điều kiện tăng cường sự chủ động trong hoạt động KHCN, sản xuất kinh doanh của Viện, giúp Viện phát huy nội lực, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước Chủ sở hữu, phát huy hết lợi thế, năng lực hiện có để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất

Nhu cầu lớn về nguồn lực tài chính của Viện nhằm nghiên cứu khoa học, vừa ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuât sản phẩm công nghệ mới, công nghệ cao ngành mỏ và dân dụng và chuyển giao theo cơ chế thị trường, phù hợp với các quy định của pháp luật.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và sản xuất kinh doanh có lãi; bảo toàn và phát triển vốn do Tập đoàn Công nghệ Than – Khoáng sản Việt Nam đầu tư tại Viện và vốn của Viện đầu tư tại doanh nghiệp khác;

- Tối đa hoá hiệu quả hoạt động của tổ hợp công ty mẹ - công ty con. - Phát triển bền vững, hoà thuận với môi trường theo định hướng của Tập đoàn;

- Đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác huy động các nguồn lực tài chính tại Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV.DOC (Trang 75 - 79)