II. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀ
1. Các giải pháp thu hút nguồn lực tài chính cho Viện KHCN Mỏ TKV.
1.2. Các giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài chính của Viện
học Công nghệ Mỏ - TKV.
1.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của nguồn vốn mạo hiểm.
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đang cần vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, tuy nhiên số lượng các quỹ này lại rất khiêm tốn. Bên cạnh đó, yêu cầu của các nhà đầu tư về dự án kinh doanh khá khắt khe khiến không ít doanh nghiệp gặp thất bại khi mời nguồn vốn đầu tư này. Do vậy để Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV thu hút được nguồn vốn mạo hiểm cần tìm hiểu về quỹ đầu tư, xây dựng hình ảnh hoàn hảo của doanh nghiệp, quan hệ tốt với các nhà đầu tư :
- Tìm hiểu về quỹ đầu tư: Viện Khoa hoc Công nghệ Mỏ - TKV cần nghiên cứu, chuẩn bị những tư liệu về quỹ đầu tư mà mình quan tâm: các tiêu chí, mục đích của quỹ, những quy định, thủ tục… để có chiến lược hiệu quả thu hút đầu tư thành công. Tìm hiểu thông tin qua báo chí, Website của quỹ đầu tư, tiếp cận thực tế từ kinh nghiệp của các doanh nghiệp đã được nhận vốn đầu tư...
- Xây dựng Viện với kế hoạch kinh doanh hoàn hảo: Các doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu hướng dẫn lập bản kế hoạch kinh doanh ở một số Website của các quỹ đầu tư như IDG venture, MeKong capital….Trong số những yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp trong mắt các nhà đầu tư mạo hiểm dưới đây, yếu tố con người giữ vị trí quan trọng số 1:
Stt Tiêu chí Yêu cầu
1 - Đội ngũ lãnh đạo
- Là những nguời nắm tỷ lệ sở hữu lớn, có tâm huyết với sự phát triển của Viện. Họ phải là những người có năng lực, kinh nghiệm, được chứng minh thông qua những thành tích trong việc điều hành công việc kinh doanh của công ty. 2 - Sản phẩm
dịch vụ
- Độc đáo, mang lại lợi ich cho người sử dụng, có sự khác biệt so với sản phẩm cùng loại, có triển vọng phát triển lâu dài trong tương lai… Đặc biệt, sản phẩm dịch vụ phải được công nhận bản quyền, bằng phát minh sáng chế…
3 - Mô hình kinh doanh
- Mô hình hiệu quả, tính toán rõ ràng được mức lợi nhuận và hoạch định các chiến lược cho dịch vụ, sản phẩm của mình trong các giai đoạn …
4 - Thị trường
- Có kế hoạch thăm dò thị trường, xác định nhu cầu, mức tiêu thụ, khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh…. Từ đó xác định thị trường mục tiêu, để ra chiến lược vượt trội đối thủ, có phương hướng mở rộng thị trường trong tương lai.
5 - Quản lý tài chính
- Báo cáo tài chính minh bạch, các tính toán về lợi nhuận, kế hoạch quản lý, sử dụng nguồn tài chính hiệu quả….
6 - Pháp lý - Chuẩn bị chu đáo về các điều khoản đầu tư giữa hai bên, tránh những tranh chấp xảy ra như sự tham gia của chuyên gia quản lý quỹ đầu tư trong hội đồng quản trị, tỷ lệ lợi nhuận…
- Tiếp cận và xây dựng mối quan hệ tốt với các quỹ đầu tư: Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV nên tổ chức các buổi trao đổi cởi mở và chia sẻ thông tin với các quỹ đầu tư mạo hiểm. Tại đây, Viện cần trình bày kế hoạch kinh doanh của mình cũng như tham vấn kinh nghiệm từ các chuyên gia để tìm ra cách hoàn thiện tốt hơn những ý tưởng đó.
1.2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khoa học và công nghệ Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV.
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp là cần thiết vì cạnh tranh là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển và là một yếu tố không thể thiếu để thu hút được nguồn vốn cũng như những cơ hội đầu tư của vốn mạo hiểm. Để cho kinh tế - xã hội phát triển nhanh thì phải có tự do cạnh tranh. Không có cạnh tranh hoặc hạn chế cạnh tranh là kìm hãm sự phát triển. Mặt khác, nâng cao năng lực cạnh tranh còn là một vấn đề cấp bách vì Việt Nam đã gia nhập WTO, AFTA. Đây là một vấn đề không mới nhưng vẫn cần chú trọng của các doanh nghiệp khoa học và công nghệ nói chung cũng như của Viện nói riêng.Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Viện phải tự cải tiến, đổi mới chính mình thông qua các yếu tố sau:
+ Nhận thức và trình độ nhà quản lý: Mọi doanh nghiệp cần phải chấm dứt tư tưởng chờ đợi sự hỗ trợ của Nhà nước hoặc các tổ chức khác. Lãnh đạo và chủ doanh nghiệp cần phải biết lợi ích thực sự và chịu trách nhiệm trong việc học hỏi và ứng dụng những công cụ quản lý phù hợp. Đứng trước cơ hội thị trường, doanh nghiệp có phát triển được hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức , trình độ và quyết tâm của những người lãnh đạo và bộ máy quản lý. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải tự hiểu chính mình và
đủ bản lĩnh để quyết định trước những thời cơ mới. Thời kỳ tăng trưởng dựa trên đầu tư nhỏ lẻ và ngắn hạn, những cơ hội kinh doanh có được nhờ quan hệ sẽ ngày càng ít đi do Việt Nam đã chính thức hội nhập với môi trường quốc tế với mức độ cạnh tranh gay gắt và tính minh bạch cao. Do đó, doanh nghiệp cần phải tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo nội bộ, phát triển đội ngũ quản lý, tăng cường sử dụng ý kiến chuyên gia, không ngừng học hỏi và ứng dụng những công cụ quản trị phù hợp và luôn đổi mới cách thức tiếp cận và ứng dụng công cụ quản lý phù hợp cho lộ trình phát triển
- Áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại: từ trước tới nay, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam quản lý theo mô hình truyền thống (nghĩa là mô hình bắt đầu từ lãnh đạo cấp cao tới Phòng, Ban, tới các tổ và cuối cùng là nhân viên, công nhân). Để có hiệu quả hơn, hiện nay trên thế giới có nhiều công ty tổ chức theo mô hình mạng. Các bộ phận chủ yếu của doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với nhau qua một người chỉ đạo nhờ hệ thống mạng thông tin kết nối với các xí nghiệp sản xuất bên ngoài. Cấu trúc này không những gắn kết các bộ phận trong doanh nghiệp lại với nhau vì mục tiêu chung mà còn gắn kết với thị trường, nắm bắt thông tin từ thị trường một cách mau lẹ và đáp ứng được yêu cầu một cách nhanh nhất, tạo khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Mô hình này cho phép doanh nghiệp giảm nhiều các chi phí mà chất lượng sản phẩm ngày càng cao hơn.
- Áp dụng các phương pháp quản lý chất lượng hiện đại: Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời là yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để sản phẩm bảo đảm được chất lượng thì phải có con người có trình độ kỹ thuật tốt, công nghệ sản xuất hiện đại và có phương pháp quản lý chất lượng hiện đại. Tuỳ thuộc vào đầu ra mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp. Hiện nay phổ biến là phương pháp quản lý bằng ISO .9000. Ngoài ra còn có các phương pháp khác .
+ Viện phải có chiến lược, kế hoạch kinh doanh bền vững. Thiếu chiến lược và kế hoạch kinh doanh là một điểm yếu của hầu hết các doanh nghiệp khoa học và công nghệ nói chung hiện nay. Lập chiến lược và kế hoạch kinh doanh chưa phải là mối quan tâm hàng đầu của các chủ sở hữu và nhà quản lý. Đối với hầu hết các doanh nghiệp khoa học và công nghệ nói chung và Viện nói riêng, kế hoạch nhiều khi chỉ là những dự toán trong đầu, không thể hiện ra thành báo cáo, dự án; kế hoạch chỉ là mục tiêu tổng quát như sản xuất, tiêu thụ, lợi nhuận có thể có được là bao nhiêu; và nếu đạt được thì thoả mãn với những gì đã có. Do đó, khi thị trường biến động, kế hoạch dự tính không thành thì họ lúng túng, bị động, không có phương hướng hành động rõ ràng để đối phó với tình hình. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này thì Viện Khoa học Công nghệ cần thực hiện: Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với năng lực của Viện và có tầm nhìn rộng về triển vọng phát triển trong những năm sắp tới.