II. Thực trạng Xuất khẩu hàng may mặc của Công ty cổ phần May
2. Các đối thủ cạnh tranh lớn của công ty:
Theo các DN, có nhiều vấn đề cả trong và ngoài nước mà DN Việt Nam phải đối mặt. Trước hết đó sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đến từ các nước sản xuất dệt may lớn trong khu vực như Trung Quốc, Bangladest, Campuchia và Ấn Độ. Trong đó, có những nước có nhiều thế mạnh về công nghiệp phụ trợ và chủ động về nguyên liệu như Trung Quốc và Ấn Độ.
Trung Quốc: đây là nước đứng đầu về xuất khẩu nhiều mặt hàng. Với ưu thế có nguồn nguyên liệu dồi dào, các khu vực sản xuất nguyên phụ liệu khá phát triển, cho nên Trung Quốc không phải đi nhập nguyên phụ liệ từ các nước bên ngoài. Điều này đã làm tăng khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu may mặc của Trung Quốc.
Các nước EU và Hoa Kỳ: thị phần chiếm lĩnh của các nước này trên thị trường Hoa Kỳ là rất lớn với các sản phẩm cao cấp. Thế nên nếu cạnh tranh về giá thì so với các nước Châu Á các nước này sẽ kém cạnh tranh hơn.
Ân Độ: đây cũng là một đối thủ cạnh tranh rất lớn. Hiện nay, Ấn Độ đang có những bước tiến rất mạnh mẽ trên thị trường may măc thế giới, chỉ đứng sau có Trung Quốc. Ước tính cho tới năm 2010 cùng với Trung Quốc thì hai nước này sẽ chiếm khoảng 60% thị trường may mặc trên thế giới (với giá trị vào khoảng 400 tỷ USD).
Ngoài ra, Bangladet, Thổ Nhĩ Kỳ, Campuchia…. Cũng được coi là các đối rất mạnh của Công ty
Đối thủ cạnh tranh trong nước của Công ty cổ phần May 10 đầu tiên có thể kể đến là Công ty May Việt tiến: Công ty nnày đã liên doanh, liên kết với bốn công ty ở nước ngoài sản xuất ra nhiều mặt hàng có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường Hoa kỳ, công ty này cũng có dây chuyền sản xuất sản phẩm rất hiện đại, kim nghạch của họ trên thị trương Hoa Kỳ cũng như trên các nước khác trên thế giới ở mức cao. Bên cạnh đó các đối thủ
mạnh đến từ nước nhà nữa phải kể đến là: Công ty May Thăng Long, Công ty An Phước, Công ty May Nhà Bè….