Thực trạng hoạt động ký kết hợp đồng thương mại trong kinh doanh của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động ký kết hợp đồng thương mại của doanh nghiệp nước ta hiện nay.docx (Trang 47 - 49)

các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay do thiếu tính minh bạch trong kinh doanh nên thường không có vị thế cao trong các cuộc đàm phán.

2.2.3. Thực trạng hoạt động ký kết hợp đồng thương mại trong kinh doanh của các doanh nghiệp các doanh nghiệp

Hợp đồng kinh doanh, dù được soạn thảo bằng văn bản hay chỉ là những thỏa thuận bằng lời, đều đóng vai trò là “hòn đá tảng” cho các hoạt động đầu tư và phần lớn các hoạt động kinh doanh khác của công ty. Mỗi hợp đồng sẽ là cơ sở tạo thành các yếu tố liên quan, từ đó thiết lập các quan hệ kinh doanh giữa các đối tác như nhân lực, khách hàng, nhà thầu, chi phí, quyền lợi và trách nhiệm…Xây dựng được mẫu hợp đồng chuẩn sẽ giúp công ty tập trung quản lý vào các vấn đề thiết yếu. Muốn vậy, trước tiên, các công ty phải xác định rõ mối quan hệ làm ăn, sau đó là xác định những điều khoản và nội dung thiết yếu của mối quan hệ kinh doanh đó, chẳng hạn như quyền và trách nhiệm của các bên, bồi thường như thế nào khi có thiệt hại xảy ra… Những bản dự thảo hợp đồng tạm trong quá trình lên kế hoạch kinh doanh sẽ đảm bảo cho công ty sớm nhận diện và xử lý kịp thời các vấn đề thiết yếu có thể bị bỏ qua.

Thực tế cho thấy đã có nhiều trường hợp các bên giao kết hợp đồng với nhau và tiến hành các hoạt động kinh doanh, nhưng rồi khi một tranh chấp nhỏ xảy ra, một trong hai bên đối tác lại lợi dụng sự thiếu chặt chẽ trong hợp đồng để thu lợi riêng cho mình. Chẳng hạn, nếu đối tác ký kết hợp đồng với doanh nghiệp chưa có giấy phép đăng ký kinh doanh và quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh có phát sinh tranh chấp, mà đến trước thời điểm phát sinh tranh chấp họ vẫn chưa hoàn tất thủ tục pháp lý đó để thực hiện phần việc đã thoả thuận trong hợp đồng, thì hợp đồng kinh doanh này bị coi là vô hiệu toàn bộ. Lúc này, người thiệt hại sẽ là doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là các bên được phép lựa chọn hình thức thích hợp khi ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn pháp luật trong các giao dịch hợp đồng giữa các bên, cũng như để bảo vệ trật tự pháp luật và lợi ích kinh doanh đối với một số loại hợp đồng pháp luật đòi hỏi người chịu trách nhiệm ở công ty giao kết hợp đồng phải tuân theo những hình thức nhất định, ngược lại, hợp đồng đó sẽ không có hiệu lực. Vì thế, yếu tố hình thức hợp đồng kinh doanh và ảnh hưởng của nó đến hiệu lực của hợp đồng sẽ rất quan trọng trong các hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam là kỹ thuật soạn thảo hợp đồng, các điều khoản trong hợp đồng thiếu sự chặt chẽ. Hiện nay, cùng với sự tăng lên nhanh chóng của các hợp đồng được ký kết thành công trong các doanh nghiệp Việt Nam thì tình trạng tranh chấp thương mại cũng diễn ra ngày càng phong phú và đa dạng. Song trước đây, đại đa số các vụ kiện, khoảng 80%, là do doanh nghiệp nước ngoài kiện doanh nghiệp Việt Nam, nhưng trong khoảng 3 - 4 năm gần đây thì số lượng các vụ kiện các do doanh nghiệp Việt Nam kiện các doanh nghiệp các doanh nghiệp nước ngoài lại nhiều hơn. Trong năm 2007, vừa qua, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam có tới 60 % các đơn kiện là của các doanh nghiệp Việt Nam kiện các doanh nghiệp nước ngoài. Sở dĩ có sự chuyển đổi này là vì trước đây các doanh nghiệp Việt Nam có tiềm lực yếu, hiểu biết ít nên khi ký kết hợp đồng thì thường vi phạm hợp đồng cho nên các doanh nghiệp nước ngoài

kiện. Còn hiện nay, khi chúng ta bước vào thời kỳ hội nhập, các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ ''bơi ra biển lớn'' nên còn rất non kém. Chính vì thế các doanh nghiệp nước ngoài thường lợi dụng sự non kém của các doanh nghiệp Việt Nam cho nên các doanh nghiệp Việt Nam thường bị lép vế và dẫn đến thua thiệt. Để tự bảo vệ mình khỏi những thua thiệt thì các doanh nghiệp Việt Nam phải đi kiện doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, một lưu ý với các doanh nghiệp là khi ký kết hợp đồng thương mại với các đối tác nước ngoài, doanh nghiệp phải lường trước sẽ có tranh chấp hoặc có thể có tranh chấp xảy ra nên bao giờ trong hợp đồng cũng phải nêu rõ nếu có tranh chấp xảy ra thì hai bên phải thương lượng, nếu không thương lượng được thì giải quyết bằng trọng tài và ghi kèm theo tổ chức trọng tài cụ thể.

Chương 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động ký kết hợp đồng thương mại của doanh nghiệp nước ta hiện nay.docx (Trang 47 - 49)