Kết qủa hoạt động kinh doanh của Côngty trong những năm gần đây:

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị của Công ty Xây dựng và Thương mại nước ta.doc (Trang 35 - 38)

- 11 ĐỘI CÔNG TRÌNH

2.3.Kết qủa hoạt động kinh doanh của Côngty trong những năm gần đây:

2. Tình hình hoạt động chung của Công ty:

2.3.Kết qủa hoạt động kinh doanh của Côngty trong những năm gần đây:

Qua số liệu ở bảng 1 ta thấy các chỉ tiêu của năm sau thường cao hơn năm trước. Điều đó cho ta biết dấu hiệu của hoạt động kinh doanh có hiệu quả, cụ thể là:

Tổng doanh thu năm 2000 là 99.870.000.000đ, năm 2001 là 135.210.000.000đ tăng 35,386% so với năm 2000; Tổng doanh thu năm 2002 là 205.000.000.000 tăng 51,16% so với năm 2001.

Tổng chi phí của năm 2000 là 98.365.000.000 đ, năm 2001 là 133.409.000.000 đ tăng 35,626% so với năm 2000. Tổng chi phí năm 2002 là 202.012.000.000đ tăng 51,423% so với năm 2001.

Tổng lợi nhuận của năm 2000 là 1,505 tỷ đồng, năm 2001 là 1.801.000.000 đồng tăng 19,668% so với năm 2000. Tổng lợi nhuận của năm 2002 kà 2.988.000.000 đồng tăng 65,908% so với năm 2001.

Về nộp ngân sách, Công ty luôn nộp thuế đầy đủ cho cơ quan thuế. Công ty luôn đảm bảo tiền lương cho cán bộ công nhân viên. Thể hiện qua thu nhập bình quân hàng năm của cán bộ công nhân viên tăng lên. Năm 2001 thu nhập bình quân một người tăng 9,71% so với năm 2000, năm 2002 thu nhập bình quân một người tăng 20% so với năm 2001.

Để giúp cho Công ty phát triển tốt hơn hàng năm Công ty không ngừng đầu tư phát triển chiều sâu, đầu tư phát triển con người. Sau khi xem xét cụ thể các số liệu ta thấy tổng doanh thu hàng năm tăng lên đồng thời tổng chi phí cũng tăng theo, nhưng tốc độ tăng của chi phí thấp hơn so với tốc độ tăng của thu nên hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn có hiệu quả thông qua lợi nhuận cũng tăng đều theo từng năm.

Với chiến lược kinh doanh được xây dựng khá chặt chẽ kết hợp giữa việc nắm bắt nhạy bén nhu cầu thị trường với sắp xếp khoa học các kế hoạch sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu đã tạo ra cho Công ty sức mạnh mãnh liệt , giúp Công ty không những đứng vững trong cơ chế thị trường mà còn không ngừng mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước. Điều đó còn được thể hiện qua sản lượng kinh doanh và kim ngạch xuất nhập khẩu.

Bảng 2: Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm (2000 - 2001 - 2002)

Tổng kim ngạch XNK 8.100.000 12.420.000 16.770.000

Xuất khẩu 463.890 9000.000 1.332.000

Tỷ trọng xuât khẩu (%) 5,73 7,25 7,94

Nhập khẩu 7.636.110 11.520.000 15.438.000

Tỷ trọng nhập khẩu (%) 94,27 92,75 92,06

Nguồn: Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu

Qua số liệu ở Bảng 2 ta thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2000 là thấp nhất do kinh doanh trong cơ chế thị trường ngày càng khó khăn, Công ty chịu sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty xuất nhập khẩu khác bên cạnh đó cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ ở các nước Đông Nam Á cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và của Công ty nói riêng. Mặc dù bị ảnh hưởng như vậy, song để phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước, thúc đẩy nền kinh tế phát triển Công ty vẫn không ngừng nhập máy móc vật tư thiết bị.

Năm 2002 có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất vì Công ty có rất nhiều đơn đặt hàng và ký kết nhiều hợp đồng về nhập khẩu máy móc và vật tư giao thông vận tải. Lúc này luồng khủng hoảng tài chính tiền tệ đã tạm thời lắng xuống nên công việc xuất nhập khẩu của Công ty đã không mấy gặp khó khăn mà còn tăng trưởng liên tục.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rõ hoạt động nhập khẩu của Công ty vẫn là chủ yếu, thường chiếm tỷ trọng từ 92% đến 94% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Còn hoạt động xuất khẩu của Công ty chỉ là phần bổ sung cho kế hoạch đa dạng hoá kinh doanh của Công ty nên chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, chỉ từ 5% - 7%.

3. Các hình thức nhập khẩu máy móc, thiết bị chủ yếu của Công ty: 3.1. Nhập khẩu uỷ thác

Nhập khẩu uỷ thác là hình thức nhập khẩu trong đó Công ty đóng vai trò làm trung gian để tiến hành các nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá và máy móc, thiết bị từ các nước khác vào Việt Nam theo yêu cầu của các doanh nghiệp trong nước. Trong hoạt động dịch vụ này, Công ty không cần phải sử dụng vốn của mình và được hưởng một khoản gọi là phí uỷ thác

liên lạc giữa các bên, chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá, và phải thống nhất với bên uỷ thác về các khoản chi phí phát sinh. Nghiệp vụ này không mang lại lợi nhuận cao cho Công ty nhưng nó lại có độ an toàn cao. Trong hợp đồng uỷ thác, Công ty là đơn vị có tính pháp lý với bên bán (bên suất), là đơn vị có quyền khiếu nại, đòi bồi thường (nếu có).

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị của Công ty Xây dựng và Thương mại nước ta.doc (Trang 35 - 38)