Nhập khẩu tự doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị của Công ty Xây dựng và Thương mại nước ta.doc (Trang 38)

- 11 ĐỘI CÔNG TRÌNH

3.2.Nhập khẩu tự doanh

2. Tình hình hoạt động chung của Công ty:

3.2.Nhập khẩu tự doanh

Nhập khẩu tự doanh là hình thức nhập khẩu trong đó Công ty thực hiện từ khâu đầu đến khâu cuối tức là từ việc tìm hiểu thị trường để mua hàng cho đến khi bán được hàng và thu tiền về bằng vốn của chính mình. Với hình thức này thì các đơn vị kinh doanh thuộc Công ty sẽ xem xét các nguồn hàng và tính toán mọi chi phí phát sinh trong quá trình nhập khẩu như: Thuế, tiền kho bãi, tiền vận chuyển, tiền bảo hiểm, phí Ngân hàng và các loại chi phí khác. Đồng thời Công ty cũng phải tính toán giá thành thực tế khi hàng hoá được vận chuyển tới tay người mua, phải tìm được người mua và tính toán giá cả thị trường của mặt hàng đó khi hàng về đến nơi để từ đó có thể thấy được mức độ thắng lợi hay thất bại trong việc nhập khẩu hàng hoá đó. Sau khi xem xét và tính toán toàn bộ quá trình nhập khẩu này sẽ đệ trình phương án kinh doanh cuả mình như đầu tư vào đầu ra, vốn cho quá trình thực hiện và kết quả đạt được lên Ban giám đốc chờ phê duyệt. Và sau khi đồng ý hay không. Nếu không đồng ý, Ban lãnh đạo sẽ đưa ra lý do cụ thể. Còn nếu phương án được chấp nhận, thì phòng ban sẽ tiến hành làm thủ tục nhận vốn từ Công ty và bắt đầu tiến hành nhập khẩu.

Đối với hình thức này các đơn vị kinh doanh được quyền mượn vốn (nếu phương án được phê duyệt) song vẫn phải tính lãi Ngân hàng. Hình thức này ưu tiên hơn các loại hình khác là vốn mà phòng dùng để kinh doanh thì không đòi hỏi phải có thế chấp tài sản mà đã có Công ty đứng ra chịu trách nhiệm. Mặt khác lợi nhuận thu về từ hoạt động này đạt được cao hơn so với thu được từ các hoạt động uỷ thác.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị của Công ty Xây dựng và Thương mại nước ta.doc (Trang 38)