Những giải pháp về vốn trong kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị của Công ty Xây dựng và Thương mại nước ta.doc (Trang 66 - 67)

II. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện nhập khẩu máy móc vật tư thiết bị

5. Những giải pháp về vốn trong kinh doanh

Việc kinh doanh nhập khẩu liên quan trực tiếp đến việc sử dụng ngoại tệ. Ngoài vốn tự có do Nhà nước cấp thì Công ty cần phải tìm kiếm các giải pháp để tạo nguồn vốn cho kinh doanh vì vốn kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh, là tiền đề cho doanh nghiệp tiến hành kinh doanh. Nếu thiếu vốn sẽ không thực hiện được các mục tiêu nhiệm vụ và giảm khả năng cạnh tranh trên thương trường.

Trong thời gian qua các doanh nghiệp phải vay vốn Ngân hàng thương mại để mở rộng sản xuất kinh doanh trong đó có Công ty Xây dựng và Thương mại. Nhưng do phải vay với khối lượng lớn với lãi suất cao 1,1%/tháng tính ra là 12,2%/năm nên Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong hoạch định giá thành và thu lợi nhuận. Để giải quyết những khó khăn này, Công ty nên có chính sách đi vay tín dụng ưu đãi lãi suất thấp, dài hạn từ những nguồn tài chính trong và ngoài nước. Có như vây mới đảm bảo kinh doanh có lãi.

Do sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu nên Công ty phải chú ý đến vấn đề ngoại hối, theo dõi và dự đoán chính xác tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam. Thông thường Công ty tiến hành mua hàng ở nước ngoài bằng ngoại tệ và bán trong nước bằng nội tệ. Khi đã thanh toán xong và bán được hàng thì việc có lãi hay không còn phải xem xét. Do tỷ giá của ngoại tệ luôn biến động nên thực tế tiền lãi vốn có thể lại thành lỗ ở những thời điểm khác nhau. Do vậy Công ty nên duy trì một số vốn bằng ngoại tệ trong vốn dành cho nhập khẩu. Cần tạo hợp đồng ngoại hối trong Ngân hàng mình mở tài khoản điều đó giúp cho Công ty luôn có

Công ty cần phải mềm dẻo, linh hoạt trong quản lý vốn. Mặc dù quy định vòng quay vốn không được quá 90 ngày nhưng đối với một số mặt hàng do thời gian ngắn vận chuyển lâu hay do đặc điểm tiêu thụ chậm nhưng lãi cao hoặc những mặt hàng có tính thời vụ cần dự trữ chờ giá lên mới bán thì Công ty cần linh động gia hạn thời gian hoàn vốn hoặc giảm mức phạt, đền bù để tạo điều kiện cho phương án mang lại hiệu quả cao nhất. Tránh áp đặt nhiều khi gây ra sự cơ nhỡ thời cơ, sự cân nhắc lưỡng lự, không quyết định trong các phương án làm thu hút sự sáng tạo và hiệu quả không cao.

Một vấn đề tồn tại hiện nay của Công ty là vấn đề ứ đọng vốn, do vậy cần có các biện pháp để tăng tốc độ chu chuyển vốn, vòng quay vốn. Các biện pháp cần phải làm là giải quyết tồn kho, ứ đọng hàng hoá, thực hiện mua nhanh bán nhanh, Công ty cần chấn chỉnh công tác đăng ký cho từng kế hoạch và giao kế hoạch một cách cụ thể, kiên quyết cho từng đơn vị trên cơ sở phù hợp với năng lực của từng đơn vị, chấn chỉnh việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, Phòng tham mưu phải thường xuyên đôn đốc nhắc nhở các đơn vị báo cáo giải quyết những vật tồn kho ứ đọng, khai thác ngành hàng và thị trường ngay ở khu vực.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị của Công ty Xây dựng và Thương mại nước ta.doc (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w