0
Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

HOÀN THIỆN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM KHOÁ CỦA CÔNG TY KHOÁ MINH KHAI.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM KHOÁ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁ MINH KHAI.DOCX (Trang 52 -57 )

Một công ty không nhất thiết phải theo đuổi các cơ hội tốt nhất mà có thể thay vào đó là tạo dụng khả năng phát triển lợi thế cạnh tranh bằng cách tìm hiểu mức độ phù hợp giữa các điểm mạnh của mình và cơ hội sắp đến. Trong một số trường hợp, công ty có thể khắc phục điểm yếu của mình để giành được những cơ hội hấp dẫn.

Nghiên cứu môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp là một phần quan trọng trong quá trình hoạch định chiến lược. Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ. Các yếu tố hoàn cảnh bên trong của một doanh nghiệp thường được coi là các điểm mạnh (S – Strengths) hay điểm yếu (W - Weaknesses) và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp được coi là cơ hội (O – Opportunities) và Nguy cơ (T – Theats).

1. Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm Khoá Minh Khai trên cơ sở phân tích ma trận SWOT. cơ sở phân tích ma trận SWOT.

Strengths - Thế mạnh

- Sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. - Công ty có truyền thống trong việc sản xuất kinh doanh sản phẩm khoá và thương hiệu Khoá Minh Khai được

Weaknesses - Điểm yếu

- Chưa chủ động tạo được nguồn nguyên phụ liệu trong nước phù hợp yêu cầu sản xuất.

khách hàng trong nước đánh giá cao. - Chất lượng sản phẩm của công ty được khách hàng đánh giá cao, các tiêu chuẩn về ISO được Công ty áp dụng chặt chẽ và đúng quy cách

- Công ty luôn chú trọng đến vấn đề nhân sự, luôn động viên, khuyến khích kịp thời những người có năng lực, trình độ chuyên môn, tay nghề cao để có thể phát huy hết khả năng của mình trong quá trình kinh doanh

trong việc đột phá thị trường mới. Mẫu mã sản phẩm hạn chế, không có nhiều mẫu sản phẩm mang tính cạnh tranh. - Việc đào tạo còn hạn chế đặc biệt đối với quản lý chuyên ngành

- Thu nhập của doanh nghiệp chủ yếu dựa trên phú gia công vì thế hạn chế lợi nhuận và khả năng tăng vốn.

- Thương hiệu chưa được phát triển rộng rãi ra nước ngoài và chủng loại sản phẩm còn hạn chế.

- Thiếu chiến lược xây dựng cho sản phẩm chủ lực, chủng loại hàng có sự dàn trải.

- Doanh nghiệp còn chưa hiểu biết về nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài. Thị trường trong nước còn để ngỏ đối với những thị trường ngách.

- Chính sách giá chưa ổn định và mang tính bị động, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ, lạc hậu.

Opportunities – Cơ hội

- Việt nam đã tham gia vào các tổ chức hợp tác khu vực và trên thế giới như ASEAN, APEC và gần đây nhất là tham gia vào WTO.

- Nhu cầu về khoá trên thị trường còn rất lớn và có xu hướng tăng lên do có nhiều nhà đầu tư muốn đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng vào Việt nam.

- Cơ hội nâng cao hiệu quả và kỹ năng tiếp thị đối với sản phẩm khoá.

- Độ co dãn về thu nhập lớn cho thấy nhu cầu thuận lợi đối với xuất khẩu và đối với việc xâm nhập vào thị trường ngoài nước.

- Tỷ giá hối đoái thực tế của VND trên một số thị trường đang yếu đi làm tăng khả năng xuất khẩu hang vào các thị trường đó.

- Quá trình chuyển giao công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.

Threats – Nguy cơ, thách thức

- Tính khốc liệt trong cạnh tranh ở tất cả các thị trường đang tăng.

- AFTA sẽ giảm các hang rào thương mai ở Châu Á và khuyến khích cạnh trung khu vực.

- Giá nhân công ở một số nước trong khu vực rẻ hơn như Indonexia, Bangladesh.

- Chi phí cho các dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng cao: cước phú điện thoại, dịch vụ viễn thông, giá điện nước…

- Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO khiến cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhảy vào Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh, cạnh tranh ngày càng khốc liệt đặc biệt là các doanh nghiệp Trung Quốc hay của Italya.

- Những đối xử bất công của những nước công nghiệp phát triển với những nước đang phát triển trong trao đổi thương mại quốc tế

Trên cấp độ ngành thì khả năng cạnh tranh của sản phẩm Khoá Minh Khai chủ yếu được tạo ra bởi uy tín của sản phẩm. Đây là sản phẩm có mặt trên thị trường từ khá lâu, trên 33 năm nên những khách hàng sử dụng sản phẩm đều là những khách hàng quen thuộc hay trung thành với thương hiệu của Khóa Minh Khai. Một phần cũng là do mức giá của sản phẩm phù hợp với mức tiêu dùng của người dân Việt Nam. Một thuận lợi cho hàng xuất khẩu nói chung và cho việc xuất khẩu các sản phẩm cơ khí nói riêng là đồng tiền Việt nam có xu hướng yếu đi trên các thị trường, điều này tạo điều kiện cho việc cạnh tranh về giá.

Ở cấp độ doanh nghiệp và sản phẩm thì khả năng cạnh tranh của các sản phẩm cơ khí nói chung và sản phẩm khoá nói riêng là rất thấp, do doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu, đa đạng hóa về mẫu mã sản phẩm cũng như màu sắc cho sản phẩm, chưa chú trọng đến khâu thiết kế sản phẩm.

Cũng cần nhấn mạnh rằng, một số điểm mạnh của doanh nghiệp cũng như các cơ hội mà công ty có thể tận dụng được hiện nay chỉ mang tính tạm thời, trong tương lai có thể không còn hoặc biến thành nguy cơ.

Trên cơ sở phân tích các yếu tố trong ma trận, căn cứ vào mục tiêu, phương hướng phát triển kinh doanh và các nguồn lực của mình, ta có thể thiết lập các kết hợp.

- Cơ hội với điểm mạnh (SO): Sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm khai thác cơ hội.

- Cơ hội với điểm yếu (OW): Sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm đối phó với những nguy cơ.

- Đe doạ với điểm mạnh (TS): Tranh thủ các cơ hội nhằm khắc phục các điểm yếu.

- Đe doạ với điểm yếu (TW): Giảm thiểu các mặt yếu của mình và tránh được nguy cơ.

2. Ứng dụng ma trận SWOT để hình thành chiến lược sản phẩm.

PA1: (S2,S3 – O2,O3). Thực thi chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm.Công ty chủ động dựa trên lợi thế sẵn có là truyền thống sản xuất, có uy tín trên thị trường cũng như đối với khách hàng cùng với chất lượng sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn ISO. Trong khi đó nhu cầu thị trường ngày càng cao nên Công ty cần tranh thủ để khẳng định vị thế đối với sản phẩm khoá của mình trên thị trường.

PA2: (S1,S4 – O1,O3,O6). Chiến lược đổi mới công nghệ. Nâng cao năng lực sản xuất và năng lực quản lý. Công ty nên tranh thủ quá trình hội nhập nền kinh tế, tranh thủ các điều kiện và cơ hội do nhà nước tạo ra để thị hút nguồn vốn đầu tư công nghệ, cải tiến công nghệ hiện tại trong công ty giúp cho việc nâng cao năng suất lao động cũng như giảm giá thành sản phẩm, tận dụng triệt để cơ hội để cải tiến sản phẩm. Cùng với đó là các điều kiện thuận lợi cho Công ty mở rộng thị trường của mình không chỉ trong nước mà cả thị trường quốc tế. Một yếu tố khác cần thực hiện cho chiến lược này đó là, ngoài việc hiện đại hoá công nghệ thì điều quan trọng là phải nâng cao tay nghề và kỹ năng của công nhân để nâng cao năng suất lao động ngành.

PA3: (T1,T2,T4 – S2,S3). Chiến lược chiếm lĩnh thị trường. Đẩy mạnh nghiên cứu các thị trường trọng điểm, các thị trường ngách, vì khả năng các doanh nghiệp Việt Nam giữ và tăng thị phần ở các thị trường trọng điểm và truyền thống là rất thấp. Công ty nên tập trung thoả mãn khách hàng hiện tại, đồng thời không ngừng làm công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mới tới khách hàng tiềm năng của Công ty nhằm thu hút thêm khách hàng mới. Thực

hiện công tác kiểm soát chi phí chặt chẽ đặc biệt là sử dụng các nguồn nguyên liệu trong nước để giảm bớt chi phí do mua nguyên liệu từ nước ngoài.

PA4: (W5, W2 – T5). Làm tốt công tác đào tạo các nhà thiết kế mẫu sản phẩm may có trình độ quốc tế để có thể sáng tạo và chủ động tạo ra các sản phẩm mới, đa dạng, có tính khác biệt và hẫp dẫn người tiêu dùng, tránh thụ động làm theo các đơn đặt hàng của các hang lớn ở các nước hoặc bắt chước mẫu của người khác. Một hạn chế lớn của Khoá Minh Khai là thường làm theo kiểu dáng của các sản phẩm mà các doanh nghiệp đã làm hoặc của các doanh nghiệp nước ngoài, ít có tính sáng tạo và độc đáo.

PA5: (W1 - O6). Chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước thay thế cho những nguyên liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài, đồng thời nghiên cứu tìm kiếm những loại nguyên liệu mới có tính năng tương tự nhưng dễ tìm kiếm và giá rẻ hơn so với các loại nguyên liệu hiện tại.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM KHOÁ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁ MINH KHAI.DOCX (Trang 52 -57 )

×