L. S: Cảm biến áp suất dầu bôi trơn thấp.
a/ Giới thiệu phân tử.( Sơ đồ 22 SKELETON DIGRAM FOR DECK CRANE ):
3.3.2 Hệ thống đèn hành trình 1>Khái quát chung về hệ thống
1>Khái quát chung về hệ thống
a/ Khái niệm:
Đèn hành trình là hệ thống thông tin bằng đèn trong các chế độ hoạt động của tàu và đảm bảo tính an toàn cho con tàu cũng như tính mạng của con người.
b/ Yêu cầu:
- Hệ thống hoạt động một cách tin cậy và chắc chắn ổn định.
- Hệ thống phải được cấp điện bằng hai nguồn độc lập và phải là hệ thống kép.
- Hệ thống phải kín nước, chịu được rung lắc và chống cháy nổ, làm việc tốt trong mọi điều kiện thời tiết.
- Hệ thống phải có hệ thống giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ
2>.Hệ thống đèn hành trình tàu 22.500T
a/ Giới thiệu phần tử:
*/SHEET NO.15: Vị trí đặt bảng điều khiển của hệ thống trên buồng lái. */SHEET NO.16:
- SWO: Công tắc cấp nguồn cho hệ thống.
- AC 220V Main Source: Nguồn chính 220V AC lấy từ bảng điện chính. - AC 220V Emerg Source: Nguồn sự cố 220V AC lấy từ bảng điện sự cố. - PBT (Emerg. Source Test): Nút thử nguồn sự cố.
- MCX: Rơle khống chế nguồn của chuông BZX, đèn WLM, WLE, WLF
- MC1: Rơle khống chế nguồn từ bảng điện chính và nguồn từ bảng điện sự cố không được cấp cùng một lúc cho hệ thống đèn hành trình, nếu nguồn chính có điện thì
nguồn sự cố bị ngắt ra bởi rơle MC1. - SS1→SS9: Công tắc chọn đèn số 1 hoặc số 2.
- RY1→RY9: Các rơle dòng điện cảm biến với tình trạng hoạt động của từng bóng đèn
+Rơle RY1: Cảm biến với tình trạng cho đèn cột trước. +Rơle RY2: Cảm biến với tình trạng cho đèn cột Rada. +Rơle RY3: Cảm biến với tình trạng cho đèn mạn phải. +Rơle RY4: Cảm biến với tình trạng cho đèn mạn trái. +Rơle RY5: Cảm biến với tình trạng cho đèn sau lái. +Rơle RY6: Cảm biến với tình trạng cho đèn neo phía lái. +Rơle RY7: Cảm biến với tình trạng cho đèn neo phía mũi. - F01, F02: Các cầu chì loại 20A bảo vệ ngắn mạch cho toàn mạch. - F03: Cầu chì loại 10A bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển. - F11, F12…F71, F72: Cầu chì loại 3A bảo vệ ngắn mạch cho các đèn. - MAST LIGHT(FORE MAST): Đèn cột trước (2 bóng 60W màu trắng) - MAST LIGHT(AFT): Đèn cột Rada(2 bóng 60W màu trắng)(4-B)L2W - SIDE LIGHT(STBD): Đèn mạn phải (2 bóng 60W màu xanh)(4-B)L3R - SIDE LIGHT(PORT): Đèn mạn trái (2 bóng 60W màu đỏ)(5-B)L4R - STERN LIGHT: Đèn sau lái (2 bóng 40W màu trắng).
- ANCHOR LIGHT(A-DK.AFT): Đèn neo phía lái (2 bóng trắng 40W) - ANCHOR LIGHT(FORE MAST): Đèn neo mũi (hai bóng trắng 40W)
*/SHEET NO.17 :
- WLM: Đèn màu trắng báo nguồn chính. - WLE: Đèn báo nguồn sự cố.
- RLF: Đèn màu đỏ báo nguồn chính bị hỏng. - DM: Chiết áp điều chỉnh độ sáng của đèn tín hiệu. - PBZ: Nút ấn tắt chuông.
- BZX: Rơ le điều khiển tắt chuông. - PBLT: Nút ấn thử chuông, đèn. - BZ1: Chuông báo sự cố.
- L1→L7: Các đèn tín hiệu đặt trong bảng điều khiển ở buồng lái. +L1W: Báo đèn cột trước sang (trắng)
+L2W: Báo đèn cột Rada(trắng) +L3G: Báo đèn mạn phải sang(xanh) +L4R: Báo đèn mạn trái sang(đỏ) +L5W: Báo đèn sau lái sang(trắng) +L6W: Báo đèn neo phía lái sang(trắng)
b/ Nguyên lý hoạt động:
- Chuyển contact SWO (4B, SH.16) sang vị trí ON. - Các relay MCX, MC1 có điện.
+ Relay MC1 có điện sẽ đóng tiếp điểm bên trên cấp điện cho hệ thống đèn hành trình từ nguồn chính, đồng thời mở tiếp điểm bên dưới khoá nguồn sự cố.
+ Khi relay MCX có điện sẽ đóng tiếp điểm MCX(1B, SH.17) cấp điện cho đèn WLM sáng báo nguồn (nguồn chính).
- Contact SS chọn hệ thống đèn No.1 hay No.2 được bật.
+ Giả sử muốn đèn cột trước MAST LIGHT (FORE MAST) số 1 sáng ta bật công tắc SS1 (1A, SH.16) sang vị trí No.1. Khi đó relay RY1 có điện, mở tiếp điểm thường đóng (3-B, SH.17) làm cho đèn báo L1W mất điện; đèn L1W chỉ sáng khi relay RY1 mất điện (đèn hành trình gặp sự cố, đứt dây tóc) để báo đèn MASTER LIGHT (FORE MAST) gặp sự cố.
+Các đèn khác cũng hoạt động tương tự.
- Khi đang hoạt động mà mất nguồn chính thì relay MCX, MC1 sẽ mất điện.Khi đó relay MC1 sẽ đóng tiếp điểm dưới sẵn sàng cấp nguồn sự cố và nhả tiếp điểm trên khoá nguồn chính. Các đèn hành trình vẫn sáng như khi có nguồn chính vì hệ thống không có bảo vệ “0”. Relay MCX mất điện
+Tiếp điểm MCX (8A, SH.17) đóng cấp nguồn cho chuông BZ1 kêu báo mất nguồn chính.
+ Tiếp điểm MCX(1B, SH.17) mở, cắt nguồn đèn WLM.
+ Tiếp điểm MCX(1B, SH.17) đóng cấp nguồn cho các đèn WLE và RLE sáng báo đã đóng nguồn sự cố và mất nguồn chính.
+Tiếp điểm MCX(1A,SHEET NO.17) đóng lại sẵn sàng cấp nguồn cho relay BZX.
Muốn tắt chuông báo động thì ấn nút PBZ (1A, SH.17), relay BZX có điện đóng tiếp điểm BZX (1A, SH.17) tự nuôi và mở tiếp điểm BZX (8A, SH.17), cắt nguồn chuông BZ1, chuông BZ1 ngừng kêu (đèn RLF báo mất nguồn chính vẫn sáng).
- Nút PBT(4B, SH.20) kiểm tra nguồn sự cố có hoạt động hay không. Khi đó các relay MCX và MC1 bị mất điện và sẽ có tác động như khi mất nguồn chính ở trên.
- Muốn thử đèn và chuông ta ấn nút PBLT(9A, SH.17), các đèn WLM, WLE, RLF sẽ sáng, chuông BZ1 kêu.
- Hệ thống chỉ có bảo vệ ngắn mạch bằng các cầu chì F.