Khái niệm cấu trúc vốn động

Một phần của tài liệu Ứng dụng cấu trúc vốn động trong việc xác định cấu trúc vốn hợp lý của các công ty cổ phần tại Việt Nam.pdf (Trang 27 - 29)

Có khá nhiều thuyết nói về sự lựa chọn cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp. Ví dụ, Modigliani và Miller (1958) đã cho rằng trong thế giới hoàn hảo có đầy đủ thông tin cho nhà đầu tư, không thuế và không chi phí giao dịch, giá trị doanh nghiệp và đặc biệt là giá cổ phần được quyết định mà không cần xem xét đến giá trị cấu trúc vốn. Vì vậy đòn bẩy sẽđộc lập với giá trị doanh nghiệp. Trong mô hình đánh đổi cấu trúc vốn, các doanh nghiệp quyết định đòn bẩy tối ưu bằng cách so sánh chi phí và lợi ích của việc phát hành thêm nợ. Tuy nhiên việc xem xét các chi phí phá sản và chi phí đại diện sẽ sửa đổi các giả thuyết của MM (1958). Ví dụ, với sự tồn tại của bất cân xứng thông tin, lợi nhuận giữ lại và nợ sẽđược xem là công cụ tài trợ tốt hơn vốn cổ phần,

đặc biệt khi vốn cổ phần bịđịnh dưới giá.

Để đưa ra cấu trúc vốn tối ưu, khái niệm tỷ lệ nợ mục tiêu đóng vai trò quan trọng trong nhiều thuyết của cấu trúc vốn tối ưu. Trong trường hợp tối ưu, đòn bẩy doanh nghiệp bằng với đòn bẩy mục tiêu. Tuy nhiên, có nhiều tranh cãi rẳng liệu cấu trúc vốn mục tiêu có hữu ích hay không.Ví dụ, bài nghiên cứu gần đây của Fama và French (2002) chỉ ra rằng các cấu trúc vốn của doanh nghiệp di chuyển chậm về phía cấu trúc vốn mục tiêu, và một vài bài nghiên cứu đưa ra kết quả rằng thu nhập và giá chứng khóan thay đổi làm cấu trúc vốn thay đổi và chỉ đảo lại từ từ. Vì vậy, trong thực tế, doanh nghiệp có thể chọn cách không điều chỉnh về đòn bẩy mục tiêu ngay lập tức. Điều này xảy ra khi chi phí điều chỉnh quá cao hay hệ thống tài chính không thể đáp ứng nhu cầu tài trợ của doanh nghiệp. Đòn bẩy thực sự sau đó có thể điều chỉnh một phần về phía tỷ lệ mục tiêu.

Để giải quyết vấn đề này chúng tôi phát triển và hiệu chỉnh mô hình cấu trúc vốn động mà cho phép định lượng lợi ích và chi phí của việc điều chỉnh liên quan tới cả hai khả năng di chuyển về phía cấu trúc vốn mục tiêu và di chuyển ra xa cấu trúc vốn mục tiêu. Mô hình này cho phép kiểm định cấu trúc vốn mục tiêu xác định như thế

Mô hình cấu trúc vốn động dựa trên ý tưởng là doanh nghiệp không thể đạt được tỷ lệ nợ mục tiêu của họ ngay lập tức, thay vào đó, các doanh nghiệp điều chỉnh nợ- vốn cổ phần theo thời gian. Vì vậy, tại các khoảng thời gian doanh nghiệp sử dụng

đòn bẩy tại thởi điểm quá khứ và tỷ lệđòn bẩy mục tiêu đểđưa ra tỷ lệđòn bẩy mong

đợi trong khoảng thời gian tiếp theo.

Như các mô hình cấu trúc vốn động trước đây, bài phân tích của chúng tôi nhấn mạnh vai trò của chi phí tài trợ bên ngoài ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy theo thời gian. Bởi vì điều kiện thị trường, các doanh nghiệp không thể giữ tỷ lệ đòn bẩy mục tiêu của họ vào tất cả các thời điểm. Kết quả là, đòn bẩy không thể diễn tả một cách tốt nhất bằng một con số, mục tiêu cố định, mà bằng toàn bộ sự phân phối của nó – bao gồm đòn bẩy mục tiêu và những mức tái tài trợ có thể thực hiện.

Có khá ít thuyết về mô hình cấu trúc vốn động, và chủ yếu tập trung vào việc tính chi phí giao dịch của tiến trình điều chỉnh. Ví dụ, Fischer, Heinkel và Zechner (1989) chỉ ra rằng ngay cả khi chi phí tái cấu trúc vốn nhỏ cũng có thể làm cho tỷ lệ nợ của doanh nghiệp giao đông mạnh theo thời gian. Một vấn đề thường xuyên tồn tại trong các thuyết cũng như thực nghiệm đó là chi phí giao dịch và bất hoàn hảo của thị

trường làm cho đòn bẩy của doanh nghiệp trên mức tối ưu hay dưới mức tối ưu. Trong trường hợp này, điều quan trọng là phải xem xét khoảng cách mà doanh nghiệp chệch khỏi cấu trúc vốn tối ưu và nếu có thì cái gì yếu tố quyết định việc điều chình cấu trúc vốn. Đây là vấn đề thường gặp trong thuyết cấu trúc vốn động.

Cũng như các thuyết tài chính khác, mô hình cấu trúc vốn động đưa ra hai giảđịnh

đó là:

ƒ Trạng thái đòn bẩy theo thuyết đánh đổi cấu trúc vốn phải cho phép tỷ lệ nợ

mục tiêu của mỗi doanh nghiệp biến đổi theo thời gian.

ƒ Sự chêch hướng khỏi đòn bẩy mục tiêu không cần phải bù đắp một cách nhanh chóng.

Hai yêu cầu này được thỏa mãn trong mô hình với sựđiều chỉnh một phần về tỷ lệ đòn bẩy mục tiêu mà phụ thuộc vào những đặc trưng riêng của công ty.

Một phần của tài liệu Ứng dụng cấu trúc vốn động trong việc xác định cấu trúc vốn hợp lý của các công ty cổ phần tại Việt Nam.pdf (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)