Ngành Hàng hóa – Dịch vụ tiêu dùng

Một phần của tài liệu Ứng dụng cấu trúc vốn động trong việc xác định cấu trúc vốn hợp lý của các công ty cổ phần tại Việt Nam.pdf (Trang 51 - 52)

Ngành hàng hóa dịch vụ tiêu dùng là ngành có chu kỳ kinh doanh ngắn nên cần nhiều vốn ngắn hạn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Qua thống kê , ta thấy chỉ số Nợ dài hạn/ Tài Sản khá thấp, nhỏ hơn 5% trong khi nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ

lại như năm 2005, đặc biệt ngành đã bắt đầu tăng việc sử dụng nguồn tài trợ từ nợ dài hạn, với tỷ lệ nợ dài hạn là 4.61% vào năm 2005 tăng lên 6.85% vào năm 2009.

Bảng 10 : Cấu trúc vốn ngành hàng hóa dịch vụ tiêu dùng 2005 2006 2007 2008 2009 Nợ dài hạn/ TTS 4.61% 3.67% 3.79% 5.16% 6.85% Vốn cổ phần / TTS 38.44% 49.52% 55.68% 51.79% 49.45% Nợ ngắn hạn / TTS 29.26% 27.36% 23.24% 23.55% 22.47% TSCĐ hữu hình / TTS 18.71% 21.14% 15.38% 16.8% 15.74% Nguồn: nhóm nghiên cứu tự tổng hợp

Vốn cổ phần vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các nhân tố khác. Tuy nhiên, xét tỷ số Vốn cổ phần / tổng tài sản, ngành này thấp hơn so với mặt bằng chung (dao động từ 38,44%-55,68%). Đặc biệt năm 2005 chỉ có 38,44%.

Tỷ số TSCĐ/TS của ngành dao động từ 15,38%-21,14%. Tuy nhiên đối với ngành dịch vụ thì Tài sản cốđịnh hữu hình lại thấp hơn so với các ngành khác . Nguyên nhân chính là do đặc thù của ngành. Vì chuyên về lĩnh vực tiêu dùng và dịch vụ, do đó nhu cầu về tài sản cốđịnh thấp hơn so với các ngành sản xuất, xây dựng, dầu khí…

Như vậy, vốn cổ phần vẫn là nguồn tài trợ chính, nhưng việc sử dụng nợ dài hạn trong ngành đã bắt đầu được chú trọng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng cấu trúc vốn động trong việc xác định cấu trúc vốn hợp lý của các công ty cổ phần tại Việt Nam.pdf (Trang 51 - 52)